Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 611
lượt xem 4
download
Mời các em học sinh tham khảo Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 của trường THPT Phú Bình Mã đề 611 sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các em học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 611
- SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 2018 TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ, tên thí sinh:................................................................SB D:..................... Mã đề thi 611 Phần I: TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Quá trình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình A. chia tách đế quốc Rôma thành nhiều vương quốc nhỏ. B. tập trung ruộng đất thành những trang trại lớn. C. xác lập quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ. D. xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô. Câu 2: Vào giữa thế kỉ XIV, vương quốc nào của người Thái đượ c lập nên ở vùng trung lưu sông Mê Công? A. Vương quốc Lan Xang. B. Vương quốc Aútthaya. C. Vương quốc Sukhôthay. D. Vương quốc Xiêm. Câu 3: Thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi A. người Hồi giáo vùng Lưỡng Hà. B. người Mông Cổ. C. người Hồi giáo gốc Trung Á. D. người Thổ Câu 4: Vì sao đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô Ma, những hiểu biết về khoa học mới thực sự trở thành khoa học? A. Có nhiều nhà khoa học lớn. B. Có độ chính xác cao, đạt đến trình độ khái quát thành định lí, lí thuyết. C. Có nhiều thành tựu nổi tiếng. D. Có hiểu biết trên nhiều lĩnh vực. Câu 5: Ý nào sau đây không phản ánh đặc điểm của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á? A. Sống riêng rẽ, nhiều khi tranh chấp lẫn nhau. B. Các quốc gia đều nhỏ bé, phân tán trên những địa bàn hẹp. C. Hình thành tương đối sớm (những thế kỉ đầu Công nguyên). D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di của người Thái. Câu 6: Tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới "Người lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ Mi lô" là của nước nào? A. Trung Quốc. B. Hi Lạp. C. Rôma. D. Ấn Độ. Câu 7: Điểm khác biệt cơ bản về chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu với phong kiến phương Đông là gì? A. Chế độ dân chủ phong kiến. B. Chế độ quân chủ lập hiến. C. Chế độ dân chủ tư sản. D. Chế độ phong kiến phân quyền. Câu 8: Ngoài nông nghiệp trồng lúa nước, những ngành sản xuất nào ra đời ở Đông Nam Á từ thời hậu kì đá mới? A. Buôn bán nô lệ sang Hi Lạp và Rôma. B. Thủ công nghiệp như làm gốm, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt. C. Thương mại mậu dịch hàng hải bằng đường biển với châu Âu. D. Chăn nuôi gia súc lớn. Câu 9: Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ được xây dựng dưới thời vua Sa Giahan là Trang 1/4 Mã Đề 611
- A. Lăng Tagiơ Mahan. B. Cột chỉ dụ Asôca C. Lăng mộ vua Acơba. D. Chùa hang Agianta. Câu 10: Điểm giống nhau giữa Vương triều Đêli và Vương triều Môgôn ở Ấn Độ là A. xây dựng khối hòa hợp dân tộc. B. áp đặt đạo Hồi. C. ban hành thuế ngoại đạo. D. vương triều ngoại tộc. Câu 11: Nước nào đi đầu trong việc hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt trời? Nhờ đâu? A. Ba Tư. Nhờ khoa học kỹ thuật phát triển. B. Hi Lạp. Nhờ đi biển. C. Hi Lạp. Nhờ buôn bán giữa các thị quốc D. Rôma, Nhờ sản xuất thủ công nghiệp. Câu 12: Đánh giá nào sau đây đúng với vai trò của Vương triều Đêli trong lịch sử phong kiến Ấn Độ? A. truyền bá Hồi giáo vào Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa Đông Tây. B. có nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc, văn học làm nền cho văn hóa truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu. C. thống nhất được miền Bắc, làm chủ miền Trung Ấn Độ, chống lại sự xâm lấn của các tộc người ở Trung Á. D. truyền bá Phật giáo trên toàn lãnh thổ Ấn Độ và ra các khu vực lân cận như Đông Nam Á. Câu 13: Một trong những biểu hiện phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là A. nhiều quốc gia thực hiện chính sách xâm lược, bành trướng thuộc địa. B. bắt đầu tìm thấy và sử dụng đồ sắt trong sản xuất nông nghiệp. C. kinh tế phát triển thịnh đạt (lúa gạo, sản phẩm thủ công, hương liệu). D. kĩ thuật chế tác công cụ bằng đá đạt trình độ cao. Câu 14: Những chính sách của vua Acơba đã làm cho đất nước Ấn Độ A. bi chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ. B. trở thành đế quốc phong kiến. C. bị nước ngoài xâm lược. D. phát triển thịnh vượng. Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của vua Acơba (Vương triều Môgôn ở Ấn Độ)? A. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo. B. Tăng cường quân sự tiến hành chiến tranh xâm lược C. Xây dựng một chính quyền mạnh, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc. D. Tiến hành đo đạc lại ruộng đất, thống nhất hệ thống đo lường. Câu 16: Tình trạng phân tán, riêng rẽ, tranh chấp lẫn nhau khiến cho các vương quốc cổ ở Đông Nam Á A. sụp đổ dẫn đến hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc. B. sụp đổ lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc. C. khủng hoảng chính trị sâu sắc, kinh tế suy yếu. D. suy yếu và bị thực dân phương Tây xâm lược. Câu 17: Phần lớn lãnh thổ của các nước Phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất nào? A. Núi.. B. Cao nguyên. C. Núi và cao nguyên. D. Đồng bằng. Câu 18: Đánh giá nào sau đây đúng nhất về nền văn hóa Đông Nam Á thời phong kiến? A. Mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa bên ngoài. B. Tiếp thu phần lớn những giá trị văn hóa bên ngoài, nhất là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ. Trang 2/4 Mã Đề 611
- C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa một số nước phương Tây được du nhập bởi những thương nhân châu Âu. D. Tiếp thu, chọn lọc văn hóa bên ngoài và xây dựng được nền văn hóa riêng với những giá trị tinh thần độc đáo. Câu 19: Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của A. chế độ chiến hữu nô lệ. B. chế độ chiếm nô ở khu vực Địa Trung Hải. C. thời kì phát triển của đế quốc Rôma. D. cuộc đấu tranh của nô lệ. Câu 20: Thể chế dân chủ ở Aten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào? A. Tạo điều kiện cho phát triển cho mọi tầng lớp trong xã hội. B. Tạo điều kiện cho chủ xưởng, bình dân và kiều dân thể hiện quyền công dân của mình. C. Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước. D. Tạo điều kiện cho Hội đồng 500 người thực hiện vai trò giám sát với chủ nô. Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại? A. Vua là người nắm quyền tối cao. B. Vua không có quyền can thiệp vào một số lãnh địa của lãnh chúa lớn. C. Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lớn. D. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập. Câu 22: Vương triều Đêli khác với Vương triều Môgôn ở nội dung nào dưới đây? A. Là vương triều ngoại tộc. B. Có nguồn gốc Hồi giáo. C. Phân biệt sắc tộc, tôn giáo. D. Xây dựng công trình kiến trúc Hồi giáo. Câu 23: Nội dung nào dưới đây là một trong những vai trò của thành thị Tây Âu trung đại? A. Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc. B. Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp. C. Góp phần tan rã nền kinh tế thủ công nghiệp. D. Góp phần xây dựng chế độ phong kiến phân quyền. Câu 24: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tình hình khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì? A. Các quốc gia phong kiến dân tộc phát triển thịnh đạt. B. Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc. C. Các quốc gia phong kiến dân tộc bị suy thoái. D. Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược. Câu 25: Đặc điểm chung của tầng lớp chủ nô ở phương Tây cổ đại với tầng lớp quý tộc ở phương Đông cổ đại là gì? A. Số lượng ít nhưng có địa vị lớn về kinh tế, chính trị. B. Số lượng đông đảo nhất. C. Số lượng lớn và có địa vị trong xã hội. D. Được mọi tầng lớp trong xã hội quý trọng. Câu 26: Vương quốc nào dưới đây không phải do người Giécman lập nên? A. Vương quốc Phrăng. B. Vương quốc A Rập. C. Vương quốc Ănglô Xắc xông. D. Vương quốc Tây gốt. Câu 27: Tôn giáo được ưu tiên phát triển trong thời kì Vương triều Đêli là A. Hinđu giáo. B. Phật giáo. C. Hồi giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 28: Năm 476, đế quốc nào ở Địa Trung Hải một thời oai hùng, bị sụp đổ? A. Đế quốc Hi Lạp. B. Đế quốc Ba Tư. C. Đế quốc Rôma. D. Thị quốc Aten. Trang 3/4 Mã Đề 611
- Phần II: TỰ LUẬN (3,0 điểm) Nêu những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Phương Tây cổ đại. Giải thích nhận định: Khoa học có từ sớm nhưng đến thời Hi Lạp, Rô ma khoa học mới thực sự trở thành khoa học. HẾT Trang 4/4 Mã Đề 611
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 132
3 p | 119 | 5
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 139
3 p | 81 | 2
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 485
3 p | 85 | 2
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 357
3 p | 49 | 2
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 209
3 p | 51 | 2
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2014 - THPT An Giang - Mã đề 3
6 p | 98 | 2
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 9 - Mã đề 1
10 p | 175 | 2
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2012 - THPT Chu Văn An - Mã đề 1
2 p | 67 | 1
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2010 - THPT Trưng Vương - Mã đề 132
2 p | 82 | 1
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2010 - Mã đề 1
2 p | 49 | 1
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2011 - THPT Phan Văn Bảy
4 p | 54 | 1
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2013 - THPT Đồng Xoài
8 p | 77 | 1
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2012
3 p | 51 | 1
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 11 Nâng cao năm 2012 - THPT Chu Văn An - Mã đề 1
2 p | 55 | 1
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2012 - THPT Chu Văn An
3 p | 72 | 1
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 298
3 p | 82 | 1
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2010 - Sở GD và ĐT Trà Vinh
3 p | 40 | 0
-
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2010 - Mã đề 2
4 p | 63 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn