intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi hết môn Đo đạc có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi hết môn Đo đạc có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi hết môn Đo đạc có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)

  1. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI HẾT MÔN Đề số: 01 Môn thi : Đo Đạc Mã môn học : MH11 Khóa/Lớp : LS_KII-01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (5 điểm). Anh (chị) hãy trình bày khái niệm bản đồ và tỷ lệ bản đồ? Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ? Áp dụng Tỷ lệ bản đồ 1: 5 000 Chiều dài các đoạn thẳng trên bản đồ là: l1 = 2 cm ; l2 = 12 cm ; l3 = 14 cm Anh (chị) hãy tính độ dài của các đoạn thẳng đó ngoài thực địa? Câu 2: (2 điểm). Anh (chị) hãy trình bày tính năng, tác dụng và cách sử dụng địa bàn cầm tay? Câu 3: (3 điểm). Anh (chị) hãy cho biết cách sử dụng bản đồ ngoài trời? Hết Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy
  2. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN Đáp án đề số: 01 Môn thi : Đo đạc Mã môn học : MH11 Khóa/Lớp : LS_KII-01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM 1 Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm bản đồ và tỷ lệ bản đồ? Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ? Áp dụng Tỷ lệ bản đồ 1: 5 000 5.0 Chiều dài các đoạn thẳng trên bản đồ là: l 1 = 2cm; l 2 = 12cm; l 3 = 14cm. Anh (chị) hãy tính độ dài của các đoạn thẳng đó ngoài thực địa? Đáp án Khái niệm về bản đồ. 2,0 Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ của toàn bộ bề mặt đất hoặc một phần của mặt đất được phản ánh lên trên mặt giấy theo một tỷ lệ nhất định, trên đó thể hiện kích thước, hình dạng của các địa vật đồng thời phải mô phỏng độ lồi lõm cao, thấp về địa hình của khu vực đó. (nội dung thể hiện bằng các ký hiệu, quy ước ký hiệu.....) Bản đồ phản ánh rõ nét những chi tiết địa vật của bề mặt trái đất, nó cung cấp cho người đọc những hiểu biết về khu vực nó mô tả như địa hình (dáng đất), vùng núi hay đồng bằng, thuỷ văn, đường sá, dân cư, nhiều chi tiết trên bản đồ dễ nhận biết và có thể đo được. Tùy theo phương pháp đo, vẽ, tỷ lệ rút nhỏ khác nhau mà bản đồ có độ chính xác khác nhau nhưng yêu cầu cần phải đạt là: - Các chi tiết trên mặt đất được thể hiện chính xác lên bản đồ phải theo một tỷ lệ nhất định. (Hình dạng; kích thước; vị trí...) - Mỗi chi tiết mặt đất phải được chọn lọc, được đơn giản hoá tuỳ
  3. theo tầm quan trọng của nó và tuỳ theo tỷ lệ vẽ mà biểu thị bằng một hệ thống các ký hiệu và phản ánh được nội dung cơ bản. Bản đồ không phải là một bản vẽ nguyên xi mặt đất như một tấm ảnh chụp mà chỉ diễn tả nội dung và yêu cầu đo vẽ mặt đất cần thiết, phục vụ cho mục tiêu nhất định (Giao thông, đất đai, vùng kinh tế, nguồn năng lượng, qui hoạch đô thị, y tế, giáo dục v. v) . Căn cứ đặc tính bản vẽ và yêu cầu sử dụng có các loại bản đồ: Bản đồ kinh tế, bản đồ địa lý tự nhiên, bản đồ phân bố đất, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ qui hoạch hệ thống giao thông, bản đồ thiết kế trồng rừng... với các tỷ lệ khác nhau tỉ lệ 1: 10 000; 1: 500; 1: 25 000.... Nhưng bản đồ địa hình là loại bản đồ cơ bản nhất. Sử dụng bản đồ địa hình để điều tra xác định, chỉnh lý các yếu tố về địa hình, địa vật... ở ngoài thực địa lên trên bản đồ. Khái niệm về tỷ lệ bản đồ 1,0 Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa độ dài của một đoạn thẳng trên bản đồ với độ dài hình chiếu bằng (nằm ngang) tương ứng của đoạn thẳng đó ở ngoài thực địa (trên mặt đất) được biểu hiện theo công thức: 1/M (mẫu số là một số chẵn như 1000; 2000; 5000) 1 1 1 M = hay = L N L Trong đó: M : Là tỷ lệ bản đồ l: Độ dài trên bản đồ (cm) L: Độ dài nằm ngang trên mặt đất (m) N: Mẫu số tỷ lệ Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ 0,5 - Rút ngắn được khoảng cách thực tế ngoài thực địa trên mặt sơ đồ/bản đồ. - Phản ánh thực trạng khách quan chiều dài thực tế. - Phản ánh hiện trạng mặt đất được thu nhỏ theo tỷ lệ nhất định (về hình dạng, kích thước, diện tích ...). - Thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng sau này. Áp dụng 1,5 1 1 Từ công thức M = = Tính được giá trị của L (Độ L N
  4. dài thực tế ngoài thực địa) L = l x N = m Từ công thức trên ta tính được độ dài ngoài thực địa là L1 = 100 m L2 = 600 m L3 = 700 m Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày tính năng, tác dụng và cách sử 2,0 dụng địa bàn cầm tay? Đáp án Tính năng 0,5 - Đo đơn giản, đo nhanh. - Sử dụng tiện lợi, gọn nhẹ. Tác dụng 0,5 - Xác định góc phương vị. - Xác định độ dốc (góc nghiêng). - Định hướng được đường thẳng. Sử dụng địa bàn trong công tác sơ thám, đo đạc đơn giản, xác đinh hướng trong rừng, ngoài biển… nhất là những vùng rừng núi, rừng cây rậm rạp đòi hỏi độ chính xác không cao. Cách sử dụng địa bàn cầm tay. 1. Xác định hướng đo 0,5 - Mở hộp địa bàn cho kim từ tự do dao động xung quanh trục. 2 - Một tay giữ hộp địa bàn cho thăng bằng và điều chỉnh cho bọt nước giữ được thăng bằng (bọt nước nằm giữa cột nước). - Đưa khe ngắm về hướng định đo ngang tầm mắt hướng theo mục tiêu qua khe ngắm. - Quan sát trên gương: Khi ống nước được thăng bằng, giữ chốt hãm kim từ. - Đọc trị số góc đo (góc phương vị) qua gương phản chiếu. - Ghi kết quả đo được vào biểu mẫu, số tay. 2. Xác định độ dốc 0,5 - Đặt một cạnh của hộp địa bàn áp sát trên mặt thước nhựa thẳng (thước gỗ phẳng). - Điều chỉnh ốc đo góc đứng (độ dốc phía sau địa bàn) sao cho bọt nước được giữ ở vị trí thăng bằng (bọt nước ở vị trí giữa ống nước). - Đọc trị số độ dốc trên vành độ đứng xác định được độ dốc khu vực đo. - Đọc trị số đo tại mỗi điểm ghi vào biểu xác định độ dốc
  5. 3 Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết cách sử dụng bản đồ ngoài trời? 3,0 Đáp án Cách sử dụng bản đồ ngài trời: 0,5 Khi sử dụng bản đồ ngoài trời cần phải biết định hướng bản đồ, đối chiếu bản đồ với thực địa, và làm công tác bổ sung bản đồ khi cần thiết. Có nhiều phương pháp định hướng bản đồ. Trên mỗi bản đồ bao giờ cũng ghi hướng Bắc – Nam theo ký hiệu Định hướng bản đồ là đặt tấm bản đồ sao cho hướng của địa hình, địa vật có trong bản đồ đúng với hướng của địa hình, địa vật ấy ở mặt đất, cách làm như sau: Định hướng bản đồ bằng địa bàn. 0,5 - Dựa vào kinh tuyến từ được xác định bởi hướng của kim địa bàn - Các bước thực hiện + Đặt địa bàn lên tấm bản đồ, mở nút hãm của kim địa bàn cho kim từ tự do quay quanh trục + Điều chỉnh địa bàn sao cho hướng Bắc Nam của địa bàn trùng với hướng Bắc Nam của kim từ trên địa bàn. + Khi kim địa bàn ổn định ta giữ nguyên hướng của kim địa bàn và hướng của bản đồ. Đối chiếu địa hình, địa vật trên bản đồ và ngoài thực địa để khẳng định lại địa hình, địa vật nếu thấy nhất trí thì bản đồ đã định hướng xong. Định hướng bản đồ theo địa vật dài 1,0 Khi cần định hường bản đồ nhưng không có địa bàn, hay địa bàn không dùng được phải dưạ vào địa vật để định hướng. - Cách làm như sau: + Chọn địa vật có hình dài và thẳng và tương ứng với các ký hiệu trên bản đồ (đường ô tô, đường tàu hoả, sông, suối v.v.) mang bản đồ đến tới địa vật đó + Đặt bản đồ nằm ngang sau đó xoay bản đồ sao cho tới khi hướng của địa hình, địa vật trên bản đồ song song (cùng hướng) với hướng của địa hình, địa vật có ở trên mặt đất. - Kiểm tra địa hình, địa vật xung quanh, khu vực lân cận trên mặt đất xem có phù hợp với bản đồ không Chú ý: + Dễ nhầm lẫn do định hướng sai 1800. + Có thể chọn bất kỳ 2 điểm địa vật trên bản đồ chọn kẻ
  6. đường nối 2 địa vật đó trên bản đồ đối chiếu với thực địa. + Đặt bản đồ nằm ngang rồi xoay sao cho đường đã kẻ trùng với hướng ngắm đến địa vật và kiểm tra lại địa vật xung quanh. Xác định vị trí đứng hiện tại trên bản đồ 1,0 Khi sử dụng bản đồ ngoài trời cần phải xác định rõ vị trí hiện đang đứng trên bản đồ so với thực địa. Các bước tiến hành như sau: a. Sử dụng phương pháp giao hội bằng cách ước lượng cự ly - Tại một vị trí bất kỳ trên mặt đất, tiến hành định hướng bản đồ. - Dùng địa bàn ngắm hướng từ chỗ đứng đến 2 điạ vật rõ nét nhất đã vẽ trên bản đồ. - Dùng bút chì vẽ 2 đường ngắm trên bản đồ. Giao điểm của 2 đường ngắm này là vị trí đang đứng trên bản đồ. b. Phương pháp đo độ dài - Định hướng bản đồ căn cứ địa vật chuẩn (Đứng gần địa vật rõ nét: gốc cây, đường đi; dòng suối ...). - Căn cứ vào địa vật, xác định và đo độ dài vật chuẩn gần nhất đến chỗ đứng trên mặt đất. - Rút ngắn tỷ lệ độ dài rồi chấm vào bản đồ sẽ xác định được điểm đứng trên bản đồ (có thể ước lượng hoặc đếm bước chân…). Đáp án đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  7. ĐỀ THI HẾT MÔN Đề số: 02 Môn thi : Đo Đạc Mã môn học : MH11 Khóa/Lớp : LS_KII-01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Anh (chị) hãy trình bày khái niệm góc phương vị? Cho biết thế nào là góc phương vị thật, góc phương vị từ, góc phương vị thuận và góc phương vị nghịch? Câu 2: (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày các bước xác định góc phương vị bằng địa bàn ba chân? Ưu điểm và nhược điểm của địa bàn ba chân? Câu 2: (5 điểm) Anh (chị) hãy trình bày cách sử dụng bản đồ trong phòng? Hết Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN
  8. Đáp án đề số: 02 Môn thi : Đo đạc Mã môn học : MH11 Khóa/Lớp : LS_KII-01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm góc phương vị? Cho biết thế nào là góc phương vị thật, góc phương vị từ, góc 2,0 phương vị thuận và góc phương vị nghịch? Đáp án Khái niệm góc phương vị 0,5 Góc phương vị của một đường thẳng là góc hợp bởi hướng Bắc của đường kinh tuyến với hướng của đường thẳng tính theo chiều thuận kim đồng hồ và có trị số từ 00 đến 360 0 . Góc phương vị thật 0,25 Góc phương vị đo theo kinh tuyến địa lý gọi là góc 1 phương vị thật (Ath) Góc phương vị từ 0,25 Góc phương vị đo theo kinh tuyến từ gọi là góc phương vị từ (A nc) Góc phương vị thuận. 0,5 Góc hợp bởi hướng Bắc ở cung phần tư thứ nhất và thứ 4 với hướng đo của đường kinh tuyến với hướng của đường thẳng đo (tính theo chiều kim đồng hồ) Góc phương vị nghịch. 0,5 Góc hợp bởi hướng Bắc cung phần tư thứ 2 và 3 với hướng đo. 2 Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày các bước xác định góc phương vị bằng địa bàn ba chân? Ưu điểm và nhược điểm của địa bàn 3,0 ba chân? Đáp án Các bước xác định góc phương vị bằng địa bàn ba chân Bước 1. Chọn địa điểm đặt máy 0,5 - Xác định địa điểm cần đo - Chọn vị trí đặt địa bàn nơi tương đối bằng phẳng, thông thoáng dễ quan sát, có tầm nhìn bao quát rộng trong khu vực
  9. cần xác định. - Tạo cho chân địa bàn thành hình tam giác đều,vững chắc. Bước 2. Cân bằng máy và chiếu điểm 0,5 - Khi xác định vị trí đặt máy điều chỉnh cho địa bàn vững chắc. - Đặt dây và quả dọi theo phương thẳng đứng để trùng với cọc tiêu, cọc mốc (trên cọc có hình tam giác, đầu đinh, hay hình chữ thập có khoảng cánh 5 –10 cm). - Dùng 2 tay ốp vào hộp địa bàn, nhẹ nhàng điều chỉnh hộp địa bàn sao cho bọt nước của ống trên mặt địa bàn trùng với tâm của ống nước thăng bằng (bọt nước nằm giữa hình tròn). - Dùng 2 ngón tay hướng ống kính ngắm tới vật cần xác định (cọc tiêu, mia) Bước 3: Bắt xác định mục tiêu. 0,5 - Xác định sơ bộ hướng ngắm qua đường ngắm sơ bộ - Ngắm qua ống kính vật của máy hướng về phía hướng vật cần ngắm (tiêu điểm ngắm) - Dùng 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón cái) điều chỉnh kính mắt, kính vật để nhìn rõ dây chữ thập bên trong ống ngắm. - Điều chỉnh ốc tiêu cự cho vạch dây chữ thập trùng với vạch trên vật cần ngắm (mia, cọc tiêu) - Vặn chặt ốc hãm trụ quay, ốc liên kết. - Mở ốc hãm để kim từ tự do dao động xung quanh trục địa bàn. - Điều chỉnh ốc vi độ đứng để dây trên của vòng dây chữ thập trùng với một vạch trên của mia. Bước 4. Xác định và đọc số trên máy. 0,5 Khi kim từ đã dừng hẳn tiến hành đọc các trị số trên máy + Khi từ chi vào đâu trên vành độ ngang đó là góc phương vị, đọc trị số góc phương vị + Ghi các kết quả đo đạc được vào biểu mẫu, sổ tay để tính toán nội nghiệp. Bước 5: Ghi số liệu vào mẫu biểu (Phụ lục biểu) Ưu, nhược điểm sử dụng địa bàn 3 chân * Ưu điểm - Địa bàn 3 chân có cấu tạo máy đơn giản, mang vác gọn, nhẹ 0,5 nhàng, tiện lợi cho việc sử dụng nhất là nơi địa hình phức tạp (Đồi núi, trong rừng; dốc cao vực thẳm địa hình phức tạp..) linh động trong việc sử dụng. - Sử dụng đo đạc nơi có yêu cầu không đòi hỏi độ chính xác cao. - Xác định khoảng các nhanh qua dây đo khoảng các và mia
  10. * Nhược điểm 0,5 - Độ chính xác yêu cầu đòi hỏi không cao. - Phụ thuộc vào thời tiết khu vực (mưa, nắng, nóng, ánh sáng) và kinh nghiệm thực tế của người đo. - Phụ thuộc vào máy và độ chính xác của máy sử dụng (nước sản xuất, trình độ và công nghệ) 3 Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày cách sử dụng bản đồ trong phòng? 5,0 Đáp án Xác định chiều dài giữa 2 điểm trên bản đồ 1,5 Các xác định 2 điểm trên bản đồ phụ thuộc vào dạng đường đo. Có thể phân ra ba loại dạng đường đo: Đường thẳng, đường gấp khúc, đường cong Muốn tìm độ dài hai điểm trên bản đồ. Ta thực hiện như sau: - Dựa vào tỷ lệ bản đồ: 1: 2000; 1: 5000 - Dùng thước nhựa khắc vạch (hoặc compa) đo độ dài nối 2 điểm đó trên bản đồ - Ghi các kết quả vào biểu có sẵn - Lấy kết quả nhân với mấu số tỷ lệ bản đồ sẽ có độ dài thực tế 1 1 - Từ công thức M = = Tính được giá trị của L (Độ dài L N thực tế ngoài thực địa) L= l xN = m Trong trường hợp cần đo 1 đường cong độ dài giữa 2 điểm. Người ta sử dụng thước đo đường cong để xác định chiều dài. Khi sử dụng thước cấn chú ý: Xoay bánh xe lăn cho kim chỉ vào trị số O trên vòng số. Đưa đầu bán xe lăn di chuyển trên đường tiếp xúc trực tiếp trên mặt giấy vẽ trên bản đồ…đảm bảo độ chính xác) Xác định độ cao giữa 2 điểm trên bản đồ 1,5 Giả sử bản đồ vẽ đường đồng mực có khoảng cách cao đều h = 2 m. Nếu điểm M nằm trên đường đồng mực có độ cao tuyệt đối = 128m; điểm N nằm giữa 2 đường đồng mực 122 và 124. Muốn tính độ cao tuyệt đối của điểm N. Cách xác định như sau: + Kẻ đường thẳng xy sao cho đi qua điểm N và vuông góc với 2 đường đồng mực.(122 và 124) + Giả thiết độ dốc từ đường đồng mực 122 đến đường đồng mực 124 là như nhau. + Đo đoạn xy = d mm và đoạn xN = d1 mm
  11. + Gọi h1 là hiệu độ cao giữa điểm N với điểm x ta có: h1 d1 hxd1 = h1 = h d d h: hiệu độ cao giữa 2 đường đồng mực (hay khoảng cách đều) Độ cao điểm N bằng độ cao đường đồng mực 122m + h1. Tính diện tích trên bản đồ a. Phương pháp hình học 1,0 Nếu diện tích khu vực cần đo được bao quanh bởi những đường thẳng thì: - Chia hình dạng khu vực đó thành những hình cơ bản (hình tam giác, chữ nhật, hình thang....). - Đo độ dài các cạnh, các đường cao hình tam giác. - Căn cứ vào hình tam giác xác định được diện tích từng hình tam giác. Diện tích hình tam giác đựơc xác định dự trên công thức: S= - Diện tích khu vực được xác đinh bởi nhiều hình tam giác. Cộng diện tích các hình tam giác, xác định được diện tích khu vực đo. S = + S1+ S2+ 3 ….. + Sn - Đem diện tích vừa tìm được nhân với bình phương mẫu số tỷ lệ được diện tích hình chiếu mặt đất khu vực đó. b. Phương pháp dùng giấy bóng kẻ ô vuông Dùng một mảnh mi ca hay nhựa trong suốt đã kẻ những ô 1,0 vuông nhỏ lên đó hay sử dụng giấy bóng ô vuông có các cạnh là 1 cm; Cạnh nhỏ nhất là 0,1 mm - Đặt tờ giấy bóng có kẻ ô vuông lên khu đất cần xác định trên bản đồ . - Đếm tất cả các ô nằm trong hình cần đo từ trên xuống dưới, từ trái qua phải tổng số lượng các ô vuông tương ứng có cạnh 1 cm trong khu vực trên giấy kẻ ly. - Các ô vuông nhỏ được đếm theo phương pháp bù trừ cho nhau sao cho 100 ô vuông nhỏ = 1 ô vuông lớn. - Tổng số ô vuông đếm được nhân với diện tích thực của mỗi ô vuông. - Căn cứ vào bảng trên xác định được diện tích mảnh vườn hoặc khu rừng. (S = n x c trong đó: n là tổng số ô; c là diện tích một ô)
  12. Chú ý: - Đánh dấu các ký hiệu trên sơ đồ nền. - Kiểm tra đánh giá mức độ chính xác của bản đồ, đối chiếu với thực địa về vị trí, ranh giới và bổ xung các điểm trên bản đồ, sơ đồ. Phương pháp này tính toán diện tích có nhanh, nhưng mức độ chính xác kém. Do vậy cần được làm nhiều lần rồi lấy kết quả trung bình. Đáp án đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2