Đề thi HK1 môn Vật lý 10,11 - THPT Nguyễn Sinh Cung
lượt xem 52
download
Tham khảo đề thi học kỳ 1 môn Vật lý 10,11 của trường THPT Nguyễn Sinh Cung dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, với đề kiểm tra này các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi HK1 môn Vật lý 10,11 - THPT Nguyễn Sinh Cung
- SỞ GD&ĐT TT HUẾ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN SINH CUNG MÔN: VẬT LÝ KHỐI: 10-CB NĂM HỌC: 2009-2010 ----- * ----- (Thời gian làm bài:45phút) MÃ ĐỀ VL10CB01 Họ và tên: ............................................................................................Lớp:......................... Câu 1: a. Viết công thức tính mômen của ngẫu lực đối với trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực. Gọi tên và nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức. b. Mômen lực đối với một trục quay là gì? Cánh tay đòn của lực là gì? Câu 2: a. Phát biểu điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định. b. Một người gánh một thúng gạo nặng 400N và một thúng thóc nặng 200N. Đòn gánh dài 1,2m. Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào, chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Câu 3: a. Một vật có khối lượng 500g chuyển động tròn đều với tốc độ 600vòng/phút, khoảng cách từ vật đến chất điểm là 50 cm. Tính độ lớn của lực hướng tâm tác dụng vào vật. Lấy π2≈ 10, g ≈ 10(m/s2). b. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 25cm. Lò xo được giữ một đầu cố định, đầu còn lại treo vật m = 500g, thì lò xo dãn ra 5cm. Tính độ cứng của lò xo và chiều dài của lò xo khi vật ở trạng thái cân bằng. Câu 4: Một viên đạn được bắn theo phương ngang từ một khẩu sung đặt ở độ cao 45m so với mặt đất. Tốc độ của đạn lúc vừa ra khỏi nòng là 250m/s. Lấy g = 9,8 m/s 2. a. Điểm đạn rơi xuống đất cách điểm bắn theo phương ngang bao xa? b. Tính vận tốc của đạn lúc chạm đất? Câu 5: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chạy với tốc độ 54 km/h thì chịu tác dụng của lực F = 104N, lực F có phương song song với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát lăn giữa ô tô và mặt đường là 0,35. Lấy g = 9,8m/s2. a. Tính quãng đường ô tô đi được sau khi chịu tác dụng của lực F trong 10s? b. Tính vận tốc của ô tô sau khi đi được quãng đường 500m kể từ lúc lực F bắt đầu tác dụng? ----------------------------------HẾT------------------------------ Sở GD và ĐT TT-Huế Đề thi học kì I năm học 2009-2010 Trường THPT Nguyễn Sinh Cung Môn: Vật Lý 11 Cơ bản Mã đề 1102
- (thời gian làm bài 45 phút) Họ và tên: .................................................................................................. Lớp:11B...... Câu 1. (2đ) Cho một qủa cầu A tích điện dương đưa lại gần một thanh kim loại CD trung hoà về điện như hình vẽ. A C D a. Thanh kim loại CD nhiễm điện như thế nào? Tại sao? + b. Khối lượng của thanh kim loại có thay đổi không? Tại sao? Câu 2. (2đ) Khi pha tạp một ít Bohr (B) có ZB = 5 vào bán dẫn Silic (Si) tinh khiết có ZSi = 14 thì a. cho ta bán dẫn loại gì? Nêu rõ hạt nào là hạt mang điện cơ bản, hạt nào là hạt mang điện không cơ bản? b. độ dẫn điện của bán dẫn Silic có thay đổi không? Nếu có, thay đổi như thế nào? Tại sao? Câu 3. (2đ) Cho hai điện tích q1 = 16.10-10C và q2 = -9.10-10C lần lượt đặt tại A và B cách nhau 10cm trong không khí. a. Tính cường độ điện trường tại điểm M cách A 4cm và cách B 6cm b. Tìm vị trí của điểm N để cường độ điện trường tại đó bằng không. ξ1, r1 ξ2, r2 ξ3,r3 Câu 4. (2đ) Cho mạch điện như hình vẽ. Biết: ξ1 = 2V; r1 = 0,5; ξ2 = 6V; r2 = 1 ξ3 = 4V; r3 = 0,5; R = 1 R Rb a. Tính cường độ dòng điện qua mạch khi điện trở Rb = 3 . b. Để công suất tiêu thụ mạch ngoài đạt giá trị cực đại thì Rb phải có giá trị bằng bao nhiêu? Câu 5. (2đ) Một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuSO4) có cực Anốt được làm bằng đồng. a. Khi cho dòng điện chạy qua bình điện phân thì có hiện tượng gì xảy ra? b. Tính thời gian điện phân khi cho dòng điện có cường độ 10A chạy qua bình điện phân thì thấy có 1mm chất tạo thành bám vào điện cực, biết điện cực có diện tích là 20cm2, khối lượng riêng của đồng là 8,9g/cm3, khối lượng mol nguyên tử của đồng là 64g/mol, đồng có hoá trị 2. ............................................................ Hết ....................................................................... Sở GD và ĐT TT-Huế Đề thi học kì I năm học 2009-2010 Trường THPT Nguyễn Sinh Cung Môn: Vật Lý 11 Cơ bản Mã đề 1101 (thời gian làm bài 45 phút)
- Họ và tên: .................................................................................................. Lớp:11B...... Câu 1. (2đ) Cho một qủa cầu A tích điện dương tiếp xúc với một thanh kim loại CD trung hoà về điện như hình vẽ. A C D a. Thanh kim loại CD nhiễm điện gì? Tại sao? + b. Khối lượng của thanh kim loại có thay đổi không? Tại sao? Câu 2. (2đ) Khi pha tạp một ít Asen (As) có ZAs = 33 vào bán dẫn Silic (Si) tinh khiết có ZSi = 14 thì a. cho ta bán dẫn loại gì? Nêu rõ hạt nào là hạt mang điện cơ bản, hạt nào là hạt mang điện không cơ bản? b. độ dẫn điện của bán dẫn Silic có thay đổi không? Nếu có, thay đổi như thế nào? Tại sao? Câu 3. (2đ) Cho hai điện tích q1 = 4.10-10C và q2 = -9.10-10C lần lượt đặt tại A và B cách nhau 10cm trong không khí. a. Tính cường độ điện trường tại điểm M nằm giữa và cách đều A và B. b. Tìm vị trí của điểm N để cường độ điện trường tại đó bằng không. ξ2,r2 Câu 4. (2đ) Cho mạch điện như hình vẽ. Biết: ξ1,r1 ξ1 = 2V; r1 = 1; ξ2 = 4V; r2 = 4; R = 1 ξ2,r2 a. Tính cường độ dòng điện qua mạch khi điện trở Rb = 4 . Rb b. Để công suất tiêu thụ mạch ngoài đạt giá trị cực đại R thì Rb phải có giá trị bằng bao nhiêu? Câu 5. (2đ) Một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuSO4) có cực Anốt được làm bằng đồng. a. Khi cho dòng điện chạy qua bình điện phân thì có hiện tượng gì xảy ra? b. Tính độ dày của chất tạo thành bám vào điện cực khi cho dòng điện chạy qua bình điện phân có cường độ 10A trong thời gian 44 phút 44 giây. Biết diện tích của cực Catốt là 20cm2, khối lượng riêng của đồng là 8,9g/cm3, khối lượng mol nguyên tử của đồng là 64g/mol, đồng có hoá trị 2. ............................................................ Hết .......................................................................
- Sở GD và ĐT TT-Huế Đáp án đề thi 1101 học kì I năm học 2009- 2010 Trường THPT Nguyễn Sinh Cung Môn: Vật Lý 11 Cơ bản 1101 .............................................................................................................................................. .... Câu 1 a. * Thanh kim loại CD nhiễm điện dương. 0.5đ * Vì quả cầu A mang điện dương nên hút các electron của thanh kim loại CD qua nó Thanh kim loại CD thiếu electron mang điện dương 0.5đ b. * Khối lượng của thanh kim loại có thay đổi nhưng không đáng kể 0.5đ * Vì thanh kim loại bị mất bớt electron khối lượng của thanh kim loại giảm, tuy nhiên khối lượng của electron rất nhỏ so với khối luợng hạt nhân nên sự thay đổi đó không đáng kể. 0.5đ Câu 2 a. * Khi pha tạp một ít Asen vào bán dẫn Silic tinh khiết thì cho ta bán dẫn loại n. 0.5đ * Hạt mang điện cơ bản là electron, hạt mang điện không cơ bản là lỗ trống 0.5đ b. * Độ dẫn điện của bán dẫn Silic có thay đổi, độ dẫn điện tăng lên 0.5đ * Vì Asen có 5 electron ở lớp ngoài cùng mà chỉ dùng 4 electron để liên kết cộng hoá trị với 4 nguyên tử Silic xung quanh nên thừa một electron liên kết yếu với hạt nhân nên dễ bứt ra thành electron tự do hạt dẫn điện tăng lên độ dẫn điện tăng. 0.5đ Câu 3 a. Ta có E E E mà E E M 1 2 1 2 nên EM = E1 +E 2 với q1 E1 EM q2 M q1 A B 0.25đ E1 = k 2 = 1440(V/m) 0.25đ E2 AM EM = 4680(V/m) 0.25đ q E2 = k 2 2 = 3240(V/m) BM 0.25đ q q2 0.25đ b. E N E 1 E 2 0 E 1 E 2 E1 = E2 1 2 (1) 2 r1 r2 vì q1 q2 nên r1 < r2 r2 = r + r1 (2) 0.25đ Từ (1) và (2) r1 = 20cm; r2 = 30cm N phải cách A 20cm và cách B 30cm thì EN 0.5đ =0 Câu 4 r 0.5đ a. ξb = ξ1 + ξ2 = 6(V); rb = r1 + 2 = 3(); RN = R + Rb = 5() 2 b I = 0,75(A) 0.5đ RN rb 2 b b2 2 b. P = I (R + Rb) = R Rb = 0.5đ R Rb rb R Rb 2r r2 R Rb r2 P cực đại khi R Rb cực tiểu, theo bất đẳng thức Cauchy R Rb r2 0.5đ R Rb Rb = 2() R Rb Câu 5 a. Có hiện tượng cực dương tan, tức là thanh đồng làm cực anốt bị mòn dần còn cực 0.5đ catốt có lớp kim loại đồng phủ lên.
- 1 A 1đ b. Áp dụng CT Faraday khối lượng đồng bám vào cực catốt: m = It 8,9(g) F n m 0,5đ Mà ta có: m = V.D = d.S.D d = = 0,05(cm) S .D Trừ 0,25đ nếu sai đơn vị 1 lần và 0,5đ / bài nếu sai đơn vị nhiều hơn 2 lần Sở GD và ĐT TT-Huế Đáp án đề thi 1102 học kì I năm học 2009- 2010 Trường THPT Nguyễn Sinh Cung Môn: Vật Lý 11 Cơ bản 1102 .............................................................................................................................................. .... Câu 1 a. * Thanh kim loại CD có đầu C nhiễm điện âm, đầu D nhiễm điện dương 0.5đ * Vì quả cầu A mang điện dương nên hút các electron của thanh kim loại CD về phía C gần nó đầu C thừa electron mang điện âm còn đầu D thiếu electron mang điện dương. 0.5đ b. * Khối lượng của thanh kim loại không thay đổi 0.5đ * Vì electron trong thanh kim loại CD có di chuyển nhưng không ra khỏi nó thanh kim loại CD không bị mất electron khối lượng của thanh kim loại CD không 0.5đ thay đổi. Câu 2 a. * Khi pha tạp một ít Bohr vào bán dẫn Silic tinh khiết thì cho ta bán dẫn loại p. 0.5đ * Hạt mang điện cơ bản là lỗ trống , hạt mang điện không cơ bản là electron 0.5đ b. * Độ dẫn điện của bán dẫn Silic có thay đổi, độ dẫn điện tăng lên 0.5đ * Vì Bohr có 3 electron ở lớp ngoài cùng mà cần dùng 4 electron để liên kết cộng hoá trị với 4 nguyên tử Silic xung quanh nên nó lấy một electron của liên kết Si – Si ở gần đó để lại tại đó một lỗ trống hạt dẫn điện tăng lên độ dẫn điện tăng. 0.5đ Câu 3 a. Ta có E M E 1 E 2 mà E 1 E 2 q1 q2 E1 EM nên EM = E1 + E2 với M A B q1 0.25đ E2 E1 = k = 9000(V/m) 0.25đ AM 2 EM = 11250(V/m) q2 0.25đ E2 = k = 2250(V/m) BM 2 0.25đ q q2 0.25đ b. E N E 1 E 2 0 E 1 E 2 E1 = E2 1 2 (1) 2 r1 r2 vì q1 q2 nên r1 > r2 r1 = r + r2 (2) 0.25đ Từ (1) và (2) r1 = 40cm; r2 = 30cm N phải cách A 40cm và cách B 30cm thì EN 0.5đ =0 Câu 4 a. ξb = ξ1 + ξ2 + ξ3 = 12(V); rb = r1 + r2 +r3 = 2(); RN = R + Rb = 4() 0.5đ b I = 2(A) 0.5đ RN rb 2 b b2 R Rb = 2 b. P = I (R + Rb) = 0.5đ R Rb rb R Rb 2r r2 R Rb r2 P cực đại khi R Rb cực tiểu, theo bất đẳng thức Cauchy R Rb
- r2 R Rb Rb = 1() 0.5đ R Rb Câu 5 a. Có hiện tượng cực dương tan, tức là thanh đồng làm cực anốt bị mòn dần còn cực 0.5đ catốt có lớp kim loại đồng phủ lên. b. Ta có: m = V.D = d.S.D = 0,1. 20.8,9 = 17,8(g) 0.5đ 1 A m.F .n Áp dụng CT Faraday: m = It thời gian điện phân là: t = 5368(s) 1đ F n A.I Trừ 0,25đ nếu sai đơn vị 1 lần và 0,5đ / bài nếu sai đơn vị nhiều hơn 2 lần
- SỞ GD&ĐT TT HUẾ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN SINH CUNG MÔN: VẬT LÝ KHỐI: 10-CB NĂM HỌC: 2009-2010 ----- * ----- (Thời gian làm bài:45phút) MÃ ĐỀ VL10CB02 Họ và tên: ............................................................................................Lớp:......................... Câu 1: a. Viết công thức tính mômen lực đối với trục quay cố định. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức. b. Phát biểu qui tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều. Vẽ hình minh hoạ. Câu 2: a. Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng qui? Vẽ hình minh hoạ. b. Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 2000N. Điểm treo cổ máy cách vai người đi trước 60cm và cách vai người đi sau 40cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, hỏi mỗi người chịu một lực bằng bao nhiêu? Câu 3: a. Một vật có khối lượng 1kg chuyển động tròn đều với tốc độ 1200vòng/phút, khoảng cách từ vật đến trục quay là 50cm. Tính độ lớn của lực hướng tâm tác dụng vào vật. Lấy π2≈ 10. b. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm. Lò xo được giữ một đầu cố định, đầu còn lại treo vật m = 300g thì lò xo dãn ra 6cm. Hỏi khi treo vật có khối lượng 500g vào lò xo thì lò xo có chiều dài bao nhiêu? Câu 4: Một người đứng ở một vách đá nhô ra biển và ném một hòn đá theo phương ngang xuống biển với tốc độ 18m/s. Vách đá cao 98m so với mặt nước biển. Lấy g = 9,8m/s2. a. Sau bao lâu thì hòn đá chạm mặt nước? b. Tốc độ của hòn đá lúc chạm mặt nước? Câu 5: Một ô tô có khối lượng 800 kg, đi được 200m sau khi khởi hành được 10s. Cho biết hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường là 0,35. Lấy g = 9,8 m/s2. a. Tính độ lớn lực phát động tác dụng vào ô tô. b. Muốn ô tô chuyển động thẳng đều thì tác dụng nó lực phát động bằng bao nhiêu? ----------------------------------HẾT------------------------------
- ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỐI 10CB NĂM HỌC: 2009 - 2010 MÃ ĐỀ: VL10CB01 Câu Nội dung Điểm Ghi chú 1 a. -Viết đúng công thức tính mômen của ngẫu lực 0,75 - Nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công 0,25 thức b. - Nêu đúng khái niệm mômen lực 0.5 - Nêu đúng khái niệm cánh tay đòn 0.5 2 a. - Phát biểu đúng điều kiện cân bằng của vật rắn có 1đ trục quay cố định b. –Áp dụng qui tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều F1/F2 = d2/d1 và d1 + d2 = 1,2m -Kết quả: d1 = 0,4m và d2 = 0,8m 0,75 -Lực tác dụng vào vai là: F = F1 + F2 = 600N 0,25 3 a. áp dụng đúng công thức tính độ lớn của lực hướng tâm 0,5 kết quả: Fht = 1000N 0,5 b. Lý luận được Fđh = P 0,25 Tính đúng K = 100N 0,5 và l = lo + Δl = 30cm 0,25 4 -Chọn hệ qui chiếu hợp lý, vẽ hình 0, 5 -Viết đúng công thức tính tầm bay xa 0,25 -Tính đúng Xmax = 757,5m 0,5 -Viết đúng công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất 0,25 -Tính đúng V = 215,8m 0,5 5 a. -Chọn hệ qui chiếu 0,25 -Tính đúng a = 1,57(m/s2) 0,75 -Tính đúng S = 157,9m 0,5 b.-Tính đúng V = 42,4m/s 0,5
- ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỐI 10CB NĂM HỌC: 2009 - 2010 MÃ ĐỀ: VL10CB02 Câu Nội dung Điểm Ghi chú 1 a. -Viết đúng công thức tính mômen lực 0,75 -Nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức 0,25 b.- Phát biểu đúng qui tắc tổng hợp hai lực song song 0,75 cùng chiều - Vẽ hình minh hoạ 0,25 2 a. - Phát biểu qui tắc tổng hợp hai lực có giá đồng qui 0,75 - Vẽ hình minh hoạ 0,25 b. –Áp dụng qui tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều F1/F2 = d2/d1 và F1 + F2 = 2000 0,5 -Kết quả: F1 = 480N và F2 = 720N 0,5 3 a. áp dụng đúng công thức tính độ lớn của lực hướng 0,5 tâm kết quả: Fht = 8000N 0,5 b. Lý luận được Fđh = P 0,25 và l2 = lo + Δl2 = 40cm 0,75 4 -Chọn hệ qui chiếu và vẽ hình minh hoạ 0,5 -Viết đúng công thức tính thời gian chuyển động của 0,25 vật ném ngang -Tính đúng t = 4,47s 0,5 -Viết đúng công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất 0,25 -Tính đúng V = 47,5m/s 0,5 5 a. -Chọn hệ qui chiếu và phân tích lực 0,5 -Tính đúng a = 4(m/s2) 0,5 -Tính đúng F = 5944N 0,5 b.-Muốn ô tô chuyển động thẳng đều thì F = Fms = 0,5 2744N
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ THI HK1 MÔN VẬT LÝ 12
6 p | 297 | 60
-
Đề thi HK1 môn Lý lớp 10 năm 2006-2007 - Trường THPT Ngô Gia Tự
8 p | 250 | 25
-
Đề thi HK1 môn Vật lí lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Bình Thuận - Mã đề 302
4 p | 177 | 23
-
Đề kiểm tra HK1 môn Vật lí lớp 11 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
3 p | 70 | 7
-
Đề kiểm tra HK1 môn Vật lí lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 209
3 p | 43 | 4
-
Đề kiểm tra HK1 môn Vật lí lớp 11 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357
3 p | 90 | 4
-
Đề kiểm tra HK1 môn Vật lí lớp 10 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357
3 p | 78 | 4
-
Đề kiểm tra HK1 môn Vật lí lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357
3 p | 66 | 3
-
Đề KSCL HK1 môn Vật lí lớp 10 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 597
2 p | 46 | 3
-
Đề KSCL HK1 môn Vật lí lớp 10 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 596
2 p | 62 | 3
-
Đề KSCL HK1 môn Vật lí lớp 10 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 595
2 p | 66 | 2
-
Đề thi HK1 môn Vật lí lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Bình Thuận - Mã đề 303
4 p | 40 | 2
-
Đề KSCL HK1 môn Vật lí lớp 10 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 598
2 p | 52 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Vật lí lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 111
2 p | 26 | 0
-
Đề kiểm tra HK1 môn Vật lí lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 222
2 p | 33 | 0
-
Đề kiểm tra HK1 môn Vật lí lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 333
2 p | 27 | 0
-
Đề thi HK1 môn Vật lí lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Bình Thuận - Mã đề 304
4 p | 44 | 0
-
Đề thi HK1 môn Vật lí lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Bình Thuận - Mã đề 301
4 p | 75 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn