SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
<br />
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019<br />
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 10<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề<br />
MÃ ĐỀ: 595<br />
<br />
(Đề thi có 02 trang)<br />
Họ và tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:………………<br />
Thí sinh làm bài vào tờ giấy thi, ghi rõ mã đề thi.<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)<br />
Học sinh viết đáp án vào tờ giấy thi theo bảng dưới đây.<br />
Câu<br />
1<br />
<br />
Câu<br />
2<br />
<br />
Câu<br />
3<br />
<br />
Câu<br />
4<br />
<br />
Câu<br />
5<br />
<br />
Câu<br />
6<br />
<br />
Câu<br />
7<br />
<br />
Câu<br />
8<br />
<br />
Câu<br />
9<br />
<br />
Câu<br />
10<br />
<br />
Câu<br />
11<br />
<br />
Câu<br />
12<br />
<br />
Câu 1. Giá của lực là<br />
A. đường thẳng chứa vec tơ lực.<br />
B. đoạn thẳng chứa vec tơ lực.<br />
C. đường thẳng vuông góc với vec tơ lực. D. đường thẳng song song với vec tơ lực.<br />
Câu 2. Trong tương tác giữa hai vật, lực và phản lực không có cùng đặc điểm nào trong các<br />
đặc điểm sau?<br />
A. Xuất hiện và mất đi đồng thời.<br />
B. Cùng độ lớn.<br />
C. Cùng giá.<br />
D. Cùng hướng.<br />
Câu 3. Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào<br />
A. diện tích tiếp xúc.<br />
B. vật liệu của mặt tiếp xúc.<br />
C. áp lực của vật lên mặt tiếp xúc.<br />
D. tình trạng của mặt tiếp xúc.<br />
Câu 4. Chọn câu sai về hệ số đàn hồi của lò xo?<br />
A. Hệ số đàn hồi của lò xo càng nhỏ thì lò xo càng dễ biến dạng.<br />
B. Độ cứng của lò xo còn được gọi là hệ số đàn hồi.<br />
C. Hệ số đàn hồi của lò xo càng lớn thì lò xo càng khó biến dạng.<br />
D. Đơn vị của hệ số đàn hồi là N.m.<br />
Câu 5. Công thức tính lực hấp dẫn là<br />
A. F G.m1.m2 .r .<br />
<br />
B. F G<br />
<br />
m1.m2<br />
.<br />
r2<br />
<br />
C. F G<br />
<br />
m1.m2<br />
.<br />
r3<br />
<br />
D. F G<br />
<br />
m1.m2<br />
.<br />
r<br />
<br />
Câu 6. Gia tốc của một vật chuyển động cho biết<br />
A. vật chuyển động nhanh hay chậm.<br />
B. vận tốc biến thiên nhanh hay chậm theo thời gian.<br />
C. chiều chuyển động của vật.<br />
D. vận tốc của vật lớn hay nhỏ.<br />
Câu 7. Chuyển động tròn đều có gia tốc là vì<br />
A. vectơ vận tốc có độ lớn thay đổi.<br />
B. vectơ vận tốc không thay đổi.<br />
C. vectơ vận tốc biến thiên cả hướng lẫn độ lớn. D. vectơ vận tốc có hướng thay đổi.<br />
Câu 8. Chuyển động nào trong các chuyển động sau được gọi là chuyển động theo quán tính?<br />
A. chuyển động thẳng nhanh dần đều.<br />
B. chuyển động tròn đều.<br />
C. chuyển động thẳng đều.<br />
D. chuyển động thẳng chậm dần đều.<br />
Câu 9. Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là<br />
A. truyền vận tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.<br />
B. làm cho vật biến dạng.<br />
C. truyền gia tốc cho vật.<br />
D. truyền gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.<br />
Trang 1/ Mã đề 595<br />
<br />
Câu 10. Khi một vật chuyển động thẳng biến đổi đều<br />
A. gia tốc là hàm số bậc nhất của thời gian.<br />
B. gia tốc thay đổi đều theo thời gian.<br />
C. độ lớn của gia tốc hoặc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.<br />
D. độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.<br />
Câu 11. Rơi tự do là chuyển động<br />
A. tròn đều.<br />
B. thẳng chậm dần đều. C. thẳng nhanh dần đều. D. thẳng đều.<br />
Câu 12. Gia tốc của chuyển động tròn đều<br />
A. cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc dài.<br />
B. tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động.<br />
C. hướng về tâm quỹ đạo chuyển động.<br />
D. là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi về độ lớn của vectơ vận tốc.<br />
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)<br />
Câu 1. Một vật rơi tự do tại nơi có g=10m/s2.<br />
a) Tính vận tốc của vật sau khi rơi 0,5s.<br />
b) Tính quãng đường vật đã rơi cho tới khi đạt vận tốc 15m/s.<br />
Câu 2. Một vật khối lượng m=0,5kg đang chuyển động với vận tốc 5m/s thì chịu tác dụng của<br />
lực F=0,5N cùng hướng chuyển động của vật.<br />
a) Tính gia tốc của vật khi chịu tác dụng của lực.<br />
b) Tính quãng đường vật đi được sau 10s kể từ khi chịu tác dụng của lực.<br />
Câu 3. Một lò xo có khối lượng không đáng kể được treo thẳng đứng với đầu trên cố định. Khi<br />
móc vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng m1=100g lò xo dài 27cm. Khi móc vào đầu<br />
dưới của lò xo một vật có khối lượng m2=200g lò xo dài 29cm. Lấy g=10m/s2.<br />
a) Tính độ cứng của lò xo.<br />
b) Tính chiều dài tự nhiên của lò xo.<br />
Câu 4. Một vật chuyển động không vận tốc đầu từ điểm A trên đoạn đường thẳng AB=300m.<br />
Ban đầu vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2 đến C, sau đó vật chuyển<br />
động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 1m/s2 và dừng lại ở B. Tính khoảng cách AC.<br />
…………………….Hết…………………….<br />
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.<br />
<br />
Trang 2/ Mã đề 595<br />
<br />