intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Trực Ninh - Mã đề 215

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

15
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp học sinh đánh giá lại kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo Đề thi giữa HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Trực Ninh - Mã đề 215.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Trực Ninh - Mã đề 215

  1. SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ THI 8 TUẦN HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017– 2018 TRƯỜNG THPT TRỰC NINH MÔN THI: SINH HỌC 11  (Đề thi gồm 04 trang, 40 câu) (Thời gian làm bài 50 phút) Mã đề thi: 215 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Họ, tên thí sinh:............................................................................... SBD: ............................. Câu 1: Hô hấp sáng là quá trình A. hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ở trong bóng tối.        B. hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở trong bóng tối. C. hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ở ngoài sáng.             D. hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. Câu 2: Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất từ dạng NH 4+ thành dạng NO3­ nhờ hoạt động của nhóm vi sinh vật   nào? A. Vi khuẩn amôn hóa. B. Vi khuẩn nitrit hóa. C. Vi khuẩn nitrat hóa. D. Vi khuẩn phản nitrat hóa. Câu 3: Trong cơ chế hô hấp ở thực vật, con đường phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là A. chu trình Crep. B. chuỗi chuyền êlectron. C. tổng hợp Axetyl – CoA. D. đường phân. Câu 4: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là: A. Mạng lưới nội chất. B. Ty thể. C. Lục lạp. D. Không bào. Câu 5: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào? A. Đường phân  Chuổi chuyền êlectron hô hấp  Chu trình crep. B. Chuổi chuyền êlectron hô hấp  Chu trình crep  Đường phân. C. Đường phân  Chu trình crep  Chuổi chuyền êlectron hô hấp. D. Chu trình crep  Đường phân  Chuổi chuyền êlectron hô hấp. Câu 6: Năng suất kinh tế là: A. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con  người của từng loài cây. B. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con  người của từng loài cây. C. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối  với con người của từng loài cây. D. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với  con người của từng loài cây. Câu 7: Cây xanh hấp thụ nitơ ở các dạng nào sau đây? A. NO2­  và  NH4+. B. NH4+  và   N2. C. NO2­   và   NO3­. D. NO3­  và  NH4+. Câu 8: Quang hợp ở thực vật: A. là quá trình tổng hợp được các hợp chất cacbonhyđrat và O2 từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây. B. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ từ  các chất vô cơ đơn giản (CO2). C. là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhydrat và giải phóng ôxy  từ CO2 và nước. D. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp cacbonhyđrat và  giải phóng oxy từ cacbonic và nước. Câu 9: Khi nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào? A. Thẩm thấu. B. Hấp thụ chủ động. C. Hấp thụ bị động. D. Khuếch tán. Câu 10: Đặc điểm của con đường thoát nước qua khí khổng là: A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh. B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh. C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 215
  2. Câu 11: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân cho cây trồng là A. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra. B. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây. C. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây. D. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa. Câu 12: Một số người nội trợ đã sử dụng máy đo nitrat nhằm xác định lượng nitrat trong rau và hoa quả. Vậy   lượng nitrat dư thừa quá giới hạn sẽ A. Giúp chuyển hoá các chất nhanh hơn trong cơ thể B. Tăng cường sức khoẻ cho con người C. Gây độc hại với sức khoẻ của con người D. Tăng giá trị dinh dưỡng cho nông phẩm Câu 13: Enzim tham gia cố định nitơ tự do là: A. Restrictaza. B. Oxygenaza. C. Cacboxylaza. D. Nitrogenaza. Câu 14: Trong các loài thực vật dưới đây, loài thực vật thuộc nhóm thực vật CAM là A. mía. B. xương rồng. C. lúa. D. ngô. Câu 15: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là: A. Ở lá. B. Ở quả. C. Ở rễ D. Ở thân. Câu 16: Vai trò chủ yếu của Mg đối với thực vật là: A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. B. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim. C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. D. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. Câu 17: Cho các kết luận sau: (1) Không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi.          (2) Không độc nông phẩm và ô nhiễm môi trường. (3) Cung cấp các nguyên tố khoáng với hàm lượng rất lớn mà cây khó hấp thụ được hết. (4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi. Kết luận không đúng khi nói về việc bón phân hóa học đúng mức cần thiết cho cây là: A. (1), (2). B. (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3). Câu 18: Sản phẩm của quá trình cố định nitơ phân tử theo con đường sinh học là A. N2. B. NO2­. C. NO3­. D. NH3. Câu 19: Khi trời nắng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng là   vì: A. lá cây thoát hơi nước thường xuyên làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá. B. lá cây đã tạo ra sức hút nước trong cây. C. lá cây đã làm cho không khí ẩm thường xuyên nhờ quá trình hút nước ở rễ liên tục. D. lá cây đóng mở khí khổng thường xuyên ngay cả khi ở trong bóng tối. Câu 20: Trong pha sáng quang hợp, sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành hóa  năng trong ATP và NADPH? A. Diệp lục a, diệp lục b. B. Diệp lục a, diệp lục b và carôtenôit. C. Diệp lục b. D. Diệp lục a. Câu 21: Cho các loài cây sau: (1) Dứa, (2) Ngô, (3) Mía, (4) Lúa, (5) Thuốc bỏng, (6) Xương rồng. Nhóm cây có  khả năng chịu hạn tốt có thể là: A. (1), (3), (5). B. (1), (3), (4). C. (1), (5), (6). D. (3), (5), (6). Câu 22: Củ cà rốt, quả gấc, trái cà chua chứa nhiều sắc tố quang hợp loại nào làm chúng có màu đỏ? A. Diệp lục b. B. Xantôphin. C. Phicobilin. D. Carôtênôit. Câu 23: Vì sao cây ngập úng lâu ngày sẽ chết? A. Vì rễ cây không hô hấp được. B. Vì cây thiếu oxy cho quang hợp. C. Vì không đảm bảo cân bằng nước. D. Vì lá cây không quang hợp được. Câu 24: Thành phần của dịch mạch gỗ chủ yếu gồm: A. Nước và các ion khoáng . B. Saccarozơ và các axit amin. C. Axitamin và vitamin . D. Axit và hooc môn.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 215
  3. Câu 25: Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là: A. Chỉ đóng vào giữa trưa. B. Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm. C. Đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày. D. Chỉ mở ra khi hoàng hôn. Câu 26: Khí khổng đóng ban ngày và mở  vào ban đêm để  tiết kiệm nước tối đa, là đặc điểm đặc trưng cho   nhóm thực vật nào? A. Thực vật C4.         B. Thực vật CAM.       C. Thực vật C3.           D. Thực vật C4 và thực vật CAM. Câu 27: Quang hợp góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính vì A. tạo ra lượng chất hữu cơ lớn. B. tích lũy năng lượng. C. giải phóng O2 và hấp thụ CO2. D. cố định O2. Câu 28: Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình: A. Tổng hợp ADN. B. Tổng hợp cacbôhđrat. C. Tổng hợp lipit. D. Tổng hợp prôtêin. Câu 29: Cho sơ đồ mô tóm tắt mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp như sau:  1 4 2 Pha sáng Pha tối 3 glucôzơ O2 Các số tương ứng 1, 2, 3, 4 sẽ là: A. H+, ATP, NADPH, CO2. B. H2O, ATP, NADPH, CO2. C. CO2, ATP, NADPH, RiDP. D. CO2, ATP, NADPH, H2O. Câu 30: Năm 2012 do sóng thần làm rò rỉ nhà máy điện hạt nhân ở Nhật bản đã tác động đến một số người đàn   ông  ở  nước này, gây rối loạn quá trình giảm phân  ở  một số  tế  bào. Nếu chỉ  xét cặp nhiễm sắc thể  giới tính  (XY) khi giảm phân tạo tối đa bao nhiêu loại giao tử A. 2. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 31: Tế bào của một loài động vật chứa 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Có ba tế bào sinh tinh của loài   này khi giảm phân bình thường hình thành giao tử. Số giao tử tối thiểu và tối đa được tạo ra là A. 2 và 4 B. 2 và 6 C. 4 và 6 D. 3 và 8 Câu 32: Có 3 tế bào (kí hiệu G, H,K) của một loài chứa 2 cặp nhiễm sắc thể (Aa, Bb) giảm phân tạo ra các   giao tử.  Tế  bào  G  giảm  phân bình thường. Tế  bào  H  rối loạn giảm phân I cặp Aa, cặp Bb giảm phân bình  thường.  Tế bào K rối loạn giảm phân II cặp Bb , cặp Aa  giảm phân bình thường.   Thống kê kết quả của 3 tế  bào như sau Tế bào Giao tử G 1. AaB, Aab, A, a H 2. AB, Ab, aB, ab K 3. AaB, Aab, B, b 4. AAB, AAb, aaB, aab, B, b 5. ABB, aBB, Abb, abb, A, a Kết quả đúng là A. G­1, H­3, K­5 B. G­2, H­3, K­5 C. G­1, H­4, K­3 D. G­2, H­1, K­4 Câu 33: Mô hình trồng rau theo phương pháp “ khí canh” của NASA Mỹ .                                                 Trang 3/5 ­ Mã đề thi 215
  4. Để  đảm bảo đủ nước và các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt đồng thời tiết kiệm  chi phí, ta phải A. thường xuyên tưới nước và chất dinh dưỡng vào lá B. định kỳ tưới nước và chất dinh dưỡng vào lá dựa vào nhu cầu của cây C. liên tục tưới nước và chất dinh dưỡng vào rễ D. định kỳ tưới nước và chất dinh dưỡng vào rễ dựa vào nhu cầu của cây Câu 34: Hãy ghép cột A và cột B phù hợp với các quá trình sinh lý ở thực vật Cột A Cột B 1. Quá trình có định nitơ a, Chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong phân tử ATP và  NADPH 2. Áp suất rễ b, Lực do dòng nước ở đất được lông hút hấp thụ vào trong mạch gỗ ở rễ  rồi lên mạch gỗ của thân 3. Thoát hơi nước c, Quá trình chuyển hoá nitrát thành nitơ phân tử 4. Pha sáng d,Tế bào khí khổng bị mất nước do hơi nước thoát vào không khí 5. Quá trình phản nitơ e, Quá trình liên kết nitơ với hiđrô hình thành lên NH3 f, Quá trình cố định CO2 hình thành các chất hữu cơ Hãy chọn đáp án đúng nhất khi kết hợp cột A với cột B là: A. 1 – a, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – c B. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e C. 1 – e, 2 – b, 3 – d, 4 – a, 5 – c D. 1 – c, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – a Câu 35: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở  hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào. Biết   rằng   không   xảy   ra   đột   biến;   các  chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các   nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào  sau đây đúng?  A. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân. B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo  ra hai tế bào đơn bội. C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8. D. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân. Câu 36: Cho các nhận định sau về vai trò của quang hợp: (1) Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ  là tinh bột là đường   glucôzơ. (2) Tích luỹ năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ. (3) Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hoà lượng hơi nước, CO2 và O2 trong không khí,  góp phần điều hoà nhiệt độ không khí. (4) Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM. (5) Ở các loài cây mà lá cây không có màu xanh thì không có diệp lục nên quá trình quang hợp không thể diễn  ra.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 215
  5. Số nhận định đúng là: A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 37: Năm1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi axit nuclêic ra khỏi vỏ prôtêin  của chủng  virut A và chủng virut B (cả hai chủng đều gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở những vết tổn thương  mà chúng gây ra trên lá ). Sau đó lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp   ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm virut lai này vào các cây thuốc lá chưa bị bệnh thì các cây thuốc lá này bị nhiễm   bệnh. Phân lập từ dịch chiết lá của cây bị bệnh này sẽ thu được A. chủng virut A.         B. chủng virut lai.     C. chủng virut A và chủng virut B.             D. chủng virut B. Câu 38: Hai tÕ bµo nguyªn ph©n mét sè lÇn kh«ng b»ng nhau vµ ®· t¹o ra tæng sè 40 tÕ bµo con, biÕt r»ng tÕ bµo I nguyªn ph©n nhiÒu h¬n tÕ bµo II. Sè lµn nguyªn ph©n cña tÕ bµo I và II lần lượt là A. 5 và 3 B. 4 và 3 C. 3 và 2 D. 5 và 2 Câu 39: Cho các nhận định sau: (1) Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao.             (2) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao. (3) Phơi khô nông sản.                                                  (4) Bảo quản nông sản trong kho lạnh. Số nhận định đúng khi chọn phương pháp bảo quản nông sản là: A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 40: Cột A Cột B 1. Lá có bản rộng, mỏng. a, Trao đổi khí và hơi nước khi quang hợp. 2. Mạch dẫn b, Chứa lục lạp thực hiện quang hợp. 3. Biểu bì c, Hấp thụ được nhiều ánh sáng. 4. Mô giậu d, Vận chuyển nước, khoáng và các chất hữu cơ. 5. Khí khổng e, Bảo vệ. Hãy chọn đáp án đúng nhất khi kết hợp cột A với cột B là: A. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e B. 1 – a, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – c C. 1 – c, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – a D. 1 – b, 2 – d, 3 – e, 4 – c, 5 – a ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 215
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1