intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Tiên Phước” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Tiên Phước

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN SINH HỌC 9 Chủ đề Mức độ Tổng Chuẩn nhận thức KTKN Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số câu thấp cao (Tỉ lệ) TN TN TL TL Ứng dụng di Hiện tượng 2 2 truyền học thoái hóa do 6,67% tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật. Ưu thế lai 1 1 3,33% ChươngI Hiện tượng 1 1 Sinh vật và tự tỉa trong 20% môi trường tự nhiên. Môi trường 1 1 và các nhân 20% tố sinh thái Xác định 1 1 mối quan hệ 10% khác loài qua các ví dụ cụ thể ChươngII Quần thể 2 2 Hệ sinh thái sinh vật 6,67% Quần thể 2 1 3 người 10%
  2. Quần xã 1 3 4 sinh vật 13,33% Hệ sinh thái 1 1 10% Tổng: Số 6 7 1 16 câu 20 % 30 % 10% 100 % (Tỉ lệ) 2
  3. Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi KIỂM TRA GIỮA KỲ II Họ và tên: NĂM HỌC 2022-2023 …………………….. MÔN: SINH HỌC – LỚP: 9 … ........Lớp: 9/… Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ: A. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn chữ cái A hoặc B, C, D trước phương án đúng của mỗi câu sau và ghi vào giấy làm bài: Câu 1. Trong chọn giống, dùng phương pháp tự thụ phấn hay giao phối gần là để A. Tạo giống mới B. Tạo dòng thuần C. Tạo ưu thế lai D. Cải tạo giống Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng nhất về khái niệm giao phối gần A. Giao phối gần là sự giao phối giữa các cá thể cùng loài khác nhau B. Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ. C. Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. D. Giao phối gần là sự giao phối giữa bố mẹ và con cái. Câu 3. Phép lai nào sau đây tạo ưu thế lai A. AAbb x aaBB B. AaBB x aaBB C. Aabb x aaBb D. aaBB x AABb Câu 4. Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Cá trê, cá rô phi cùng sống chung trong một ao cá.
  4. B. Tập hợp cá chép sống trong một cái ao. C. Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình. D. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Câu 5. Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa: A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể. B. Làm cho kích thước quần thể giảm sút C. quyết định mức sinh sản của quần thể. D. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể. Câu 6. Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác chủ yếu là do con người có A. Tay được giải phóng khỏi chức năng di chuyển. C. Tư thế đứng thẳng B. Bộ não phát triển vượt bậc. D. Lao động và tư duy Câu 7. Sự bùng nổ dân số có thể dẫn đến hệ quả nào sau đây? A. Năng suất lao động tăng C. Thiếu lương thực B. Thiếu nhân công cho các nhà máy công nghiệp D. Giảm thiểu nạn chặt phá rừng bừa bãi Câu 8. Tháp tuổi ở các nước phát triển thường có đặc điểm nào sau đây? A. Đáy rộng, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng B. Đáy hẹp, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều C. Đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều D. Đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng 4
  5. Câu 9. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau được gọi là A. Quần thể sinh vật B. Quần xã sinh vật C. Hệ sinh thái D. Sinh cảnh Câu 10. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Trong quần xã sinh vật, … phản ánh tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. A. Độ đa dạng B. Loài đặc trưng. C. Độ nhiều D. Độ thường gặp Câu 11. Đặc điểm giống nhau giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật là A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật. B. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật C. Gồm các sinh vật trong cùng một loài. D. Gồm các sinh vật khác loài Câu 12. Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của một quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây? A. Khống chế sinh học B. Cạnh tranh giữa các loài C. Hỗ trợ giữa các loài D. Hội sinh giữa các loài Câu 13: Nối nội dung ở cột A với cột B cho đúng Cột A Cột B Nối a. Ca ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được 1. Kí sinh – nữa kí sinh 1- đưa đi xa. b.Vi khuẩn sống trong nốt sần ở cây họ 2. Sinh vật này ăn sinh vật khác. 2- Đậu. c. Cây nắp ấm bắt sâu bọ. 3. Cộng sinh 3- 4. Hội sinh B. TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra với các cành cây ở phía dưới của những cây ưa sáng sống trong rừng rậm. Hãy gọi tên và giải thích vì sao có hiện tượng đó? Câu 2. (2 điểm) Thế nào là sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt? Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao? Câu 3. (1 điểm) Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, mèo rừng, vi sinh vật. Hãy thiết lập lưới thức ăn của quần xã sinh vật đó.
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN SINH HỌC 9 I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Đúng mỗi câu được 0,33 điểm; đúng 2 câu được 0,67đ; đúng 3 câu được 1 điểm Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 u Đáp B C A A C D C D B D B A a-4 b-3 c-2 án II. TỰ LUẬN (5 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂ M - Các cành cây phía dưới của cây ưa sáng sống trong rừng rậm sau 1 0,5 đ thời gian sẽ bị rụng. - Hiện tượng đó gọi là hiện tượng tự tỉa. 0,5 đ Vì Câu 1 + Cây mọc trong rừng có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía 0,5 đ trên nhiều hơn cành cây phía dưới. + Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ để bù 0,5 đ lượng tiêu hao do hô hấp; kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng. - Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của 0,5 đ môi trường. - Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ 0,5 đ Câu 2 môi trường. - Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt 0,5 đ độ của môi trường. 0,5 đ vì sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa thân nhiệt giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định không phụ thuộc vào môi trường ngoài. 6
  7. Học sinh thiết lập đúng sơ đồ lưới thức ăn và khoa học. 1,0đ Câu 3 GIÁO VIÊN RA ĐỀ NHÓM TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG TRẦN THỊ BÔNG SEN LÊ THỊ DUYÊN TRẦN THỊ D. LINH XÉT DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN TRƯỜNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2