intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn đội tuyển Quốc gia môn Sinh học năm 2022-2023 có đáp án (Vòng 1) - Sở GD&ĐT Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là "Đề thi chọn đội tuyển Quốc gia môn Sinh học năm 2022-2023 có đáp án (Vòng 1) - Sở GD&ĐT Quảng Bình" dành cho các em học sinh lớp 12 và ôn thi khảo sát chất lượng môn Sinh học sắp tới, việc tham khảo đề thi này giúp các bạn củng cố kiến thức luyện thi một cách hiệu quả. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn đội tuyển Quốc gia môn Sinh học năm 2022-2023 có đáp án (Vòng 1) - Sở GD&ĐT Quảng Bình

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN  DỰ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA  ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2022 ­ 2023 Khóa ngày 20 tháng 9 năm 2022 Môn thi: SINH HỌC BÀI THI THỨ NHẤT SỐ BÁO DANH:…………… Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm có 05 trang va 11̀  câu  Phần 1. (3,5 điểm) SINH HỌC TẾ BÀO. Câu 1. (1,5 điểm)  Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư được dùng phổ biến trong y tế: (1) Thuốc taxol: ngăn cản sự giải trùng hợp vi ống. (2) Thuốc viblastin: ngăn cản sự tập hợp vi ống. (3) Thuốc cytochalasin B: ức chế chức năng của actin. (4) Xạ trị nhờ bức xạ ion hóa. a. Hãy giải thích cơ chế tác động của mỗi phương pháp trên. b. Mỗi loại thuốc (1), (2), (3) làm tế bào dừng lại ở kỳ nào của nguyên phân? Giải thích. c.  Hãy giải thích tại sao tất cả  phương pháp trên đều gây tác dụng phụ  và các triệu chứng phụ  thường gặp nhất gồm: rụng tóc, dễ nôn mửa, nhiễm trùng? Câu 2. (2,0 điểm)  Quá trình phân giải hiếu khí phân tử  glucose được chia thành ba giai đoạn: đường phân, chu trình   Krebs và chuỗi chuyền electron. Hình 2.1 mô tả  chuỗi chuyền electron và tổng hợp ATP theo cơ  chế  hóa thẩm và hình 2.2 mô tả tác động của chất ức chế đến chuỗi chuyền điện tử.        Hình 2.2                                       Hình 2.1 a. Hãy chú thích các kí hiệu (1), (2), (3), (4), (5) ở hình 2.1. b. Hãy giải thích quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm trong hô hấp. c. Một số chất có thể ức chế chuỗi chuyền điện tử và ATP synthase trong hô hấp tế bào (Hình 2.2).  Dưới đây là tác động của một số chất độc: ­ Cyanide: chất ức chế cạnh tranh với O2, bám vào trung tâm của cytochrome c oxidase. ­ Oligomycin: ức chế tiểu phần F0 của ATP synthase. ­ 2,4 ­ DNP: giảm chênh lệch nồng độ proton hai bên màng trong ti thể.       Hãy cho biết các kí hiệu X, Y có thể là những chất nào? Giải thích. Phần 2. (3,0 điểm) SINH HỌC VI SINH VẬT. Câu 3. (1,5 điểm)  a. Người ta cho vi khuẩn Clostrium tetani vào 4  ống nghiệm, trong mỗi  ống nghiệm có các thành  phần như sau:  Trang 1/5
  2. Ống 1: môi trường cơ bản. Ống 2: môi trường cơ bản + riboflavin (vit B12). Ống 3: môi trường cơ bản + riboflavin + axit lipoic. Ống 4: môi trường cơ bản + riboflavin + axit lipoic + NaClO. Trong điều kiện nhiệt độ  thích hợp, sau một thời gian thấy  ống 3 trở nên đục, còn ống 1, 2, 4 thì  vẫn trong suốt. Hãy cho biết: (1) Vi khuẩn Clostrium tetani thuộc loại vi khuẩn gì? (2) Vai trò của riboflavin, axit lipoic và NaClO đối với vi khuẩn Clostrium tetani. b. Để nghiên cứu kiểu hô hấp của 3 loại vi khuẩn A, B, C   người ta đưa chúng vào các  ống nghiệm không đậy nắp với   môi trường nuôi cấy phù hợp, vô trùng. Sau 48 giờ, người ta   quan sát thấy sự sinh trưởng của vi sinh vật thể hiện như  ở  hình 3. (1) Hãy xác định kiểu hô hấp của mỗi loại vi khuẩn A, B,   C. (2) Giải  thích vì sao vi khuẩn C không phát triển  ở  phần   Hình 3 trên ống nghiệm, trong khi vi khuẩn A và B lại phát triển ở đó?  Câu 4. (1,5 điểm)  Virus   Z   gây   hội   chứng   viêm   đường   hô  hấp  ở  người  có vật chất di truyền là ARN  (+). Để  kiểm tra giả thuyết cho rằng sự lây   nhiễm của virus Z xảy ra thông qua sự  bám   đặc hiệu vào thụ  thể  X, người ta tiến hành  thí nghiệm trên một số dòng tế bào có hoặc  không biểu hiện thụ thể này, sau đó theo dõi  sự  xâm nhập của virus. Sự  có mặt của thụ  thể  X và vỏ  ngoài của virus được phát hiện  lần lượt qua kháng thể gắn huỳnh quang màu  Bảng 4 xanh lục và đỏ. Kết quả thí nghiệm được thể  hiện ở bảng 4.  Hãy cho biết: a. Virus lây nhiễm được vào những dòng tế bào nào? Giải thích. b. Kết quả thu được có ủng hộ giả thuyết X là thụ thể của virus không? Giải thích. c. Gần đây, thuốc rememdesivir ­ có bản chất tương tự nucleotide nhưng không có đầu 3’­OH đang   được phát triển và thử nghiệm trong điều trị virus Z cũng như nhiều loại virus ARN khác. (1) Hãy giải thích cơ chế tác động của thuốc. (2) Đặc điểm nào ở các virus ARN nói chung làm thuốc có hiệu quả cao? Đặc điểm đó đem lại ưu   thế gì cho virus? Giải thích. Phần 3. (5,5 điểm) SINH HỌC THỰC VẬT.  Câu 5. (1,5 điểm)  a.  Hình  5A  minh   họa   một   giai   đoạn  của quá trình quang hợp  ở  thực vật. Hãy  cho biết đây là giai đoạn nào và vai trò  của nó?          b.  Sử  dụng thuốc diệt cỏ  là việc khá  phổ biến trong nền nông nghiệp hiện đại.  Chất   DCMU   (diuron)   và   chất   Paraquat  (Hình 5B) là hai thuốc diệt cỏ lần lượt tác  Trang 2/5 Hình 5
  3. động ức chế lên quá trình quang hợp tại vị trí (1) và (2). Hãy cho biết các sản phẩm của giai đoạn này bị  thay đổi như thế nào dưới tác động của DCMU và Paraquat?  Câu 6. (2,0 điểm)  a. Mối quan hệ giữa cường độ quang hợp, cường độ ánh sáng và nhiệt độ được minh họa ở hình  6 (A  và B). Trong đó, cường độ quang hợp được tính theo hàm lượng CO2 cây hấp thụ (đo tại thời điểm hấp  thụ).  Hình 6 Hãy cho biết:  (1) Trong giới hạn nhiệt độ từ 15oC đến 25oC, I0 có thể trùng với điểm 0 không? Giải thích. (2) Đường cong (1), (2) và (3) tương ứng với cường độ quang hợp của nhóm thực vật nào trong các   thực vật C3, C4 và CAM? Giải thích. b. Khi nghiên cứu về hô hấp sáng ở thực vật, hãy cho biết:  (1) Trong điều kiện nào và ở loại thực vật nào thì hô hấp sáng có thể xảy ra? Giải thích.  (2) Nếu khí hậu trong một vùng địa lí tiếp tục trở nên nóng và khô hơn thì thành phần của các loại  thực vật (C3 , C4 và CAM) ở vùng đó sẽ thay đổi như thế nào?  Câu 7. (2,0 điểm)  Đồi cát ven biển là một trong những nơi nắng nóng  và khô hạn, không thuận lợi cho nhiều loài sinh vật   sinh sống. Một thí nghiệm đượ c tiến hành nhằm tìm  hiểu đáp  ứng của hai loài cỏ  (D và E) trong điều kiện   khô hạn nhân tạo, trong đó mỗi cây đượ c trồng riêng  rẽ   trong   các   ống   cao   chứa   cát   với   điều   kiện   thí  Hình 7A nghiệm như nhau. Theo dõi khối lượng trung bình của  rễ  (Hình 7A) và thế  nước  ở  lá (Hình 7B) của hai loài   trong 20  ngày không tưới nước. Kết quả  cho thấy lớp   cát sâu nhất trong các ống thí nghiệm chỉ tìm thấy rễ của  loài D. a. Hãy phân tích sự  biến đổi khối lượng rễ  và thế  nướ c ở lá của hai loài cỏ D và E khi không tướ i nướ c.   Hình 7B Sự  thay đổi thế  nước  ở  lá cây có liên quan như  thế  nào tới sự sinh trưởng của rễ ở hai loài này? b. Loài nào thích nghi tốt hơn với  điều kiện sống  ở  đồi cát ven biển? Rễ của loài đó có đặc điểm sinh trưởng   gì để thích nghi với điều kiện sống như vậy? Phần 4. (8,0 điểm) SINH HỌC ĐỘNG VẬT. Câu 8. (2,5 điểm) Trang 3/5 Hình 3.3 B Hình 8.1
  4. Mối quan hệ  giữa thể  tích và áp lực máu của tâm thất trái trong một chu kỳ  tim  ở  người trường  thành bình thường được thể hiện ở hình 8.1 (các giai đoạn được giới hạn bởi dấu chấm “●”).  Hãy trả  lời các câu hỏi sau:  a. Mỗi điểm A, B, C, D là tương  ứng với mỗi mô tả  nào sau đây: (1) van bán nguyệt mở, (2) van   nhĩ thất đóng, (3) van bán nguyệt đóng, (4) van nhĩ thất mở? Giải thích. b. Điểm nào thể hiện thể tích cuối tâm trương và thể tích cuối tâm thu? Giải thích. c. So với người bình thường: ­ Khi máu về tim nhiều hơn, khoảng cách ngắn nhất  (đường thẳng nối hai điểm) từ A’ đến B thay   đổi như thế nào? Giải thích.                                                                                     ­ Ở người bị hẹp van hai lá thì độ cao đoạn BC thay đổi như thế nào? Giải thích. d. Cho 4 dạng dị tật tim bẩm sinh (1 ­ 4) ở hình 8.2: Hình 8.2 ­ Hãy nêu tên gọi tương ứng với 4 dạng dị tật đó.  ­ Trong các dạng dị tật tim bẩm sinh nêu trên, dạng nào có biểu hiện tim đập nhanh, huyết áp tăng,  thở gấp? Giải thích. Câu 9. (2,5 điểm)  a.  Khi  nghiên cứu đánh giá mức  ảnh hưởng theo lứa tuổi của 3 loại hoocmon X, Y, Z  đến sinh   trưởng của trẻ em nam, kết quả cho thấy mỗi hoocmon có mức ảnh hưởng đến sinh trưởng khác nhau   và phụ thuộc vào độ  tuổi của trẻ. Số liệu trong bảng sau  thể  hiện tỉ lệ  % mức  ảnh hưởng đến sinh  trưởng của mỗi loại hoocmon  ở độ  tuổi nhất định so với mức ảnh hưởng cực đại (100%) của chính  hoocmon đó đối với trẻ em nam từ độ tuổi 1 đến 20. Tuổi (năm) 1 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Hoocmon X 30% 88% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 75% 50% 10% Hoocmon Y 1% 1% 1% 10% 40% 80% 100% 100% 80% 30% 10% Hoocmon Z 100% 100% 94% 78% 67% 56% 44% 33% 22% 11% 3% Hãy trả lời các câu hỏi sau: (1) X, Y, Z tương ứng với hoocmon nào sau đây: GH, tiroxin, testosteron. Giải thích? (2) So với người bình thường khoẻ  mạnh, trẻ  nam 15  tuổi bị  nhược năng tuyến  yên (giảm khả  năng tiết các hoocmon tuyến yên) có hàm   lượng   của     hoocmon   X,  Y, Z tăng, giảm hay không đổi? Giải thích. b. Hình 9 biểu thị sự biến đổi hoocmon và phát triển của  nang trứng trong một chu  kỳ  sinh dục  ở  phụ  nữ. Biết rằng P, Q là 2 trong 3 loại  hoocmon:   LH,   ơstrogen,  progesteron. Hãy cho biết:  (1) Nồng độ trung bình của hoocmon Q  ở người phụ nữ  tại   thời   điểm   sau   mãn  Trang 4/5 Hình 9
  5. kinh cao hơn hay thấp hơn so với thời điểm người đó đang trong độ tuổi sinh sản? Giải thích. (2) Nồng độ  trung bình của hoocmon P  ở  người phụ  nữ  bị   ưu năng tuyến trên thận (dẫn dến có   nồng độ testosteron cao) cao hơn hay thấp hơn so với người phụ nữ khoẻ mạnh bình thường có cùng   độ tuổi? Giải thích.  Câu 10. (1,0 điểm) Phù nề  là hiện tượng tích tụ  nhiều dịch kẽ  (dịch gian bào)  ở  bên ngoài tế  bào.  Ở  người, những   trường hợp nào sau đây gây ra phù nề hoặc không gây ra phù nề? Giải thích. a. Nồng độ prôtêin trong máu thấp.  b. Tính thấm của mao mạch đối với prôtêin huyết tương tăng, prôtêin huyết tương đi từ mao mạch  vào dịch kẽ.  c. Nồng độ glucôzơ trong máu thấp. d. Tắc mạch bạch huyết. Câu 11. (2,0 điểm) a. Hãy phân biệt sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin và sợi trục không có bao   miêlin.  b. Một nơron khi được đặt trong dung dịch sinh lý bình thường có điện thế nghỉ ­70 mV, điện thế  đảo cực tối đa khi được kích thích là +40 mV. Người ta tiến hành đo điện thế  hoạt động của  nơron  trong một số điều kiện khác nhau, kết quả   thu được như   ở  hình 11.1. Hãy cho biết mỗi kết quả thu   được ở hình A đến C là tương ứng với mô tả nào sau đây? Giải thích. (1) Dung dịch sinh lý có bổ sung chất làm tăng tính thấm của màng với Cl­. (2) Dung dịch sinh lý có bổ sung chất ức chế hoạt động bơm Na­K và có nồng độ Na+ ngoại bào tăng. (3) Dung dịch sinh lý có nồng độ K+ ngoại bào tăng. Hình 11.1 c. Khi nghiên cứu truyền tin qua xináp, kết quả cho thấy điện thế cấp độ ở màng sau xináp có mức   độ và thời gian khử cực thay đổi tương ứng lần lượt với số lượng và thời gian mở  kênh Na +  ở màng  sau xináp. Người ta tiến hành kích thích nơron hình thành điện thế hoạt động ở đồi axon của sợi trục  màng trước xináp ghi được điện thế  cấp độ  màng sau xináp bình thường (BT) và khi sử  dụng cùng  kích thích nơron đó trong môi trường có bổ sung riêng lẻ mỗi chất A, B, C thì ghi được điện thế  (I),   (II), (III) (Hình 11.2). Trong đó, A làm thay đổi thời gian bất hoạt kênh Na + của điện thế hoạt động sợi  trục trước xináp, B bám và kích thích thụ  thể  của chất trung gian hóa học  ở  màng sau xináp, C làm   thay đổi thời gian mở kênh Na+ ở màng sau xináp.                                          Hình 11.2 Trang 5/5
  6. Hãy cho biết tác động riêng lẻ của mỗi chất A, B, C là tương ứng với mỗi điện thế  ghi được (I),   (II), (III) nào? Giải thích. ­­­Hết­­­ KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI  SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM HỌC 2022­2023 Khóa ngày 20 tháng 9 năm 2022 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: SINH HỌC BÀI THI THỨ NHẤT ́ ́ ̀ ồm có 10 trang Đap an nay g YÊU CẦU CHUNG ­ Thí sinh có thể diễn đạt (giải) theo cách khác, đúng nội dung yêu cầu vẫn đạt điểm tối   đa.  ­ Thí sinh diễn đạt chưa trọn ý hoặc ý chưa hoàn chỉnh có thể cho một phần điểm trong   tổng điểm tối đa dành cho ý đó; điểm chiết phải được tổ chấm thống nhất. ­ Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.  Phần 1. (3,5 điểm) SINH HỌC TẾ BÀO. Câu 1. (1,5 điểm) Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư được dùng phổ biến trong y tế: (5) Thuốc taxol: ngăn cản sự giải trùng hợp vi ống. (6) Thuốc viblastin: ngăn cản sự tập hợp vi ống. (7) Thuốc cytochalasin B: ức chế chức năng của actin. (8) Xạ trị nhờ bức xạ ion hóa. a. Hãy giải thích cơ chế tác động của mỗi phương pháp trên. b. Mỗi loại thuốc (1), (2), (3) làm tế bào dừng lại ở kỳ nào của nguyên phân? Giải thích. c.  Hãy giải thích tại sao tất cả  phương pháp trên đều gây tác dụng phụ  và các triệu chứng phụ  thường gặp nhất gồm: rụng tóc, dễ nôn mửa, nhiễm trùng? Câu Nội dung Điểm Câu   a. 1 (1,5    ­ Taxol: ức chế phân li nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào → Ức chế nguyên phân  0,125 điểm (và dẫn tới sự chết theo chương trình). ) ­ Viblastin: ức chế hình thành thoi phân bào → Ức chế phân chia tế bào chất (và dẫn   0,125 tới sự tự chết theo chương trình). ­ Cytochalastin B: ức chế hoạt động của vi sợi → Ức chế hình thành rãnh phân cắt →  0,125 Ức chế phân chia tế bào chất (và dẫn đến sự tự chết theo chương trình). ­ Bức xạ ion hóa: gây tổn thương ADN → Tế bào tự chết theo chương trình. 0,125 Trang 6/5
  7. b.  ­ Taxol: làm tế bào dừng lại ở kỳ giữa vì giải trùng hợp vi ống diễn ra ở kỳ sau. 0,125 ­ Viblastin: làm tế  bào dừng lại  ở  kỳ  đầu vì sự  hình thành thoi vô sắc diễn ra trong   0,125 giai đoạn này, có liên quan đến sự tập hợp và lắp ráp vi ống. (HS có thể giải thích cách khác: Hai loại thuốc trên làm tế bào không vượt qua được   điểm kiểm soát M ­ Kiểm tra sự sắp xếp của nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo ,   sự chịu lực của NST có phù hợp với thoi vô sắc, do đó sẽ dừng lại ở kỳ trước kỳ sau). ­ Cytochalastin B: ức chế phân chia tế bào chất làm tế bào dừng lại ở cuối kỳ sau hoặc kỳ  0,25 cuối. c.  ­ Vì chúng tác động không đặc hiệu trên tế bào ung thư  nên sẽ tác động lên tất cả các  0,25 tế bào khác trong cơ thể, các tế bào của cơ thể đều phân chia và tự chết theo chương   trình với cơ chế giống nhau. ­ Sở dĩ các triệu chứng phụ thường gặp như rụng tóc, nôn mửa, nhiễm trùng là do các  0,25 tế bào liên quan đến các mô này (nang lông, tế bào biểu mô ruột và miễn dịch) có tần  suất phân chia thường xuyên nên dễ chịu tác động của các loại thuốc điều trị ung thư. Câu 2. (2,0 điểm)  Quá trình phân giải hiếu khí phân tử  glucose được chia thành ba giai đoạn: đường phân, chu trình   Krebs và chuỗi chuyền electron. Hình 2.1 mô tả  chuỗi chuyền electron và tổng hợp ATP theo cơ  chế  hóa thẩm và hình 2.2 mô tả tác động của chất ức chế đến chuỗi chuyền điện tử.        Hình 2.2                                       Hình 2.1 a. Hãy chú thích các kí hiệu (1), (2), (3), (4), (5) ở hình 2.1. b. Hãy giải thích quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm trong hô hấp. c. Một số chất có thể ức chế chuỗi chuyền điện tử và ATP synthase trong hô hấp tế bào (Hình 2.2).  Dưới đây là tác động của một số chất độc: ­ Cyanide: chất ức chế cạnh tranh với O2, bám vào trung tâm của cytochrome c oxidase. ­ Oligomycin: ức chế tiểu phần F0 của ATP synthase. ­ 2,4 ­ DNP: giảm chênh lệch nồng độ proton hai bên màng trong ti thể.       Hãy cho biết các kí hiệu X, Y có thể là những chất nào? Giải thích. Câu Nội dung Điểm Câu   a.  2 (2,0   (1)  tế bào chất điểm (2)  màng ngoài ti thể ) (3)  khoảng không gian giữa 2 màng 0,5 (4)  màng trong ti thể (5)  chất nền ti thể. (mỗi ý 0,1 điểm) b. Quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm trong hô hấp: Chuỗi chuyền e trên màng trong tạo động lực vận chuyển H+ từ chất nền  ti thể sang  xoang gian màng ­­> tăng H+  ở  xoang gian màng ­­> để  giải tỏa sự  chênh lệnh H+,   0,5 Trang 7/5
  8. điện   thế   ­­>   H+   được   vận   chuyển   từ   xoang   gian   màng   vào   chất   nền   qua   ATP   Synthase ­­> tổng hợp ATP từ ADP và Pi. c.  ­ Sau khi bổ sung chất X, sự tổng hợp ATP và tiêu thụ O 2 bị dừng lại, chứng tỏ X có  0,25 thể là Cyanide hoặc Oligomycin:      + Cyanide là chất cạnh tranh với oxi, nên gây ảnh hưởng âm tính đến chuỗi truyền   0,125 điện tử, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến ATP synthase.      + Oligomycin ức chế ATP synthase qua đó khiến chuỗi truyền điện tử bị dừng lại. 0,125 ­ Sau khi bổ sung chất Y, sự tiêu thụ O 2 tiếp tục diễn ra bình thường, chứng tỏ proton   0,25 được vận chuyển qua màng trong ti thể. Tuy nhiên, sự tổng hợp ATP vẫn không phục  hồi, chứng tỏ gradient proton giảm dần theo thời gian.  Vì thế, Y là 2,4 ­ DNP. ­ Nếu chất X là Cyanide thì sau khi bổ sung Y, sự tiêu thụ O 2 vẫn không hồi phục vì  cạnh tranh vẫn xảy ra. Chứng tỏ, X chỉ có thể là Oligomycin. 0,25 Phần 2. (3,0 điểm) SINH HỌC VI SINH VẬT. Câu 3. (1,5 điểm)  a. Người ta cho vi khuẩn Clostrium tetani vào 4  ống nghiệm, trong mỗi  ống nghiệm có các thành  phần như sau:  Ống 1: môi trường cơ bản. Ống 2: môi trường cơ bản + riboflavin (vit B12). Ống 3: môi trường cơ bản + riboflavin + axit lipoic. Ống 4: môi trường cơ bản + riboflavin + axit lipoic + NaClO. Trong điều kiện nhiệt độ  thích hợp, sau một thời gian thấy  ống 3 trở nên đục, còn ống 1, 2, 4 thì  vẫn trong suốt. Hãy cho biết: (1) Vi khuẩn Clostrium tetani thuộc loại vi khuẩn gì? (2) Vai trò của riboflavin, axit lipoic và NaClO đối với vi khuẩn Clostrium tetani. b. Để nghiên cứu kiểu hô hấp của 3 loại vi khuẩn A, B, C   người ta đưa chúng vào các  ống nghiệm không đậy nắp với   môi trường nuôi cấy phù hợp, vô trùng. Sau 48 giờ, người ta   quan sát thấy sự sinh trưởng của vi sinh vật thể hiện như  ở  hình 3. (1) Hãy xác định kiểu hô hấp của mỗi loại vi khuẩn A, B,   C. (2) Giải  thích vì sao vi khuẩn C không phát triển  ở  phần   Hình 3 trên ống nghiệm, trong khi vi khuẩn A và B lại phát triển ở đó?  Câu Nội dung Điểm Câu  a. (1) Vi khuẩn Clostrium tetani thuộc loại vi khuẩn khuyết dưỡng, chỉ sinh trưởng và   0,25 3 (1,5   phát triển khi có nhân tố sinh trưởng là riboflavin và axit lipoic. điểm (2) Vai trò của riboflavin, axit lipoic và NaClO đối với vi khuẩn Clostrium tetani. 0,25 ) ­ Riboflavin và axit lipoic là nh ữ ng nhân tố  sinh tr ưởng c ần thi ết cho s ự  sinh tr ưởng   0,25 của vi khuẩn Clostrium tetani. ­ NaClO là chất  ức chế  sinh trưởng. Khi có mặt NaClO làm cho vi khuẩn Clostrium   tetani không thể sinh trưởng và phát triển dù có đủ môi trường dinh dưỡng. b. (1) Kiểu hô hấp: ­ Vi khuẩn A: Hiếu khí bắt buộc. 0,25 ­ Vi khuẩn B: Hiếu khí không bắt buộc. ­ Vi khuẩn C: Kị khí bắt buộc. (2) Giải thích:  ­ Chất độc của quá trình oxi hóa là H 2O2, SOD,... được tạo ra trong quá trình hô hấp hiếu   0,25 Trang 8/5
  9. khí. 0,25 ­ Vi khuẩn C không có các enzim phân giải H2O2 như  catalaza, peroxidaza nên chúng  không sống  ở  phần trên  ống nghiệm ­ nơi có nhiều O2. Vi khuẩn A và B thì ngược  lại. Câu 4. (1,5 điểm)  Virus   Z   gây   hội   chứng   viêm   đường   hô  hấp  ở  người  có vật chất di truyền là ARN  (+). Để  kiểm tra giả  thuyết cho rằng sự  lây  nhiễm của virus Z xảy ra thông qua sự  bám  đặc hiệu vào thụ  thể  X, người ta tiến hành  thí nghiệm trên một số dòng tế  bào có hoặc  không biểu hiện thụ thể này, sau đó theo dõi  sự  xâm nhập của virus.  Sự  có mặt của thụ  thể  X và vỏ  ngoài của virus được phát hiện  lần lượt qua kháng thể gắn huỳnh quang màu  Bảng 4 xanh lục và đỏ. Kết quả thí nghiệm được thể  hiện ở bảng 4. Hãy cho biết: a. Virus lây nhiễm được vào những dòng tế bào nào? Giải thích. b. Kết quả thu được có ủng hộ giả thuyết X là thụ thể của virus không? Giải thích. c. Gần đây, thuốc rememdesivir ­ có bản chất tương tự nucleotide nhưng không có đầu 3’­OH đang   được phát triển và thử nghiệm trong điều trị virus Z cũng như nhiều loại virus ARN khác. (1) Hãy giải thích cơ chế tác động của thuốc. (2) Đặc điểm nào ở các virus ARN nói chung làm thuốc có hiệu quả cao? Đặc điểm đó đem lại ưu   thế gì cho virus? Giải thích. Câu Nội dung Điểm a. Virus lây nhiễm được vào tế bào hela chuyển gene, dơi và cầy hương.  0,25 Giải thích: các tế bào này cho kết quả huỳnh quang vàng sau khi bổ sung virus là kết  0,25 quả trộn của màu xanh lục và đỏ. (Dòng tế bào hela gốc, lợn gà và chuột sau khi lây   nhiễm không có tín hiệu huỳnh quang đỏ chứng tỏ virus không lây nhiễm được vào các   dòng tế bào này) b. Có. Vì virus không thể lây nhiễm vào tế bào không biểu hiện X nhưng có thể xâm  0,25 nhập vào hầu hết các tế bào biểu hiện X. c.  (1) Vì có bản chất tương tự nucleotide nên remedesivir có thể dễ dàng gắn vào chuỗi   0,25 polynucleotide trong quá trình tổng hợp ARN dẫn đến ngừng tổng hợp ARN (do không  Câu  thể  bổ  sung thêm nucleotide mới vì thiếu đầu 3’­OH)  →   Ức chế  tái bản bộ  gene của  4 (1,5   virus. điểm           (Thí sinh chỉ  cần nêu  ức chế  quá trình tổng hợp ARN hệ  gene virus là được   ) 0,25 điểm) (2) ­ Đặc điểm chung của các virus ARN (bao gồm cả  virus Z) này là enzyme ARN­  0,25 polymerase phụ thuộc ARN virus không có hoạt tính sửa sai. ­ Đặc điểm này đem lại lợi thế cho virus ở chổ vì không có hoạt tính sửa sai nên tần  số đột biến cao → Dễ dàng tiến hóa thành các chủng  virus mới kháng thuốc hoặc vô  hiệu hóa vaccine cũ. Phần 3.  (5,5 điểm)  SINH HỌC THỰC  VẬT.  Câu 5. (1,5 điểm)  a.  Hình  5A  minh   họa   một   giai   đoạn  của quá trình quang hợp  ở  thực vật. Hãy  Trang 9/5 Hình 5
  10. cho biết đây là giai đoạn nào và vai trò của nó?          b. Sử dụng thuốc diệt cỏ là việc khá phổ biến trong nền nông nghiệp hiện đại. Chất DCMU (diuron)  và chất Paraquat (Hình 5B) là hai thuốc diệt cỏ lần lượt tác động ức chế lên quá trình quang hợp tại vị  trí (1) và (2). Hãy cho biết các sản phẩm của giai đoạn này bị thay đổi như thế nào dưới tác động của   DCMU và Paraquat?                    Câu Nội dung Điểm a.  ­ Hình A minh họa dòng vận chuyển electron và photphorin hóa không vòng trong pha  0,25 sáng của quang hợp. ­ Dòng vận chuyển electron không vòng tạo ra ATP và NADPHH+ và O2 0,25 b. ­ Tác động của DCMU:   + DCMU cạnh tranh với PQB để  lấy điện tử  cao năng (HS có thể  viết: DCMU ngăn   0,25 chặn   vận   chuyển   electron   từ   PQA  sang   PQB  trong   con   đường   truyền   điện   tử   và   phôtphôrin hóa không vòng vẫn cho điểm)  ­­>  không có điện tử  cao năng từ  P680  truyền đến phức hệ cytochrome b6f  ­­> ATP không được tạo ra theo con đường vòng   Câu   hở. Tuy nhiên, ATP vẫn được tạo ra theo con đường vòng kín. 5 (1,5   + Một số phân tử NADPH được tạo ra, sau đó dừng hẳn vì nhánh truyền điện tử cao   điểm năng của con đường vòng hở  từ  P700 đến NADP +  (hoặc enzim FNR) hoạt động  0,25 ) thêm một thời gian ngắn. ­ Tác động của Paraquat:  + Paraquat cạnh tranh với Fd để lấy điện tử cao năng   không có điện tử cao năng từ  0,25 P700 truyền đến NADP+ (enzyme FNR)   NADPH không được tạo ra.  + Nhánh truyền điện tử  cao năng của con đường vòng kín bị  dừng lại do không còn  0,25 điện tử  cao năng từ  Fd chuyển tới phức hệ  cytochrom e    ATP không được tạo ra  theo con đường vòng kín. Tuy nhiên, một lượng nhỏ  ATP vẫn được tạo ra theo con   đường vòng hở vì chuỗi truyền điện tử cao năng của con đường vòng hở từ P680 đến  Pc (plastocyanin) hoạt động thêm một thời gian ngắn. Câu 6. (2,0 điểm)  a. Mối quan hệ giữa cường độ quang hợp, cường độ ánh sáng và nhiệt độ được minh họa ở hình  6 (A  và B). Trong đó, cường độ quang hợp được tính theo hàm lượng CO2 cây hấp thụ (đo tại thời điểm hấp  thụ).  Hình 6 Hãy cho biết:  (1) Trong giới hạn nhiệt độ từ 15oC đến 25oC, I0 có thể trùng với điểm 0 không? Giải thích. (2) Đường cong (1), (2) và (3) tương ứng với cường độ quang hợp của nhóm thực vật nào trong các   thực vật C3, C4 và CAM? Giải thích. Trang 10/5
  11. b. Khi nghiên cứu về hô hấp sáng ở thực vật, hãy cho biết:  (1) Trong điều kiện nào và ở loại thực vật nào thì hô hấp sáng có thể xảy ra? Giải thích.  (2) Nếu khí hậu trong một vùng địa lí tiếp tục trở nên nóng và khô hơn thì thành phần của các loại  thực vật (C3 , C4 và CAM) ở vùng đó sẽ thay đổi như thế nào?   Câu Nội dung Điểm a.  (1) Trong giới hạn nhiệt độ từ 15oC ­ 25o C, điểm bù ánh sáng Io không thể trùng  0,25 với điểm 0. Vì khi cường độ  ánh sáng bằng 0 thì cường độ  quang hợp bằng 0 nhưng cường  0,25 độ hô hấp vẫn khác 0. (2)  ­  Đường cong (1) tương  ứng với cường độ  quang hợp  ở  thực vật CAM do  0,25 thực vât CAM m ̣ ở  khí khổng ban đêm nên thời điểm hấp thu CO 2  có nhiệt độ  thấp và cường độ quang hợp thấp hơn thực vât C ̣ 3 và C4. ­ Đường cong (3) tương ứng với cường độ quang hợp của thực vật C 4 do cường  0,25 độ  quang hợp của nhóm thực vật này cao nhất trong 3 nhóm thực vât C ̣ 3, C4 và  CAM, đồng thời nhiệt độ tối ưu cho quang hợp cũng cao (trên 35oC). ­ Đường cong (2) tương  ứng với cường độ quang hợp của thực vật C3 vì cường  Câu   độ quang hợp của nhóm thực vật này thấp hơn thực vât C ̣ 4 và nhiệt độ tối ưu cho  0,25 6 (2,0   quang hợp ở gần 30oC. điểm b. )  (1) Điều kiện:  ­ Trong điều kiện khí hậu khô, nóng vào ban ngày, cây  C3  khép hờ  khí khổng  0,25 nhằm tránh mất nước quá nhiều.  ­ Khi khí khổng khép hờ hoặc hoàn toàn thì nồng độ CO2 trong các xoang khí của  0,25 lá thấp và nồng độ  oxi cao thì enzim rubisco xúc tác cho RiDP liên kết với oxi   thay vì với CO2   tạo ra axit glicôlic đi ra khỏi lục lạp đến peroxixom và bị  phân  giải thành CO2 . Hiện tượng này được gọi là hô hấp sáng. Hô hấp sáng không tạo  ra ATP cũng như không tạo ra đường như trong quá trình quang hợp.  (2) Nếu khí hậu của một vùng bị nóng và khô hơn thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm gia  tăng dần số lượng các loài cây C4 và CAM và làm giảm số lượng các loài cây C3.  0,25 Vì những cây C4 và CAM có các cơ chế quang hợp thích hợp với điều kiện khô nóng  còn cây C3 trong điều kiện khí hậu khô nóng hiệu quả quang hợp của chúng sẽ bị  giảm. Câu 7. (2,0 điểm)  Đồi cát ven biển là một trong những nơi nắng nóng  và khô hạn, không thuận lợi cho nhiều loài sinh vật   sinh sống. Một thí nghiệm đượ c tiến hành nhằm tìm  hiểu đáp  ứng của hai loài cỏ  (D và E) trong điều kiện   khô hạn nhân tạo, trong đó mỗi cây đượ c trồng riêng  rẽ   trong   các   ống   cao   chứa   cát   với   điều   kiện   thí  Hình 7A nghiệm như nhau. Theo dõi khối lượng trung bình của  rễ  (Hình 7A) và thế  nước  ở  lá (Hình 7B) của hai loài   trong 20  ngày không tưới nước. Kết quả  cho thấy lớp   cát sâu nhất trong các ống thí nghiệm chỉ tìm thấy rễ của  loài D. a. Hãy phân tích sự  biến đổi khối lượng rễ  và thế  nướ c ở lá của hai loài cỏ D và E khi không tướ i nướ c.   Hình 7B Sự  thay đổi thế  nước  ở  lá cây có liên quan như  thế  nào tới sự sinh trưởng của rễ ở hai loài này? Trang 11/5
  12. b. Loài nào thích nghi tốt hơn với điều kiện sống  ở  đồi cát ven biển? Rễ  của loài đó có đặ c   điểm sinh trưởng gì để thích nghi với điều kiện sống như vậy? Câu Nội dung Điể m a. * Phân tích:  ­ Về  khối lượng rễ cây: Ban đầu đến ngày 5, khối lượng rễ  cây D (~40 mg/dưới   0,5 50 mg đến 80 mg) thấp hơn E (~60 mg/trên 50 mg đến 120 mg). Đến ngày 10, khối  lượng rễ  của hai loài tăng lên gần bằng nhau ( 150­160 mg). Sau 15 ngày, khối  lượng rễ D tiếp tục tăng cao (300 mg), trong khi loài E không tăng thêm. ­ Về thế nước: + Thế  nước  ở  lá cây D được duy trì tương đối  ổn định,  ở  mức khoảng ­0,7 đến  0,25 ­0,8 MPa (Thí sinh có thể viết giảm nhẹ ở 10 ngày đầu (xuống ­0,8), sau đó tăng và   duy trì ở mức như ban đầu). + Thế nước ở lá cây E giảm dần theo thời gian, ban đầu khoảng ­0,7, đến 10 ngày   Câu 7  giảm còn ­1,0 và sau 20 ngày giảm mạnh hơn, còn khoảng ­1,3. 0,25 (2,0  * Tương quan: điểm) ­ Loài D có hệ rễ phát triển, sinh khối tăng liên tục, giúp lấy đủ nước cung cấp cho   cây khi khô hạn. Rễ  xuyên sâu xuống lớp dưới cùng của  ống cát, nên lấy được   0,25 nước ở phía dưới. Do đó, thế nước ở lá được duy trì ổn định. ­ Hệ rễ của cây E sinh trưởng chậm rồi ngừng sinh trưởng sau 10 ngày không tưới   nước, do đó không cung cấp đủ nước cho lá, nên thế nước ở lá giảm. 0,25 b. ­ Các cồn cát ven biển thường khô hạn nên loài D có thể thích nghi tốt hơn loài E. 0,25 ­ Loài D có hệ rễ phát triển, kéo dài và đâm sâu xuống đến nguồn nước ở lớp cát sâu   0,25 bên dưới, khả năng khai thác nguồn nước tốt, giúp duy trì thế nước ở phần trên mặt   đất (cây không bị khô héo), do đó loài D thích nghi tốt hơn với môi trường khô hạn so  với loài E. Phần 4. (8,0 điểm) SINH HỌC ĐỘNG VẬT. Câu 8. (2,5 điểm) Mối quan hệ giữa thể tích và áp lực máu của tâm thất trái  trong một chu kỳ  tim  ở  người trường thành bình thường  được thể  hiện  ở hình 8.1 (các giai đoạn được giới hạn bởi   dấu chấm “●”). Hãy trả lời các câu hỏi sau:  a. Mỗi điểm A, B, C, D là tương ứng với mỗi mô tả nào  sau đây: (1) van bán nguyệt mở, (2) van nhĩ thất đóng, (3)  van bán nguyệt đóng, (4) van nhĩ thất mở? Giải thích. b.  Điểm nào thể  hiện thể  tích cuối tâm trương và thể  tích cuối tâm thu? Giải thích. Hình 8.1 c. So với người bình thường: ­ Khi máu về tim nhiều hơn, khoảng cách ngắn nhất  (đường thẳng nối hai điểm) từ A’ đến B thay   đổi như thế nào? Giải thích.                                                                                     ­ Ở người bị hẹp van hai lá thì độ cao đoạn BC thay đổi như thế nào? Giải thích. Trang 12/5 Hình 3.3 B
  13. d. Cho 4 dạng dị tật tim bẩm sinh (1 ­ 4) ở hình 8.2: Hình 8.2 ­ Hãy nêu tên gọi tương ứng với 4 dạng dị tật đó.  ­ Trong các dạng dị tật tim bẩm sinh nêu trên, dạng nào có biểu hiện tim đập nhanh, huyết áp tăng,  thở gấp? Giải thích. Câu Nội dung Điểm Câu   a.  8 (2,5   (A)­(4): Van nhĩ thất mở khi tâm thất giãn làm áp lực tâm thất giảm xuống thấp hơn tâm  điểm nhĩ. 0,5 ) (B)­(2): Tâm th ấ t co làm tăng áp lự c máu lớn hơn tâm nhĩ dẫ n đế n đóng van nhĩ thấ t. (C)­(1): Khi tâm thất co đạt áp lực cao hơn động mạch chủ làm mở van bán nguyệt. (D)­(3):  Sau khi tống máu, áp lực trong tâm thất giảm xuống thấp hơn động mạch   chủ nên van bán nguyệt đóng lại. (mỗi ý cho 0,125 điểm) b.  ­ Thể  tích cuối tâm thu là điểm (B). Vì A’B là giai đoạn tâm nhĩ co (đẩy nốt lượng  0,25 máu còn lại ở tâm nhĩ xuống tâm thất) 0,25 ­ Thể tích cuối tâm trương là điểm (D). Vì từ  C đến D là giai đoạn tâm thất co tống   máu. c.  ­ Khi máu về tim nhiều hơn, khoảng cách ngắn nhất (đường thẳng nối hai điểm) từ  0,25 A’ đến B: tăng (dài hơn). Vì máu về  tim nhiều làm tăng thể  tích máu và áp lực tâm  thất ở cuối kỳ tâm trương. 0,25 ­ Ở  người bị  hẹp van hai lá, độ  cao đoạn BC : giảm (thấp hơn). Vì máu xuống tâm  thất ít hơn → Giảm áp lực trong tâm thất.  d.  ­ Các dạng dị tật: (mỗi ý đúng cho 0,125 điểm) (1) Hẹp van động mạch phổi (Hẹp đoạn đầu của động mạch phổi). (2) Hở vách ngăn tâm nhĩ (Lỗ bầu dục không đóng). 0,5 (3) Hở vách ngăn tâm thất (Vách ngăn tâm thất hình thành chưa hoàn chỉnh). (4) Ống thông động mạch (ống Botan) chưa đóng.  ­ Cả 4 dạng dị tật trên đều có thể dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, thở gấp. 0,125 Giải thích: + Hẹp van động mạch phổi làm giảm lượng máu bơm lên phổi để  trao đổi khí nên   0,125 lượng máu đỏ  tươi về  tim để  bơm đi nuôi cơ  thể  giảm. Để  tống đi lượng máu  ứ  đọng  ở tâm thất phải và cung cấp đủ  nhu cầu oxi cho cơ thể, tim phải tăng nhịp và   lực đập để tăng lưu lượng máu khiến huyết áp tăng.  + Hở vách ngăn tâm nhĩ và hở vách ngăn tâm thất làm máu đỏ tươi bị hòa lẫn với máu   đỏ thẫm nên hàm lượng oxi trong máu cung cấp cho cơ thể giảm. Tim phải tăng nhịp   0,125 Trang 13/5
  14. và lực đập để cung cấp đủ oxi, làm huyết áp tăng.  +  Ống thông động mạch chưa đóng thì máu trong động mạch phổi tràn sang động  mạch chủ lảm giảm hàm lượng oxi trong máu và tăng thể tích máu động mạch. Đồng   0,125 thời tim cũng tăng nhịp đập nên làm tăng huyết áp.  Câu 9. (2,5 điểm)  a.  Khi  nghiên cứu đánh giá mức  ảnh hưởng theo lứa tuổi của 3 loại hoocmon X, Y, Z  đến sinh   trưởng của trẻ em nam, kết quả cho thấy mỗi hoocmon có mức ảnh hưởng đến sinh trưởng khác nhau   và phụ thuộc vào độ  tuổi của trẻ. Số liệu trong bảng sau  thể  hiện tỉ lệ  % mức  ảnh hưởng đến sinh  trưởng của mỗi loại hoocmon  ở độ  tuổi nhất định so với mức ảnh hưởng cực đại (100%) của chính  hoocmon đó đối với trẻ em nam từ độ tuổi 1 đến 20. Tuổi (năm) 1 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Hoocmon X 30% 88% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 75% 50% 10% Hoocmon Y 1% 1% 1% 10% 40% 80% 100% 100% 80% 30% 10% Hoocmon Z 100% 100% 94% 78% 67% 56% 44% 33% 22% 11% 3% Hãy trả lời các câu hỏi sau: (1) X, Y, Z tương ứng với hoocmon nào sau đây: GH, tiroxin, testosteron. Giải thích? (2) So với người bình thường khoẻ  mạnh, trẻ  nam 15 tuổi bị  nhược năng tuyến yên (giảm khả  năng tiết các hoocmon tuyến yên) có hàm lượng của  hoocmon X, Y, Z tăng, giảm hay không đổi? Giải   thích. b. Hình 9 biểu thị sự biến đổi hoocmon và phát triển của  nang trứng trong một chu  kỳ  sinh dục  ở  phụ  nữ. Biết rằng P, Q là 2 trong 3 loại  hoocmon:   LH,   ơstrogen,  progesteron. Hãy cho biết:  (1) Nồng độ trung bình của hoocmon Q  ở người phụ nữ  tại   thời   điểm   sau   mãn  kinh cao hơn hay thấp hơn so với thời điểm người đó đang  trong   độ   tuổi   sinh   sản?  Giải thích. (2) Nồng độ  trung bình của hoocmon P  ở người phụ nữ  bị   ưu   năng   tuyến   trên  thận (dẫn dến có nồng độ testosteron cao) cao hơn hay thấp  hơn so với người phụ  nữ  khoẻ mạnh bình thường có cùng độ tuổi? Giải thích.   Hình 9 Câu Nội dung Điểm Câu   a. (1) X­ GH; Y­testosteron; Z­Tiroxin 0,25 9 (2,5   Giải thích: điểm ­ Ở người bình thường khoẻ mạnh: ) + Hoocmon GH  ảnh hưởng đến sinh trưởng của cơ xương, các nội quan nên mức  ảnh hưởng đến sinh trưởng mạnh từ 4 tuổi đến dậy thì tương ứng với X. + Mức ảnh hưởng của hôcmon testosteron đến sinh trưởng của cơ thể tăng từ thời  0,5 kỳ tiền dậy thì và đạt đỉnh ở giai đoạn dậy thì (12­16 tuổi) tương ứng với Y. + Hoocmon tiroxin có thụ thể tiếp nhận ở hầu hết mọi loại tế bào của cơ thể. Giai   đoạn đầu đời, hệ  thần kinh phát triển mạnh và mức độ   ảnh hưởng của hôcmon   này đối với cơ  thể  thể  hiện mạnh  ở  những năm đầu đời (1­4 tuổi)  tương  ứng  với Z. 0,25 (2) ­ Hàm lượng hôcmon X, Y, Z đều giảm ­ Giải thích: + Hàm lượng hoocmon X giảm: vì tuyến yên bị  nhược năng mà GH là hoocmon  tuyến yên hàm lượng X (GH) trong máu suy giảm. + Hàm lượng hoocmon Y giảm: vì khi tuyến yên bị  nhược năng, tuyến yên giảm  0,5 tiết   LH  giảm   kích   thích   tế   bào   kẽ   tinh   hoàn   tiết   testoteron   hàm   lượng  testosteron trong máu giảm. Trang 14/5
  15. +   Hàm   lượng   hoocmon   Z   giảm:  vì  tuyến   yên   bị   nhược   năng   nên   giảm   tiết  TSHgiảm kích thích đến tuyến giáp    tuyến giáp tiết ít tiroxin  hàm lượng  tiroxin máu giảm. (HS chỉ giải thích được 2 trong 3 ý thì chỉ cho 0,25 điểm) b. (1)  ­ Trong chu kì sinh dục nữ, sự  biến đổi hoocmôn diễn ra như  sau:  Ở  giai đoạn   0,25 nang trứng, nang trứng tiết  ơstrôgen, nồng độ  cao  ơstrôgen kích thích tuyến yên  tăng tiết LH, đỉnh của LH gây rụng trứng.  Ở pha thể vàng, thể  vàng tiết ơstrôgen   và prôgestêron tạo đỉnh thứ  hai của  ơstrôgen và đỉnh thứ  nhất của progesteron,  trong đó đỉnh thứ nhất cao hơn đỉnh thứ hai. Do đó P là LH và Q là progesteron ­ Nồng độ hoocmon Q thấp hơn. 0,25 Vì sau mãn kinh, không có trứng rụng   không có thể vàng   không tạo prôgestêron   nồng độ hoocmôn Q (prôgestêron) của người phụ nữ đã mãn kinh thấp hơn. (2) Người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị ưu năng vỏ tuyến trên thận có nồng độ  0,25 trung bình hoocmôn P (LH) thấp hơn. Vì nồng độ testosteron nồng độ cao ở người bị ưu năng vỏ tuyến trên thận gây ức  chế ngược âm tính lên tuyến yên làm tuyến yên giảm tiết LH. 0,25 Câu 10. (1,0 điểm) Phù nề  là hiện tượng tích tụ  nhiều dịch kẽ  (dịch gian bào)  ở  bên ngoài tế  bào.  Ở  người, những   trường hợp nào sau đây gây ra phù nề hoặc không gây ra phù nề? Giải thích. a. Nồng độ prôtêin trong máu thấp.  b. Tính thấm của mao mạch đối với prôtêin huyết tương tăng, prôtêin huyết tương đi từ mao mạch vào dịch   kẽ.  c. Nồng độ glucôzơ trong máu thấp. d. Tắc mạch bạch huyết. Câu Nội dung Điểm a. Nồng độ prôtêin trong máu thấp làm giảm áp suất thẩm thấu keo, giảm kéo dịch   0,25 từ ngoài vào trong mao mạch, dịch tích tụ nhiều bên ngoài mao mạch gây phù nề. b. Prôtêin huyết tương đi từ  mao mạch vào dịch kẽ  làm làm giảm chênh lệch áp  0,25 Câu 10   suất thẩm thấu keo giữa máu và dịch kẽ, tăng tích tụ dịch kẽ, gây phù nề. (1,0   c. Nồng độ glucozơ trong máu thấp làm giảm áp suất thẩm thấu trong máu và dịch   0,25 điểm) kẽ dẫn đến giảm lượng dịch kẽ, không gây phù nề. d. Mạch bạch huyết bị tắc không thu hồi được dịch kẽ từ gian bào vào mạch bạch  0,25 huyết, gây ứ đọng dịch kẽ ở gian bào, gây phù nề. Câu 11. (2,0 điểm)  a.  Hãy phân biệt sự  lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin và sợi trục không có bao  miêlin.  b. Một nơron khi được đặt trong dung dịch sinh lý bình thường có điện thế nghỉ ­70 mV, điện thế  đảo cực tối đa khi được kích thích là +40 mV. Người ta tiến hành đo điện thế  hoạt động của  nơron  trong một số điều kiện khác nhau, kết quả   thu được như   ở  hình 11.1. Hãy cho biết mỗi kết quả thu   được ở hình A đến C là tương ứng với mô tả nào sau đây? Giải thích. (1) Dung dịch sinh lý có bổ sung chất làm tăng tính thấm của màng với Cl­. (2) Dung dịch sinh lý có bổ sung chất ức chế hoạt động bơm Na­K và có nồng độ Na+ ngoại bào tăng. (3) Dung dịch sinh lý có nồng độ K+ ngoại bào tăng. Trang 15/5 Hình 11.1
  16. c. Khi nghiên cứu truyền tin qua xináp, kết quả cho thấy điện thế cấp độ ở màng sau xináp có mức   độ và thời gian khử cực thay đổi tương ứng lần lượt với số lượng và thời gian mở  kênh Na +  ở màng  sau xináp. Người ta tiến hành kích thích nơron hình thành điện thế hoạt động ở đồi axon của sợi trục  màng trước xináp ghi được điện thế  cấp độ  màng sau xináp bình thường (BT) và khi sử  dụng cùng  kích thích nơron đó trong môi trường có bổ sung riêng lẻ mỗi chất A, B, C thì ghi được điện thế  (I),   (II), (III) (Hình 11.2). Trong đó, A làm thay đổi thời gian bất hoạt kênh Na + của điện thế hoạt động sợi  trục trước xináp, B bám và kích thích thụ  thể  của chất trung gian hóa học  ở  màng sau xináp, C làm   thay đổi thời gian mở kênh Na+ ở màng sau xináp.                                          Hình 11.2 Hãy cho biết tác động riêng lẻ của mỗi chất A, B, C là tương ứng với mỗi điện thế  ghi được (I),   (II), (III) nào? Giải thích. Câu Nội dung Điểm Câu 11   a.  (2,0   Sợi trục không có bao miêlin Sợi trục có bao miêlin điểm) ­ Xung thần kinh lan truyền liên tục từ  ­  Xung   thần   kinh   lan   truyền   theo   cách  vùng này sang vùng khác kề bên. nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranve  0,5 ­   Tốc   độ  lan   truyền  chậm   hơn,   năng  khác. lượng tiêu tốn nhiều hơn ­   Tốc   độ   lan   truyền   nhanh   hơn,   năng  lượng tiêu tốn ít hơn. b. (A) ­ (2): vì ức chế hoạt động bơm Na­K làm giảm điện tích dương bên ngoài tế  bào (giảm vận chuyển 3 Na+ ra ngoài và 2 K+ vào trong) → Giảm phân cực điện thế  0,25 nghỉ. Nồng độ  Na+  ngoại bào tăng lên khi khử  cực dòng Na+  đi vào nhiều hơn →  Tăng điện thế đảo cực tối đa. (B) ­ (3): vì K+   ngoại bào tăng nên chênh lệch K +   giữa hai bên màng giảm, K+ ra  0,25 ngoài ít hơn → Giảm phân cực điện thế  nghỉ, không  ảnh hưởng tới điện thế  hoạt  động. 0,25 (C)  ­ (1):  vì tăng tính thấm của màng với Cl­  dẫn đến nhiều Cl­  đi vào nơron (Cl­  ngoại bào có nồng độ  cao hơn)  →  Tăng phân cực điện thế  nghỉ, không  ảnh hưởng  đến điện thế hoạt động. c. ­ Chất B ­ (III): vì tăng kích thích (số  lượng) thụ  thể   →  Tăng (số  lượng) mở  kênh  0,25 Na+ → Tăng Na+ đi từ ngoài vào trong → Tăng mức khử cực. ­  Chất C ­ (II): vì C làm giảm thời gian mở  kênh Na+  (đóng kênh nhanh/sớm) →  0,25 Giảm thời gian khử cực. ­ Chất A ­ (I): vì A làm tăng (kéo dài) thời gian bất hoạt kênh Na+    →  (Tăng thời   0,25 gian của điện thế hoạt động) → Giảm số xung (điện thế hoạt động) → Giảm (giải  Trang 16/5
  17. phóng chất trung gian hóa học → Giảm (số lượng) mở kênh Na+  → Giảm mức khử  cực. ­­­Hết­­­ Trang 17/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2