intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi hết môn Kỹ thuật điện 2 có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi hết môn Kỹ thuật điện 2 có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề 1)’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi hết môn Kỹ thuật điện 2 có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề 1)

  1. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TCDTNT-GDTX BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI HẾT MÔN ĐỀ SỐ: 02 Môn thi : Kỹ thuật điện II Mã môn học : MH 12 Khóa/Lớp : ĐCN_KVIII-03 Ngày thi : 15 / 11 /2019 Thời gian làm bài : 60 phút ĐỀ BÀI: Câu 1: (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày cách sử dụng và ký hiệu của Vôn kế Câu 2: (3 điểm) Anh (chị) hãy nêu nguyên lý bảo vệ quá dòng của aptomat Câu 3: (4 điểm) Anh (chị) hãy trình bày cách sử dụng mỏ hàn để hàn chân linh kiện? Chú ý : Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Người ra đáp án Nguyên Thị Phương Nga Đề số: 02 TỔ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
  2. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TCDTNT-GDTX BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN ĐỀ SỐ: 02 Môn thi : Kỹ thuật điện II Mã môn học : MH 12 Khóa/Lớp : ĐCN_KVIII-03 Ngày thi : 15 / 11 /2019 Thời gian làm bài : 60 phút TT NỘI DUNG ĐIỂM 1 Câu 1 3 điểm Cách sử dụng. *Đo điện áp có giá trị trung bình và nhỏ. 1 - Dùng vôn kế đo điện áp. - Vôn kế được mắc song song với phụ tải, nguồn cần đo điện áp. Điện trở của vôn kế phải rất lớn để dòng điện qua vôn kế càng nhỏ càng tốt. 0.5 Vôn kế mắc song song Muốn mở rộng giới hạn đo ta mắc nối tiếp điện trở phụ với cuộn dây cơ cấu đo, Rp chọn sao cho vôn kế chỉ chịu điện áp nhỏ hơn mức cho phép: 0.5 Mắc điện trở phụ mở rộng giới hạn đo * Đo điện áp có giá trị lớn 1 Khi điện áp cần đo quá lớn so với giới hạn đo của cơ cấu đo thì ta phải dùng máy biến áp đo lường để chuyển đổi điện áp cần đo về phù hợp với giới hạn của cơ cấu đo
  3. 2 Câu 2 3 điểm * Nguyên lý bảo vệ quá dòng. 1.5 1 – lò xo cắt 2,3 – thanh móc chốt 4 – nắp thép động 5 – cuộn hút điện từ 6 – lò xo phản kháng Sơ đồ nguyên lý áp tô mát dòng điện cực đại - Ở chế độ làm việc bình thường áp tô mát làm việc ở trạng thái đóng (như hình vẽ), khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải, 1.5 dòng điện đi trong cuộn dây nam châm số 5 sẽ vượt quá dòng điện chỉnh định của áp tô mát. Cuộn dây số 5 sẽ sinh ra lực điện từ F = IW. Lực điện từ do cuộn dây sinh ra thắng lực kéo của lò xo 6 làm cho nắp thép số 4 được hút xuống kéo theo thanh móc chốt số 3 quay quanh trục và tách khỏi móc chốt của thanh số 2. Dưới tác dụng của lò xo cắt 1, tiếp điểm được mở, ngắt điện cho phụ tải. - Muốn chỉnh định dòng điện của áp tô mát ta chỉnh định sức căng của lò xo số 6 3 Câu 3 4 Cách sử dụng mỏ hàn để hàn chân linh kiện - Tráng thiếc cho lần đầu tiên dùng: Sau khi bắt ốc xong các 1.5 bạn bấm mỏ hàn và nhúng ngay vào cục nhựa thông. Sau khi nhựa thông đã chảy ra và bám vào phần đầu của dây mỏ hàn thì thôi bấm và lấy mỏ hàn ra. Các bác tìm một tấm PCB cũ có những nốt hàn to có sẵn thiếc (ví dụ như nốt hàn chân nguồn mass hay các cọc chân cao áp của Tivi… hoặc nốt hàn tỏa nhiệt chẳng hạn). Nếu không có thì bạn tháo ít dây thiếc từ cuộn thiếc mới ra rồi Tráng thiếc cho đầu mỏ hàn sau bấm mỏ hàn để tráng thiếc sao cho thiếc bám đều phần đầu dây mỏ hàn. Đặc biệt không nên bấm 5-10 phút mà không tráng thứ gì như một số thợ nói vì như thế đầu mỏ hàn sẽ bị nhiệt độ cao làm oxy hóa sẽ không ăn thiếc được nữa. - Cách hàn các linh kiện điện tử thường: Các bác nên vệ sinh 1.5
  4. PCB ( Mạch in ) và chân linh kiện (PCB và linh kiện cũ) trước khi hàn, có thể vệ sinh bằng axeton, dao dọc giấy, giấy ráp ….như vậy khi hàn thì thiếc và chân linh kiện sẽ dễ bám dính với nhau hơn. + Đầu tiên Các bạn cắt chân linh kiện sao cho cắm chặt linh kiện vào PCB mà chân linh kiện trồi ra 1mm là đẹp nhất. + Bấm mỏ hàn vào miếng nhựa thông cho nhựa thông chảy ngập đầu mỏ hàn => nhả mỏ hàn => nhấc mỏ hàn đến chỗ chân linh kiện cần hàn => Bấm mỏ hàn cho nhựa thông ở đầu mỏ hàn chảy ra trùm kín chân linh kiện và lỗ PCB => Đưa dây thiếc vào lỗ PCB – Chân linh kiện – Đầu mỏ hàn để thiếc chạm đầu mỏ hàn và chảy ra (cho ít thiếc thôi nhé mọi người, cho nhiều quá đôi khi dễ bị chạm sang chân linh kiện bên cạnh, mối hàn to nhìn cũng xấu hơn) thường thì sau khi chạm chân linh kiện cùng thiếc sẽ chảy ra và tráng đều lỗ PCB và chân linh kiện, nếu các bạn thấy mối hàn vẫn chưa đẹp thì có thể di chuyển đầu mỏ hàn cho đều hoặc thêm thiếc hoặc cho thêm nhựa thông để mối hàn đẹp, bóng, chắc chắn hơn nhé ( hàn nhiều , quen tay sẽ có kinh nghiệm). - Hướng Dẫn hàn chân IC hoặc dãy nhiều chân: Dùng mỏ hàn 1 bôi nhựa thông tới tất cả các chân của IC trên PCB + Dùng 1 lượng thiếc vừa phải ( bằng hạt đỗ xanh ) cho chân đầu tiên của dãy. Bấm mỏ hàn cho thiếc nóng chảy và cứ thế di đến chân tiếp theo cho đến chân cuối (chỉ di 1 chiều). Chân nào còn chạm nhau thì cứ di lại (hoặc thêm nhựa thông cho thiếc dễ chảy ) tiếp tục đến chân cuối là được. Trong quá trình di thiếc nếu thiếu thiếc thì tiếp thêm, đến chân cuối nếu thừa thiếc thì vẩy đầu mỏ hàn để loại bỏ bớt thiếc. Người ra đáp án Nguyễn Thị Phương Nga Đáp án đề số: 02 TỔ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ (Ký và ghi rõ họ tên)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2