intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 816

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tẻo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề thi HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 816 tài liệu tổng hợp nhiều đề thi khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 816

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 QUẢNG NAM Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ­ LỚP 12 Thời gian: 40  phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 4 trang) MàĐỀ: 816 Câu 1. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư  tín,điện thoại, điện tín? A. Cho bạn đọc tin nhắn của mình. B. Đọc trộm tin nhắn của người khác. C. Nhờ bạn viết thư hộ. D. Cho bạn bè số điện thoại của người thân. Câu 2. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các  vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước là thể hiện quyền nào dưới  đây của công dân? A. Tự do ngôn luận. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Kinh tế.  Câu 3. Hoạt động nào  sau đây vi phạm pháp luật trong sản xuất và kinh doanh?      A. Kinh doanh thêm một số mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh. B. Kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. C. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh.  D. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Câu 4. Trong chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội, việc bảo vệ môi trường và tài  nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ A. thứ yếu. B. quyết định. C. trọng yếu. D. quan trọng. Câu 5. Việc học tập không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc gia đình là  thể hiện quyền nào dưới đây? A. Bình đẳng về cơ hội học tập. B. Bình đẳng giữa các dân tộc. C. Bình đẳng về thời gian học tập. D. Bình đẳng giữa các tôn giáo. Câu 6. Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.       C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền khiếu nại, tố cáo. Câu 7. Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng là biểu hiện của quyền A. dân chủ. B. sáng tạo. C. tác giả. D. phát triển. Câu 8. M và T cùng làm ở một công ty, M hiền lành nên được nhiều người yêu quý và  thường xuyên có điện thoại và tin nhắn đến hỏi thăm và chúc mừng. Từ đó T sinh ra  ghen tị với M, một lần M đi chơi với bạn và để quên điện thoại ở phòng. Khi đi làm  về T thấy điện thoại của M có tin nhắn, T không ngần ngại đã mở ra đọc và xóa  luôn. Hành vi của T đã vi phạm A. quyền đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín, điện tín. B. quyền tự do cá nhân. C. quyền đảm bảo thông tin nội bộ. D. quyền đảm bảo thông tin cá nhân. Câu 9. Những ai được thực hiện quyền tố cáo? Mã đề 816­ Trang 1 /4
  2. A. Chỉ công dân.                             B. Công dân đủ 18 tuổi trở lên. C. Mọi cá nhân, tổ chức.                         D. Những người không vi phạm pháp luật. Câu 10. Công dân được quyền khiếu nại khi thấy A. quyết định hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. B. quyết định hành chính xâm hại đến lợi ích của Nhà nước. C. quyết định hành chính xâm hại đến lợi ích của công đồng. D. quyết định hành chính xâm hại đến tài sản của người khác. Câu 11. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân A. giám sát các cơ quan chức năng. B. thực hiện quyền dân chủ. C. tham gia quản lí Nhà Nước và xã hội. D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 12. Khẳng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lý Nhà nước  và xã hội của công dân? A. Hạn chế  quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp. B. Phát huy sức mạnh của toàn dân. C. Bảo đảm quyền dân chủ của mỗi công dân. D. Hạn chế những vấn đề tiêu cực của xã hội. Câu 13. Nghĩa vụ quan trọng nhất của người sản xuất kinh doanh là gì? A. Kinh doanh đúng ngành nghề trong giấy phép kinh doanh. B. Bảo vệ môi trường. C. Nộp thuế đầy đủ đúng quy định pháp luật. D. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Câu 14. Tại một đơn vị bầu cử, nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho một ứng viên  nào đó là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do cá nhân. B. Quyền bầu cử. C. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. D. Quyền ứng cử. Câu 15. Bạn A có chị H bị mất năng lực hành vi dân sự. A khẳng định chị mình được  đi bầu cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A em sẽ  chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp? A. Nói để A biết chị H mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử. B. Đồng tình với ý kiến của A. C. Lựa lời khuyên chị H ở nhà. D. Khuyên A đi bầu cử hộ để bảo vệ quyền lợi cho chị H. Câu 16. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân có nghĩa là A. mọi công dân đều có quyền quyết định các công  việc chung của đất nước. B. công dân trực tiếp giải quyết các công việc chung của đất nước. C. công dân tham gia thảo luận các công việc chung của đất nước. D. chỉ cán bộ lãnh đạo mới có quyền thảo luận các công việc chung của đất  nước. Câu 17. Việc lựa chọn ngành học: kĩ thuật, ngành y, ngành luật của công dân thể  hiện nội dung nào dưới đây? A. Học thường xuyên. B. Học bất cứ ngành nghề nào. Mã đề 816­ Trang 2 /4
  3. C. Học không hạn chế. D. Học suốt đời. Câu 18. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý,  như vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào? A. Quyền đóng góp ý kiến. B. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. C. Quyền kiểm tra giám sát. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 19. Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận ở đâu? A. Chỉ ở lớp của mình. B. Ở gia đình và xã  hội. C. Chỉ ở trường mình. D. Ở trường, lớp, gia đình và xã hội. Câu 20. Cơ quan đại biểu của  nhân dân là cơ quan nào? A. Hội đồng nhân dân các cấp và Ủy ban nhân dân các cấp. B. Quốc hội và Ủy ban nhân dân các cấp. C. Ủy ban nhân dân các cấp. D. Quốc hội và hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Câu 21. Quyền sáng tác văn học nghệ thuật  thuộc nội dung của quyền nào dưới đây? A. Quyền phát triển.  B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền sở hữu. D. Quyền sáng tạo.  Câu 22. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hai con đường A. tự đề cử và tự ứng cử. B. tự giới thiệu và được giới thiệu ứng cử. C. được đề cử và được giớ thiệu ứng cử. D. tự ứng cử  và được giới thiệu ứng cử. Câu 23. Hành vi nào dưới đây là phù hợp với hoạt động bảo vệ môi trường? A. Vứt rác ra xa nơi ở của mình. B. Chôn chất độc hại chưa qua xử lí vào đất.  C. Phân loại rác thải để xử lí hiệu quả. D. Vật nuôi bị chết thì vứt ra sông, suối.   Câu 24. Việc Nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến  pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở A. mọi phạm vi. B. phạm vi trung ương. C.  phạm vi cơ sở. D. phạm vi cả nước. Câu 25. Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H  đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào  dưới đây?      A. Quyền được sáng tạo trong lao động và học tập. B. Quyền bình đẳng về học tập. C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền kết hợp lao động và học tập.     Câu 26. Pháp luật quy định về điều kiện tự ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân  dân các cấp như thế nào? A. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri. Mã đề 816­ Trang 3 /4
  4. B. Mọi công dân đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật. C. Mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri. D. Mọi công dân đủ 21 tuổi không vi phạm pháp luật. Câu 27. Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong  lĩnh vực  A. văn hóa. B. xã hội. C. chính trị. D. kinh tế. Câu 28. A đỗ đại học nhưng bố A không cho đi học vì cho rằng con gái không cần  phải học nhiều. Nếu là bạn của A, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp  với pháp luật?  A. Động viện A nên nghe theo lời bố. B. Nhờ giáo viên chủ nhiệm khuyên bố A cho A đi học. C. Khuyên bố A  cho A đi học.     D. Nói chuyện với bố A rằng hành vi của bố A là vi phạm quyền học tập của  công dân. Câu 29. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc  quyền  A. an toàn bí mật quốc gia. B. bí mật đời tư của cá nhân. C. sáng tạo của công dân . D. bình đẳng của công dân. Câu 30. Quyền tự do ngôn luận là quyền A. bình đẳng của công dân. B. dân chủ cơ bản của công dân. C. tự do cơ bản của mỗi công dân. D. công bằng của công dân. Câu 31. Quyền học tập của công dân được hiểu là mọi người có thể học bất cứ  ngành nghề nào phù hợp với A. khả năng của bản thân. B. trào lưu của xã hội. C. yêu cầu của gia đình. D. định hướng của nhà trường. Câu 32. Theo quy định người già yếu, tàn tật thì tổ bầu cử mang thùng phiếu và  phiếu bầu  đến nơi ở của cử tri. Việc này thể hiện nguyên tắc  A. trực tiếp, bỏ phiếu kín. B.  phổ thông, bình đẳng,. C.  phổ thông, bỏ phiếu kín. D. trực tiếp, phổ thông. ………HẾT……… Mã đề 816­ Trang 4 /4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0