intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi hết môn Kỹ thuật điện 2 có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề số 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo “Đề thi hết môn Kỹ thuật điện 2 có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề số 1)” sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn sinh viên có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi hết môn Kỹ thuật điện 2 có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề số 1)

  1. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TCDTNT-GDTX BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI HẾT MÔN ĐỀ SỐ: 01 Môn thi : Kỹ thuật điện II Mã môn học : MH 12 Khóa/Lớp : ĐCN_KVIII-03 Ngày thi : 15/ 11 /2019 Thời gian làm bài : 60 phút Đề bài: Câu 1: (4 điểm) Anh (chị) hãy trình bày cấu tạo và ký hiệu, nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt? Câu 2: (4 điểm) Anh (chị) hãy nêu cách sử dụng đồng hồ vạn năng? Câu 3: (2 điểm) Anh (chị) hãy trình bày cách sử dụng máy khoan Chú ý : Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Người ra đề Nguyễn Thị Phương Nga Đề số: 01 TỔ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TCDTNT-GDTX BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN ĐỀ SỐ: 01 Môn thi : Kỹ thuật điện II Mã môn học : MH 12 Khóa/Lớp : ĐCN_KVIII-03 Ngày thi : 15 / 11/2019 Thời gian làm bài : 60 phút TT NỘI DUNG ĐIỂM 1 Câu 1 4 điểm * Cấu tạo: 0.5 Nguyên lý cấu tạo rơle nhiệt trạng thái chưa tác động 0.5 Nguyên lý cấu tạo rơle nhiệt trạng thái đã tác động 1 – Phần tử đốt nóng 2 – Vít bắt dây mạch động lực 3 – Phiến kim loại kép (bimêtan) 4,7 – trục quay 0.5 5 – Giá nhựa cách điện 6 – Vít điều chỉnh dòng bảo vệ 8 – Lò xo 9 – Đòn bẩy 10 – Nút reset 11 – Tiếp điểm động
  3. 12 – Tiếp điểm tĩnh - Rơle nhiệt cấu tạo gồm các bộ phận như trên. * Ký hiệu rơ le nhiệt 1 Nguyên lý hoạt động - Phiến kim lại kép bimêtan gồm hai tấm kim loại ghép lại với 1,5 nhau: một tấm có hệ số dãn nở dài bé, một tấm có hệ số dãn nở dài lớn. - Rơle nhiệt làm việc dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. Ở trạng thái bình thường rơle nhiệt ở trạng thái như hình vẽ, khi xảy ra sự cố quá tải, ngắn mạch thì dòng điện chạy trong phần tử đốt nóng sẽ tăng lên làm nhiệt độ tỏa ra tăng, làm cong phiến kim loại kép và ấn vào vít 6, làm xoay giá 5 quanh trục 4, làm mở ngầm đòn bẩy 9, đòn bẩy 9 xoay quanh trục 7 được bẩy lên nhờ lò xo 8 và tác động vào tiếp điểm động 11 làm cho hai tiếp điểm 11 và 12 rời xa nhau, cắt điện mạch điều khiển, cắt điện mạch động lực, thiết bị được bảo vệ. - Sau khi phiến kim loại nguội và trở về trạng thái ban đầu nhưng giá 5 và đòn bẩy 9 không thể tự ăn khớp với nhau. Ta phải ấn nút reset 10 để rơle nhiệt trở về trạng thái ban đầu. Để thay đổi đổi dòng điện bảo vệ ta điều chỉnh vít 6 tiến sát hoặc rời xa phiến lưỡng kim. 2 Câu 2: 4 điểm * Cách sử dụng. a. Hiệu chỉnh trước khi đo. 1 - Bước 1: Đặt đồng hồ đúng vị trí . - Bước 2: Các que đo phải cắm đúng cực tính. + Que dương (màu đỏ) = âm nguồn pin. + Que âm (màu đen) = dương nguồn pin. - Bước 3: Chỉnh “không” đồng hồ (nếu kim lệch khỏi vạch chỉ 0) bằng cách xoay nhẹ nút điều chỉnh đối với quả đối trọng nằm ở giữa mặt đồng hồ.
  4. + Quy ước: Thang đọc là phần kim chỉ thị. - Thang đo là công tắc chuyển mạch. b. Đo dòng điện. 1 - Chuyển thang đo về vị trí đo dòng điện (mA, A) sao cho trị số dòng cần đo không vượt quá giới hạn thang đo. - Khi đo dòng điện mắc nối tiếp ampe kế vào mạch cần đo để I đi qua nó. - Khi đo ta phải cố định que đo trước rồi mới cấp nguồn cho mạch. => Công thức: Giá trị đo = (thang đo × giá trị kim đang chỉ thị trên thang đọc) / giới hạn cực đại thang đọc. c. Đo điện áp. 1 - Nếu đo điện áp một chiều thì chuyển thang đo của đồng hồ về phần đo điện áp một chiều (- , mV, V). - Nếu đo điện áp xoay chiều thì chuyển thang đo về vị trí đo điện áp xoay chiều (~, mV, V). - Nếu chưa ước lượng được giá trị điện áp cần đo thì đặt thang đo xoay chiều lớn nhất để đảm bảo an toàn cho thiết bị rồi từ giá trị cụ thể đưa về thang đo thích hợp. - Khi đo mắc volmét song song với mạch cần đo. Khi cần đo ở nhiều vị trí khác nhau trên mạch ta cần cố định một que đo (que mass) que đo còn lại lần lượt đưa tới những điểm cần đo. => Công thức: Số đo = Số đọc x (thang đo/ vạch đọc) - B1: Chuyển núm xoay vể thang đo phù hợp (một trong các thang ở khu vực ACV; màu đỏ). - B2: Tiến hành đo: Chấm 2 que đo vào 2 điểm cần đo. - B3: Đọc trị số: Số đo sẽ được đọc ở các vạch còn lại trên mặt số (trừ vạch ) theo biểu thức nh sau: - B4: Số đo = Số đọc x (thang đo/ vạch đọc). * Ví dụ: Đặt ở thang 50V – AC; đọc trên vạch 100 thấy kim đồng hồ chỉ 8 V thì số đo là: Chú ý: + Thang đo phải lớn hơn giá trị cần đo. Tốt nhất là giá trị cần đo khoảng 70% giá trị thang đo. + Phải cẩn thận tránh va quẹt que đo gây ngắn mạch và bị điện giật 1 d. Đo điện trở.
  5. - Chuyển thang đo về thang đo điện trở (Ω), thang đo điện trở dùng để đo cách điện, thông mạch. - Trước khi đo thang nào phải chỉnh “không” thang đó bằng cách chập hai que đo của đồng hồ với nhau rồi vặn núm chỉnh 0. - Khi đo điện trở ta sử dụng nguồn pin bên trong của đồng hồ nên tuyệt đối không được đưa nguồn ngoài vào. => công thức: Số đo = Số đọc x thang đo * Cách đo điện trở - B1 : Cắm que đo đúng vị trí: đỏ (+); đen (-). - B2 : Chuyển núm xoay vể thang đo phù hợp (một trong các thang đo điện trở. - B3 : Chập 2 que đo và điều chỉnh núm (Adj) cho kim chỉ đúng số 0 trên vạch. - B4 :Tiến hành đo: chấm 2 que đo vào 2 đầu điện trở cần đo. B5 : Số đo = Số đọc x thang đo. 3 Câu 3 2 Cách sử dụng - Trước khi bạn tiến hành khoan, bạn nên chuẩn bị một số dụng cụ bảo hộ để khi khoan được an toàn. 1 - Lắp mũi khoan; - Dùng tay hoặc dùng chìa vặn mở to phần đầu kẹp. Lắp phần chuôi mũi vào đầu kẹp và dùng chìa vặn để vặn thật chặt mũi khoan vào. - Cầm vào thân máy khoan hoặc để máy khoan nằm ngang lên bàn. - Cắm phíc cắm vào nguồn điện. - Nâng máy khoan tốt nhất bằng 2 tay và bấm thử xem chiều
  6. quay của mũi đã đúng chiều chưa? ( thuận chiều kim đồng hồ hướng từ chuôi lên mũi). Nếu chưa đúng chiều bạn phải đảo lại chiều quay. - Bây giờ ta mới tiến hành khoan; đứng với tư thế vững trãi, 1 đưa mũi khoan đến vị trí đánh dẫu cần khoan và khi mũi chạm vào vật cần khoan, bạn tiến hành bấm nút khoan để khoan. Khi khoan nhớ giữ mũi cho thẳng để lỗ khoan không bị ngiêng và tránh mũi bị gãy. Khi khoan xong đủ chiều dài, ta tiếp tục bấm máy cho mũi khoan quay và rút ra bình thường. Nếu mũi bị ket lại, ta đảo chiều quay để rút ra. Người ra đáp án Nguyễn Thị Phương Nga Đáp án đề số: 01 TỔ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Phương Nga
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2