intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Pháp luật về quyền sở hữu công nghệ trong hoạt động thương mại năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học

Chia sẻ: Hoàng Đức Duc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi giữa học kì 1 môn Pháp luật về quyền sở hữu công nghệ trong hoạt động thương mại năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học" gồm câu hỏi tự luận dành cho các bạn sinh viên tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Pháp luật về quyền sở hữu công nghệ trong hoạt động thương mại năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học

  1. BÀI TIỀU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ QSH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Đề bài: 2. Phân tích học thuyết cân bằng về lợi ích giữa chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và  lợi ích cộng đồng, liên hệ các quy định pháp luật của Việt Nam về quyền tác giả và  quyền liên quan đến quyền tác giả. Bài làm I. Quyền sở hữu trí tuệ: Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:   Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ,  bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu  công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. II. Quyền tác giả và quyền liên quan: Căn cứ Khoản 2,3 Điều 4,18,19,20 và Điều 29,30,31 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa  đổi bổ sung 2009 và 2019:   Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do chính mình  sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật  này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.  Quyền liên quan đến quyền tác giả (được gọi là quyền liên quan) là quyền  của tổ chức, cá nhân đối với buổi biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ  tinh, chương trình phát sóng được mã hóa. Quyền liên quan gồm quyền nhân  thân và quyền tài sản tuy nhiên tùy đối tượng quyền liên quan được bảo hộ  mà đặt ra vấn đề bảo hộ cả quyền tài sản và quyền nhân thân hay mỗi quyền  tài sản.
  2. BÀI TIỀU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ QSH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI III. Học thuyết cân bằng về lợi ích: Là một trong những nguyên tắc cơ bản mang tính lịch sử, được thể hiện xuyên suốt  trong quá trình bảo hộ sở hữu trí tuệ từ xác lập, duy trì đến bảo vệ quyền SHTT.  Như chúng ta đã biết, khi sáng tạo ra 1 sản phẩm trí tuệ, chủ thể sáng tạo (CSH của  QSHTT) mong muốn nhận được những lợi ích xứng đáng với công sức, thành quả  lao động trí tuệ của mình => Đây là động lực cơ bản thúc đẩy CSH của QSHTT  thực hiện quá trình lao động trí tuệ để tạo ra các sản phẩm trí tuệ. Bên cạnh đó,  cũng có những lợi ích nhất định mà cộng đồng mong muốn có được từ sản phẩm trí  tuệ. VD: Tiếp cận 1 bài thơ (sản phẩm trí tuệ) hay, có giá trị học thuật, nghiên cứu  cao là 1 nhu cầu của cộng đồng. Tuy nhiên, CSH của QSHTT lúc này lại không  muốn công khai sản phẩm trí tuệ của mình, họ chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu cá nhân  và việc công khai sản phẩm trí tuệ do họ sáng tạo là quyền cũng như lợi ích của họ.  Như đã phân tích ở trên, đôi khi lợi ích giữa chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và lợi  ích cộng đồng mâu thuẫn với nhau. Từ đó mới dẫn tới sự ra đời của học thuyết cân  bằng lợi ích. Bản chất của học thuyết cân bằng lợi ích là sự dung hòa quyền lợi  giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triền bền vững cho cả 2 bên, tuy  nhiên mỗi bên sẽ phải hy sinh 1 phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích  chung.  IV. Liên hệ giữa họ thuyết cân bằng lợi ích với các qui định pháp luật: Do đặt ra vấn đề dung hòa quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và  phát triền bền vững cho cả 2 bên, tuy nhiên mỗi bên sẽ phải hy sinh 1 phần quyền  lợi của mình để hướng tới lợi ích chung => Đòi hỏi hệ thống pháp lý cần phải được 
  3. BÀI TIỀU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ QSH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI xây dựng và hoàn thiện nhằm bảo vệ và thực thi hiệu quả các quyền và lợi ích hợp  pháp của tác giả, SHTT; mặt khác cũng phải quy định và tìm các giải pháp để công  chúng tiếp cận và khai thác một cách hiệu quả tranh tình trạng lạm dụng quyền của  các chủ SHTT => Các qui định pháp luật cụ thể thể hiện nguyên tắc cân bằng lợi  ích ra đời. Quy định pháp luật về giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại điều 7  luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019: Việc giới hạn của các quyền sở hữu trí tuệ được thể hiện ở các vấn đề:  Bị giới hạn phạm vi và thời hạn bảo hộ. Thời hạn bảo hộ sẽ tùy thuộc vào  từng nhóm đối tượng sở hữu.  Không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi  ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định  khác của pháp luật có liên quan.  Bị giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ trong một số trường hợp đặc biệt như:  đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh,…  Về thời hạn bảo hộ qui định đối với từng nhóm đối tượng sở hữu trí tuệ  được quy định tại các Điều 27, 34,43,93,169 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi  bổ sung 2009 và 2019:  Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả 1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo  hộ vô thời hạn. 2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều  20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
  4. BÀI TIỀU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ QSH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có  thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu  tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố  trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn  bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm  khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính  theo quy định tại điểm b khoản này; b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo  hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp  tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau  năm đồng tác giả cuối cùng chết; c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời  điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Điều 34. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan 1. Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo  năm cuộc biểu diễn được định hình. 2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ  năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi  âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố. 3. Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo  năm chương trình phát sóng được thực hiện. 4. Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời  điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên  quan.
  5. BÀI TIỀU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ QSH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ 1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi  năm kể từ ngày nộp đơn. 3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết  mười năm kể từ ngày nộp đơn. 4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến  hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm. 5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ  ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây: a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn; b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc  người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào  trên thế giới; c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí. 6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm  kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. 7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. Điều 169. Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng 1. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  6. BÀI TIỀU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ QSH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 2. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm  năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống  cây trồng khác. 3. Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực theo quy  định tại Điều 170 và Điều 171 của Luật này. Điều 43. Tác phẩm thuộc về công chúng 1. Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì  thuộc về công chúng. 2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều  này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả quy định tại Điều 19 của  Luật này. 3. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng.  Thời hạn bảo hộ thể hiện rõ nguyên tắc cân bằng lợi ích => Gíup ta giải  quyết được tình huống đã nêu tại phần III. Cụ thể như sau,  việc công bố tác  phẩm là quyền nhân thân của tác giả bài thơ theo Khoản 3 Điều 19 Luật Sở  hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019. Tuy nhiên, quyền này được  bảo hộ có thời hạn theo Điểm b Khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005  sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 bài thơ chỉ được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả  và 50 năm sau khi tác giả chết => Lúc này, bất cứ ai cũng có quyền công bố  tác phẩm để cộng đồng tiếp cận thỏa mãn nhu cầu theo Điều 43 Luật Sở  hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019  => Cân bằng lợi ích giữa chủ  sở hữu quyền nhân thân trong quyền sở hữu trí tuệ (tác giả) và cộng đồng.  Ngoài ra, nguyên tắc cân bằng lợi ích còn thể hiện qua 1 số trường hợp ở  Điều 25,26,32,33 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019:
  7. BÀI TIỀU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ QSH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không  phải trả tiền nhuận bút, thù lao 1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải  trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá  nhân; b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh  họa trong tác phẩm của mình; c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm  định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả,  không nhằm mục đích thương mại; đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi  sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng  dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng. 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được  làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại 
  8. BÀI TIỀU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ QSH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả  và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. 3. Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác  phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính. Điều 26. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng  phải trả tiền nhuận bút, thù lao 1. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng  cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả  tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận  bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thỏa  thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính  phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ,  quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép,  nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử  dụng theo quy định của Chính phủ. 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được  làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại  đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả  và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. 3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này  không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh. Điều 32. Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải  trả tiền nhuận bút, thù lao
  9. BÀI TIỀU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ QSH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 1. Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả  tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân; b) Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn,  bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy; c) Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin; d) Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền  phát sóng. 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được làm  ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,  chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn,  nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. Điều 33. Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải  trả tiền nhuận bút, thù lao[16] 1. Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công  bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền  dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù  lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản  xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không  thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa  án theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố  nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không  thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận 
  10. BÀI TIỀU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ QSH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất  bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính  phủ. 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh  doanh, thương mại không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo  thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất  bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa  thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án  theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không  được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm,  ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người  biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.  Những trường hợp đặc biệt này dù vì mục đích thương mại hay phi thương  mại, cộng đồng hay cá nhân, tổ chúc khác cần sử dụng tác phẩm trí tuệ cho  những nhu cầu lợi ích hợp pháp. Việc xin phép ở đây được loại trừ nhưng tùy  vào mục đích mà phải trả tiền cho CSH cúa QSHTT => Nguyên tắc cân bằng  lợi ích. Ngoài ra, nguyên tắc cân bằng lợi ích còn thể hiện qua bắt buộc chuyển giao,  hạn chế quyền sử dụng sáng chế theo Điều 145,146 Luật Sở hữu trí tuệ 2005  sửa đổi bổ sung 2009 và 2019: Điều 145. Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế 1. Trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ  chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
  11. BÀI TIỀU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ QSH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI theo quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này mà không cần được sự đồng ý của  người nắm độc quyền sử dụng sáng chế: a) Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ  quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc đáp  ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội; b) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng  chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật này sau khi kết  thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày  cấp Bằng độc quyền sáng chế; c) Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với người nắm  độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù  trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện  thương mại thỏa đáng; d) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế  cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. 2. Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử  dụng khi căn cứ chuyển giao quy định tại khoản 1 Điều này không còn tồn tại và  không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó  không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Điều 146. Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết  định bắt buộc 1. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà  nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây: a) Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền;
  12. BÀI TIỀU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ QSH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI b) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn  đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong  nước, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật này. Đối với  sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ  nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh  tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; c) Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó  cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình  và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác; d) Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử  dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thỏa đáng tùy thuộc vào giá trị kinh tế của  quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền bù do  Chính phủ quy định. 2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, quyền sử dụng sáng chế  được chuyển giao trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 137 của Luật này còn  phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao quyền  sử dụng sáng chế phụ thuộc với những điều kiện hợp lý; b) Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản không được chuyển  nhượng quyền đó, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với toàn bộ quyền đối với  sáng chế phụ thuộc.  Những qui định này thể hiện sự cân bằng lợi ích giữa CSH của QSHTT và  cộng đồng thông qa cơ chế hạn chế, bắt buộc chuyển giao đối với những 
  13. BÀI TIỀU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ QSH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI trường hợp vì mục đích cộng đồng, xã hội, quốc phòng an ninh, lợi ích Nhà  nước…
  14. BÀI TIỀU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ QSH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1