TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br />
LÊ HỒNG PHONG<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi gồm 04 trang)<br />
<br />
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2018 – 2019<br />
Môn thi: Vật lí<br />
Lớp: 10 A<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề<br />
Mã đề 926<br />
<br />
Câu 1: Chuyển động rơi tự do là một:<br />
A. chuyển động thẳng chậm dần đều.<br />
C. chuyển động tròn đều.<br />
B. chuyển động thẳng đều.<br />
D. chuyển động thẳng nhanh dần đều.<br />
Câu 2: Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều có dạng:<br />
A. một đường thẳng nằm ngang.<br />
C. một đường thẳng đứng.<br />
B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.<br />
D. đường thẳng cắt trục thời gian tại một điểm.<br />
Câu 3: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng K = 50 N/m để lò xo dãn<br />
ra được 10 cm theo phương thẳng đứng?<br />
A. 50 kg.<br />
B. 50 N.<br />
C. 5 kg.<br />
D. 5 N.<br />
Câu 4: Dưới tác dụng của các lực cân bằng thì vật:<br />
A. chuyển động chậm dần đều.<br />
C. chuyển động tròn đều.<br />
B. đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.<br />
D. chuyển động nhanh dần đều.<br />
Câu 5: Mối liên hệ giữa tốc độ dài v và tốc độ góc trong chuyển động tròn đều có bán kính quỹ đạo<br />
R của một chất điểm là:<br />
A. v.R<br />
<br />
B. v .R<br />
<br />
C. <br />
<br />
R<br />
v<br />
<br />
D. 2 v.R<br />
<br />
Câu 6: Trong công thức cộng vận tốc:<br />
A. Véc-tơ vận tốc kéo theo bằng tổng của véc-tơ vận tốc tuyệt đối và vận tốc tương đối<br />
B. Véc-tơ vận tốc tuyệt đối bằng tổng của véc-tơ vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.<br />
C. Độ lớn vận tốc kéo theo bằng tổng của độ lớn vận tốc tuyệt đối và vận tốc tương đối<br />
D. Véc-tơ vận tốc tương đối bằng tổng của véc-tơ vận tốc tuyệt đối và vận tốc kéo theo<br />
Câu 7: Phương trình chuyển động của một vật là x = 10 + 20t – t2 (x tính theo m; t tính theo giây) Vận<br />
tốc của vật tại t = 5 s là:<br />
A. 85 m/s.<br />
B. 20 m/s.<br />
C. 36 km/h.<br />
D. 10 km/h.<br />
Câu 8: Một vật chỉ chịu tác dụng của hai lực cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn 7N. Hợp lực tác<br />
dụng lên vật có độ lớn là:<br />
A. 14N.<br />
B. 7N.<br />
C. 5N.<br />
D. 10N.<br />
Câu 9: Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có đặc điểm:<br />
A. Quỹ đạo là đường tròn<br />
C. Tốc độ góc không đổi.<br />
B. Vectơ vận tốc không đổi.<br />
D. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.<br />
Câu 10:Trường hợp nào sau đây có thể xem vật như một chất điểm?<br />
A. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng.<br />
B. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.<br />
C. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống đất.<br />
D. Tàu hỏa đứng trong sân ga.<br />
Câu 11: Khi đưa một vật từ mặt đất lên đỉnh núi Everest thì:<br />
A. trọng lượng của vật giảm.<br />
C. trọng lượng của vật tăng.<br />
B. khối lượng của vật giảm.<br />
D. khối lượng của vật tăng.<br />
Mã đề 926 -Trang 1/ 4<br />
<br />
Câu 12: Nhận xét nào sau đây không đúng với cặp lực – phản lực?<br />
A. cùng phương.<br />
C. cùng độ lớn.<br />
B. cùng tác dụng lên 1 vật..<br />
D. ngược chiều.<br />
Câu 13: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó:<br />
A. tọa độ không đổi theo thời gian.<br />
B. quãng đường đi được không đổi theo thời gian.<br />
C. tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.<br />
D. vận tốc tăng (giảm dần theo thời gian).<br />
<br />
Câu 14: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc V0 từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục<br />
<br />
<br />
toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều V0 , Oy hướng thẳng đứng xuống dưới,<br />
gốc thời gian là lúc ném. Tầm xa L tính theo phương ngang xác định bằng biểu thức:<br />
A. V0<br />
<br />
h<br />
.<br />
g<br />
<br />
B. V0<br />
<br />
g<br />
.<br />
h<br />
<br />
C. V0<br />
<br />
2h<br />
.<br />
g<br />
<br />
D. V0<br />
<br />
h<br />
.<br />
2g<br />
<br />
Câu 15: Hai vật ở cùng một độ cao. Cùng một thời điểm, người ta thả rơi tự do vật A và ném vật B<br />
theo phương ngang. Nhận xét nào sau đây là đúng?<br />
A. Vật A chạm đất trước vật B. C. Hai vật chạm đất cùng lúc.<br />
B. Vật B chạm đất trước vật A. D. Tùy từng trường hợp mà vật A hoặc vật B sẽ chạm đất trước.<br />
Câu 16: Khi tăng áp lực lên mặt tiếp xúc thì hệ số ma sát giữa vật và mặt tiếp xúc đó:<br />
A. tăng hai lần.<br />
B. giảm hai lần.<br />
C. tăng 4 lần<br />
D. không đổi.<br />
Câu 17: Trong hệ đơn vị SI, đơn vị đo hằng số hấp dẫn là:<br />
A. kgm/s2.<br />
B. Nm2/kg2..<br />
C. m/s2.<br />
D. Nm/s.<br />
Câu 18: Trong cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây với t , N lần lượt là hệ số ma sát<br />
trượt và độ lớn<br />
áp lực, cách<br />
viết nào đúng?<br />
<br />
<br />
<br />
A. Fmst t N .<br />
B. Fmst t N .<br />
C. Fmst t N .<br />
D. Fmst t N .<br />
Câu 19: Một chất điểm chuyển động tròn đều đi 4 vòng hết thời gian 2 s. Chu kì chuyển động của chất<br />
điểm là:<br />
A. 2 s<br />
B. 0,5 s<br />
C. 4 s<br />
D. 0,25<br />
Câu 20: Khi khối lượng của mỗi vật tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng cũng tăng lên gấp đôi<br />
thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ thay đổi như thế nào ?<br />
A. Giảm đi 2 lần B. Tăng lên 2 lần<br />
C. không đổi<br />
D. tăng lên 4 lần<br />
Câu 21: Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên. Nó bắt đầu chịu tác dụng đồng thời của hai<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
lực F1=4N và F2 =3N thì chuyển động. Biết góc hợp giữa F1 và F2 bằng 30o . Quãng đường vật đi<br />
được sau 1,2s là:<br />
A. 2m<br />
B. 2,44m<br />
C. 2,88m<br />
D. 3,16m<br />
Câu 22: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi lò xo có chiều dài 24cm thì lực đàn hồi của nó<br />
bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?<br />
A. 38cm hoặc 2cm B. 40cm.<br />
C. 22cm hoặc 18cm D. 28cm hoặc<br />
12cm<br />
Câu 23: Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng<br />
bởi một sợi dây song song với đường dốc chính. Biết α = 250. Cho g = 9,8 m/s2.<br />
Áp lực của vật lên mặt phẳng nghiêng là :<br />
A. 8,9 N.<br />
B. 9,8 N.<br />
C. 19,6 N.<br />
D. 8,5 N.<br />
Mã đề 926 -Trang 2/ 4<br />
<br />
Câu 24: Một người đi từ A đến B hết 9 giờ. Trong đó 3 giờ đầu tiên người đó đi với tốc độ trung bình<br />
40km/h. Thời gian còn lại đi với tốc độ trung bình 25 km/h. Tốc độ trung bình của người đó trên quãng<br />
đường AB là:<br />
A. 32,5 km/h.<br />
B. 30 km/h.<br />
C. 30,8 km/h.<br />
D. 35 km/h.<br />
Câu 25: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô<br />
chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s, ô tô đạt vận tốc 14m/s. Quãng đường đi được và vận tốc v của ô<br />
tô sau 40s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu ?<br />
A. s = 560 m ; v = 18 m/s.<br />
C. s = 160 m ; v = 8 m/s.<br />
B. s = 160 m ; v = 18 m/s.<br />
D. s =560 m ; v = 8 m/s.<br />
Câu 26: Một lực F =30N có thể là hợp lực của hai lực thành phần có độ lớn nào sau đây?<br />
A. 20N và 20N<br />
B. 15N và 10N.<br />
C. 75N và 40N<br />
D. 10N và 10N.<br />
Câu 27: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 36km/h trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh, ô<br />
tô chuyển động chậm dần đều và chạy thêm được 100m trước khi dừng hẳn. Gia tốc a của ô tô là bao<br />
nhiêu?<br />
A. a = 0,2 m/s2.<br />
B. a = -0,5 m/s2.<br />
C. a = - 0,2 m/s2.<br />
D. a = 0,5 m/s2.<br />
Câu 28: Vật ở độ cao bao nhiêu so với mặt đất để gia tốc trọng trường tại đó bằng một phần ba gia tốc<br />
trọng trường tại mặt đất. Cho bán kính Trái Đất là 6380 km.<br />
A. 4670,5 km<br />
B. 4760,5 km<br />
C. 4670,5 m<br />
D. 4760,5 m<br />
Câu 29: Từ vị trí đứng yên thả một vật trượt không ma sát xuống mặt phẳng nghiêng. Trong 2 s đầu<br />
vật đi được 10 m. Bỏ qua ma sát. Tính góc tạo bởi mặt phẳng nghiêng và phương thẳng đứng? Lấy g=<br />
10 m/s2.<br />
A. 300 .<br />
B. 600 .<br />
C. 400 .<br />
D. 500<br />
Câu 30: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h. Biết quãng đường vật đi được trong 1 giây cuối bằng<br />
quãng đường vật rơi trong 5s đầu. Lấy g= 10 m/s2. Giá trị của h là:<br />
A. 845 m<br />
B. 45m<br />
C.101,25m<br />
D. 125m<br />
<br />
Câu 31: Một vật ném ngang với vận tốc ban đầu v0 có độ lớn là 10m/s. Lấy g = 10m/s2. Chọn gốc tọa<br />
<br />
<br />
độ O là vị trí ném vật, trục Ox cùng hướng v0 , trục Oy có phương thẳng đứng và chiều hướng lên trên.<br />
Phương trình quỹ đạo của vật là:<br />
A. y = 5t2.<br />
B. y =-5t2.<br />
C. y = -0,05 x2.<br />
D. y = 0,05x2.<br />
Câu 32: Trong các phương trình chuyển động sau, có bao nhiêu phương trình chuyển động mô tả<br />
chuyển động thẳng nhanh dần đều? Chọn gốc thời gian lúc t=0. Coi rằng vật không đổi chiều chuyển<br />
động.<br />
a. x 2t 0,5t 2<br />
b. x 2 3t 2<br />
c. x 2 t 2<br />
d. x 2 t 2<br />
e. x 3 2t t 2<br />
A. 1<br />
B. 2<br />
C. 3<br />
D. 4<br />
Câu 33: Một vật chuyển động có đồ thị vận tốc theo<br />
thời gian như hình vẽ. Quãng đường vật đi được từ lúc<br />
t=0 cho đến khi dừng lại là:<br />
A. 3m<br />
B. 32m<br />
C. 3km<br />
D. 3,2km.<br />
Câu 34: Một ô tô chuyển động chậm dần đều, sau khi đi<br />
được đoạn đường 56,25m, vận tốc giảm đi 5m/s. Đi<br />
thêm đoạn đường 19m nữa thì vận tốc giảm thêm 2m/s.<br />
Sau đó xe còn đi tiếp được quãng đường là bao nhiêu trước khi dừng lại?<br />
A. 100 m<br />
B. 81 m<br />
C. 56,25 m<br />
D. 137,25 m<br />
Mã đề 926 -Trang 3/ 4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Câu 35: Hai lực F1 và F2 tác dụng vào cùng một vật có độ lớn lần lượt là 12 N và 15 N. Hợp lực của<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
chúng là F . Biết rằng hai lực F1 và F có phương vuông góc với nhau. Độ lớn của hợp lực và góc giữa<br />
hai lực thành phần là:<br />
A. 19,2 N và 900. B. 19,2 N và 51,30. C. 9 N và 143,10. D. 9N và 53,10.<br />
Câu 36: Mở đầu tập phim “Deadpool”, khi nhìn thấy một chiếc xe cách chân cầu 60 m và đang tiến lại<br />
gần với tốc độ 90 km/h. Wade Wilson đã nhảy từ trên cầu ở độ cao 20 m theo phương ngang với vận<br />
tốc đầu v0 . Xác định v0 để anh ta nhảy trúng nóc chiếc xe đó. Coi người và xe là chất điểm.<br />
A. 22 km/h.<br />
B. 18km/h.<br />
C. 30 m/s.<br />
D. 10 m/s<br />
Câu 37: Một vật được ném ngang từ độ cao 5m, tầm xa vật đạt được là 2m. Ở độ cao 2m so với mặt<br />
đất, véc-tơ vận tốc của vật tạo với phương thẳng đứng một góc có giá trị gần nhất với giá trị: (Lấy g<br />
=10 m/s2)<br />
A. 100.<br />
B. 250.<br />
C. 350.<br />
D. 150.<br />
Câu 38: Treo một viên bi có khối lượng vào một điểm O bằng một sợi dây dài 10m không dãn,khối<br />
lượng không đáng kể. Cho viên bi chuyển động quanh trục thẳng đứng đi qua O sao cho treo hợp với<br />
phương thẳng đứng góc 450. Lấy g=10m/s2 .Số vòng vật đi được trong thời gian 4,2s là:<br />
A. 4 vòng<br />
B. 5 vòng<br />
C. 6 vòng<br />
D. 7 vòng<br />
Câu 39: Một ô tô đang chạy với tốc độ 60 km/h thì người lái xe hãm phanh, xe đi tiếp được quãng<br />
đường 50m thì dừng lại. Nếu ô tô chạy với tốc độ 120km/h thì quãng đường từ lúc hãm phanh đến khi<br />
dừng lại là bao nhiêu? Giả sử lực hãm trong hai trường hợp trên là như nhau.<br />
A. 100 m.<br />
B. 141 m.<br />
C. 70,7 m.<br />
D. 200 m.<br />
Câu 40: Lò xo có độ cứng k =50 N/m, chiều dài tự nhiên l0 36cm được gắn cố định một đầu vào một<br />
điểm trên thanh AB đặt thẳng đứng. Treo vật có khối lượng 0,2 kg vào đầu còn lại của lò xo. Xoay<br />
thanh AB quanh trục là chính nó sao cho vật vạch một đường tròn nằm ngang và trục của lò xo luộn tạo<br />
với phương thẳng đứng góc 450 . Lấy g 10m / s 2 . Chiều dài của lò xo lúc vật chuyển động và số<br />
vòng vật đi được trong 1 phút là:<br />
A. 41,7 cm; 55,6 vòng<br />
B. 39,2 cm; 44 vòng<br />
C. 40 cm; 56 vòng<br />
D. 45 cm; 67<br />
…………………………………….HẾT…………………………………………<br />
<br />
Mã đề 926 -Trang 4/ 4<br />
<br />