intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi hết môn môn Đất và phân bón có đáp án - Trường Trung cấp nghề Bắc Quang (Đề số 2)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi hết môn môn Đất và phân bón có đáp án - Trường Trung cấp nghề Bắc Quang (Đề số 2)’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi hết môn môn Đất và phân bón có đáp án - Trường Trung cấp nghề Bắc Quang (Đề số 2)

  1. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI HẾT MÔN Đề số: 01 Môn thi : Đất và phân bón Mã môn học : MH10 Khóa/Lớp : LS_KII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm). Anh (chị) hãy trình bày khái niệm về đất? Quá trình hình thành đất? Câu 2: (6 điểm). Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm và biện pháp cải tạo đất sét, đất thịt, đất cát? Câu 3: (2 điểm). Anh (chị) hãy cho biết thế nào là nguyên tố đa lượng? Trình bày vai trò của đạm đối với cây trồng? Hết Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy
  2. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN Đáp án đề số: 01 Môn thi : Đất và phân bón Mã môn học : MH10 Khóa/Lớp : LS_KII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: (3 điểm). Anh (chị) hãy trình bày khái niệm về đất? Quá trình hình thành đất? Đáp án * Khái niệm về đất. 1,0 Đất trồng là bề mặt tơi xốp của lục địa, được hình thành do sự tác động tổng hợp của 6 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, địa hình, khí hậu, thời gian và con người, có độ phì nhiêu trên đó cây trồng có thể phát triển được. 1 * Quá trình hình thành đất. 1,0 Trải qua hai quá trình lớn như sau: Phá hủy biến đổi Đá Mẫu chất Đất - Đại tuần hoàn địa chất: Phong hóa đá mẹ thành “mẫu chất đất” (chất khoáng). - Tiểu tuần hoàn sinh vật: Quá trình hình thành đất tạo mùn và chất khóang trong đất. 2 Câu 2: (6 điểm). Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm và biện pháp cải tạo đất sét, đất thịt, đất cát? Đáp án 1. Đất cát 2,0 1.1. Đặc điểm - Thành phần: 80-100% cát, 0-10% mùn, 0-10% sét với các hạt cát kích thước từ mịn (0,05mm) đến thô (2mm)
  3. - Tính chất: thấm nước nhanh, thoát nước dễ, dễ bị khô hạn, giữ nước và phân bón kém, nghèo mùn và dưỡng chất, nóng nhanh, lạnh nhanh, khi khô thì rời rạc, khi có nước thì đất bị bí chặt. - Dễ cày bừa, ít tốn công, nhưng vi sinh vật phát triển kém, cỏ mọc nhanh, không có lợi cho cây trồng. 1.2. Biện pháp cải tạo - Khi bón phân nên chia làm nhiều lần, vùi sâu. - Cần tăng lượng sét trong đất bằng biện pháp cày sâu lật sét, bón bùn ao, tưới nước phù sa mịn, bón phân hữu cơ. - Có thể trồng: + Phi lao làm rừng cây chắn gió, chắn cát ở các vùng ven bờ biển + Cây rau màu: khoai lang, khoai tây, lạc, dưa, đậu, vừng… + Cây công nghiệp: cây thuốc lá, dâu tằm + Cây ăn quả: dừa, cam, chanh… + Ở nơi sẵn nước tưới nơi thấp: Trồng lúa 2. Đất thịt 2,0 2.1. Đặc điểm - Thành phần: 25-50% cát, 30-50% mùn, 10-30% sét - Tính chất: có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. - Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Dễ dàng cày bừa làm đất. 2.2. Biện pháp cải tạo - Chống xói mòn và giữ ẩm cho đất. - Thực hiện luân canh cây trồng hợp lý. 3. Đất sét 2,0 3.1. Đặc điểm - Thành phần: 0-45% cát, 0-45% mùn, 50-100% sét, với các hạt sét mịn kích thước < 0,002mm và hạt mùn kích thước 0.002-0.05mm - Tính chất: khó thấm nước, giữ nước tốt, kém thoáng khí, tích luỹ mùn nhiều hơn đất cát, ổn định nhiệt độ hơn đất cát. Giữ nước, phân tốt, ít bị rửa trôi. - Đất sét nghèo chất hữu cơ có kết cấu cứng chặt, khô, khi bị hạn thì sẽ nứt nẻ làm đứt rễ cây trong đất. 3.2. Biện pháp cải tạo - Bón phân hữu cơ và vôi. Nếu đất quá sét thì có thể bón cát, hay tưới nước phù sa thô.
  4. - Vì đất giữ được nước và chất hữu cơ nên nếu có kết cấu tốt thì đất sẽ thích hợp cho nhiều loại cây - Không thích hợp cho các cây trồng lấy củ. 3 Câu 3: (2 điểm). Anh (chị) hãy cho biết thế nào là nguyên tố đa lượng? Trình bày vai trò của đạm đối với cây trồng? Đáp án * Nguyên tố đa lượng: 0,5 Nguyên tố đa lượng là nguyên tố mà trong đời sống cây trồng cần với một lượng rất lớn. * Vai trò của đạm đối với cây trồng 1,5 - Tạo ra chất diệp lục, các men sinh lý, các vitamin, tạo ra protein, là chất cơ sở của tế bào. - Tạo ra các bộ phận của cây nhất là lá, các mô non (5,56% là đạm, đạm là cơ sở vật chất của mọi quá trình sống, không có đạm không có prôtit, không có chất nguyên sinh, do đó không có sự sống) - Tăng sức sinh trưởng và phát triển của mô sống, quyết định đến phẩm chất của nông lâm sản. - Thiếu đạm toàn bộ lá xanh bạc mầu, chuyển sang xanh nhạt hay vàng xanh. - Thiếu đạm lá cây nhỏ , thân nhỏ đi và ngắn lại, ít chồi nách. - Thiếu đạm cây chậm phát triển, vàng úa, ra hoa kết qủa kém, năng suất thấp. Đáp án đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy
  5. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập – Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI HẾT MÔN Đề số: 02 Môn thi : Đất và phân bón Mã môn học : MH10 Khóa/Lớp : LS_KII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm). Anh (chị) hãy trình bày khái niệm về đất? Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất? Câu 2: (3 điểm). Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm và nguyên tắc sử dụng đất vùng đồi núi? Câu 3: (4 điểm). Anh (chị) hãy phân biệt vai trò của đạm và lân đối với cây trồng? Hết Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy
  6. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN Đáp án đề số: 02 Môn thi : Đất và phân bón Mã môn học : MH10 Khóa/Lớp : LS_KII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: (3 điểm). Anh (chị) hãy trình bày khái niệm về đất? Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất? Đáp án * Khái niệm về đất. 1,0 Đất trồng là bề mặt tơi xốp của lục địa, được hình thành do sự tác động tổng hợp của 6 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, địa hình, khí hậu, thời gian và con người, có độ phì nhiêu trên đó cây trồng có thể phát triển được. 1 * Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất 2,0 - Đá mẹ: Nguồn cung cấp vật chất khoáng cho đất. - Khí hậu: + Ảnh hưởng gián tiếp qua chuỗi tác động: KHgSVgĐất. - Sinh vật.: Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ cho đất. - Địa hình: Ảnh hưởng tới tích lũy mùn của đất. - Thời gian: Quyết định tuổi của đất. - Con người: Tác động mạnh mẽ đến đất, làm cho đất tốt lên hay xấu đi. 2 Câu 2: (3 điểm). Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm và nguyên tắc sử dụng đất vùng đồi núi? Đáp án * Đặc điểm 1,5 Vùng đồi núi Việt Nam chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của cả nước, phân bổ từ Bắc vào Nam, có điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. Các yếu tố hình thành đất thay đổi theo từng
  7. vùng địa lý thể hiện rõ về các mặt: Ðá mẹ và mẫu chất, thảm thực vật, khí hậu, địa hình,... Mặt khác, vùng đồi núi nước ta đã chịu những tác động rất sâu sắc của con người. Nhiều tác động xấu như khai thác rừng không đúng kế hoạch, phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, không thực hiện tốt các biện pháp chống xói mòn... dẫn đến hậu quả là nhiều diện tích đất bị thoái hoá nghiêm trọng. * Nguyên tắc sử dụng 1,5 Để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hồ vẩy cá, trồng cây theo băng. Cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông lâm kết hợp. Bảo vệ đất gắn với bảo vệ rừng, giữ nguồn nước. Thực hiện nghiêm ngặt các qui định về bảo vệ rừng, tổ chức định canh cho dân miền núi. 3 Câu 3: (4 điểm). Anh (chị) hãy phân biệt vai trò của đạm và lân đối với cây trồng? Đáp án Nguyên Đạm (N ) Lân (P) Tố - Tạo ra chất diệp lục, các - Cấu tạo nên các mô men sinh lý, các vitamin, thực vật, tham gia tạo ra prôtêin, là chất cơ vào quá trình tạo ra sở của tế bào. protit của tế bào, tạo - Tạo ra các bộ phận của ra các chất đường bột cây nhất là lá, các mô trong các bộ phận non (5,56% là đạm) (đạm non của hạt, quả và là cơ sở vật chất của mọi củ. Chức 2,0 quá trình sống, không có - Rất cần thiết cho sự năng đạm không có prôtit, phân chia tế bào, mô chính không có chất nguyên phân sinh. sinh, do đó không có sự - Là thành phần cấu sống) tạo nên axititnuclêic, - Tăng sức sinh trưởng và protit, Lipit, AND, phát triển của mô sống, NPT, các nhiễm sắc quyết định đến phẩm chất thể. của nông lâm sản. - Thiếu đạm toàn bộ lá - Thiếu lân cây hình xanh bạc mầu, chuyển thành tế bào mới
  8. sang xanh nhạt hay vàng chậm. Mầm non và xanh. rễ sinh trưởng chậm, Triệu - Thiếu đạm lá cây nhỏ, lá cây nhỏ đi, chồi chứng thân nhỏ đi và ngắn lại, ít non có thể chết hoặc 2,0 (hiện chồi nách. sống tiềm sinh, thân tượng - Thiếu đạm cây chậm cây yếu mềm, số thiếu) phát triển, vàng úa, ra lượng và chất lượng hoa kết qủa kém, năng của hoa và quả giảm suất thấp. đi rõ rệt. Đáp án đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2