SỞ GD-ĐT BẮC NINH<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2017-2018<br />
<br />
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1<br />
<br />
MÔN: SINH HỌC LỚP 12<br />
<br />
---------------<br />
<br />
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
Mã đề: 120<br />
<br />
Đề gồm có 4 trang, 40 câu<br />
Họ tên thí sinh:............................................................SBD:...............................................................<br />
Câu 1:<br />
Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ<br />
nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?<br />
I. AaaBbDdEe.<br />
II. ABbDdEe.<br />
III. AaBbDdEe.<br />
IV. AaBbDddEe.<br />
V. AaBbdEe.<br />
VI. AaBbDdE.<br />
A. 1.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 4.<br />
Câu 2:<br />
Biết 1 gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do.<br />
Theo lý thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbdd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng ở F1 là<br />
A. 27/64.<br />
B. 9/64.<br />
C. 9/16.<br />
D. 9/32.<br />
Câu 3: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?<br />
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.<br />
(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.<br />
(3) Trồng các loại cây đúng thời vụ.<br />
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.<br />
A. 1.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 2.<br />
Câu 4: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho các cây tứ<br />
bội quả đỏ giao phối với nhau được F1 có tỉ lệ kiểu hình 11 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng, đây là kết quả của<br />
phép lai<br />
A. Aaaa x Aaaa.<br />
B. AAaa x Aaaa.<br />
C. AAaa x AAaa.<br />
D. Aaaa x AAAa.<br />
Câu 5: Quy luật phân li có ý nghĩa chủ yếu đối với thực tiễn là?<br />
A. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.<br />
B. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.<br />
C. Cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai.<br />
D. Xác định được sự di truyền của các cặp gen quy định các cặp tính trạng.<br />
Câu 6: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở.<br />
Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là<br />
A. 2 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.<br />
B. 100% cá chép không vảy.<br />
C. 3 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.<br />
D. l cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.<br />
Câu 7: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thường biến?<br />
A. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.<br />
B. Sâu ăn lá rau có màu xanh.<br />
C. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.<br />
D. Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng.<br />
Câu 8: Ở ngô, 3 cặp gen không alen (Aa, Bb, Dd) nằm trên 3 cặp NST tương tác cộng gộp cùng quy định<br />
tính trạng chiều cao cây. Sự có mặt của mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 5cm. Cho lai cây<br />
thấp nhất với cây cao nhất được F1 các cây có chiều cao 135 cm. cho các cây F1 giao phối ngẫu nhiên<br />
được F2. Theo lí thuyết, số cây có chiều cao 140 cm ở F2 chiếm tỉ lệ là:<br />
A. 20/64.<br />
B. 3/16.<br />
C. 3/64.<br />
D. 15/64.<br />
Câu 9: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được<br />
kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:<br />
Thể đột biến<br />
I<br />
II<br />
III<br />
IV V<br />
VI<br />
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng<br />
48<br />
84<br />
72<br />
36<br />
60<br />
96<br />
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau.<br />
Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội lẻ là<br />
A. II, IV, V.<br />
B. I, II, III, V.<br />
C. I, III, VI.<br />
D. II, VI.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 120<br />
<br />
Câu 10: Dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen trên NST<br />
A. Mất đoạn.<br />
B. Lặp đoạn.<br />
C. Đảo đoạn.<br />
D. Chuyển đoạn.<br />
Câu 11: Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của<br />
phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình<br />
chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?<br />
A. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục.<br />
B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.<br />
C. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.<br />
D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’.<br />
AB<br />
Câu 12: Hai tế bào sinh trứng có kiểu gen<br />
giảm phân bình thường cho tối đa mấy loại trứng?<br />
ab<br />
A. 1.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 4.<br />
Câu 13: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào<br />
A. tần số phát sinh đột biến.<br />
B. tỉ lệ đực, cái trong quần thể.<br />
C. môi trường sống và tổ hợp gen.<br />
D. số lượng cá thể trong quần thể.<br />
Câu 14: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh<br />
A. sự tiến hoá đồng quy.<br />
B. sự tiến hoá song hành.<br />
C. sự tiến hoá phân li.<br />
D. phản ánh nguồn gốc chung.<br />
Câu 15: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng<br />
của NST giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên NST thường. Trong trường hợp không xảy ra đột<br />
biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:<br />
A. 45.<br />
B. 90.<br />
C. 15.<br />
D. 135.<br />
Câu 16: Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định<br />
thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên<br />
tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P),<br />
cây thuần chủng chiếm tỉ lệ:<br />
A. 25%.<br />
B. 5%.<br />
C. 20%.<br />
D. 12,5%.<br />
Câu 17: Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi<br />
là:<br />
A. Thêm chức năng cho tế bào.<br />
B. Liệu pháp gen.<br />
C. Khắc phục sai hỏng di truyền.<br />
D. Phục hồi chức năng của gen.<br />
Câu 18: Gen trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y có đặc điểm:<br />
A. di truyền chéo.<br />
B. di truyền thẳng.<br />
C. truyền cho giới đực.<br />
D. truyền cho giới XX.<br />
Câu 19: Cho các nhân tố sau :<br />
(1) Chọn lọc tự nhiên.<br />
(2) Giao phối ngẫu nhiên.<br />
(3) Giao phối không ngẫu nhiên.<br />
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.<br />
(5) Đột biến.<br />
(6) Di – nhập gen.<br />
Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:<br />
A. (1), (3), (4), (5).<br />
B. (1), (2), (4), (5).<br />
C. (2), (4), (5), (6).<br />
D. (1), (4), (5), (6).<br />
Câu 20: Ở loài giao phối, dạng cách li nào sau đây khi xuất hiện sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới<br />
A. Cách li sinh thái.<br />
B. Cách li địa lí.<br />
C. Cách li tập tính.<br />
D. Cách li sinh sản.<br />
Câu 21: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?<br />
A. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.<br />
B. Mật độ cá thể của quần thể cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.<br />
C. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.<br />
D. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài<br />
giảm.<br />
Câu 22: Cho các thành tựu sau:<br />
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt;<br />
(2) Tạo giống dâu tằm tứ bội;<br />
(3) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp - carôten trong hạt;<br />
(4) Tạo giống dưa hấu đa bội;<br />
Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là<br />
A. (1) và (2).<br />
B. (2) và (4).<br />
C. (3) và (4).<br />
D. (1) và (3).<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 120<br />
<br />
BD A a<br />
BD A<br />
X X x<br />
X Y cho F1 có kiểu hình lặn về tất cả các tính<br />
bd<br />
bd<br />
trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn. Theo lí thuyết tần số hoán<br />
vị gen là<br />
A. 30%.<br />
B. 20%<br />
C. 40%.<br />
D. 35%.<br />
Câu 24: Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng<br />
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.<br />
B. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống.<br />
C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống.<br />
D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống.<br />
Câu 25: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng.<br />
B. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai.<br />
C. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần.<br />
D. Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau.<br />
Câu 26: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương<br />
pháp nào sau đây?<br />
A. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.<br />
B. Công nghệ gen.<br />
C. Lai khác dòng.<br />
D. Lai tế bào xôma khác loài.<br />
Câu 27: Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến số lượng NST gây nên?<br />
A. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục.<br />
B. Bệnh hồng cầu hình liềm.<br />
C. Bệnh bạch cầu ác tính.<br />
D. Hội chứng Đao.<br />
Câu 28: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?<br />
I. Opêron Lac gồm gen điều hòa R, vùng khởi động P, vùng vận hành O và các gen cấu trúc Z, Y, A.<br />
II. Vùng điều hòa (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.<br />
III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.<br />
IV. Khi gen cấu trúc A phiên mã 5 lần thì gen cấu trúc Z phiên mã 3 lần.<br />
A. 4.<br />
B. 3<br />
C. 1.<br />
D. 2.<br />
Câu 29: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?<br />
A. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.<br />
B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.<br />
C. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.<br />
D. Cá ép sống bám trên cá lớn.<br />
Câu 30: Để phát hiện một tính trạng do gen trong nhân hay gen tế bào chất qui định, người ta dùng<br />
phương pháp nào?<br />
A. Lai xa.<br />
B. Cho tự thụ phấn hay lai thân thuộc.<br />
C. Lai thuận nghịch.<br />
D. Lai phân tích.<br />
BD<br />
Câu 31: Cơ thể có kiểu gen Aa<br />
, khoảng cách giữa B và D là 20 cM giảm phân tạo giao tử A BD<br />
bd<br />
chiếm tỉ lệ<br />
A. 20%.<br />
B. 25%<br />
C. 10%.<br />
D. 40%.<br />
Câu 32: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng<br />
không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:<br />
3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?<br />
A. XAXa × XAY.<br />
B. XAXa × XaY.<br />
C. XaXa × XAY.<br />
D. XAXA × XaY.<br />
<br />
Câu 23: Phép lai giữa ruồi giấm P:<br />
<br />
Câu 33: Bệnh pheninkêto niệu ở người do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng<br />
bình thường sinh đứa con thứ nhất bị bệnh. Xác suất cặp vợ chồng này sinh con thứ 2 là con trai không bị<br />
bệnh là bao nhiêu?<br />
A. 3/16.<br />
B. 3/4.<br />
C. 1/8.<br />
D. 3/8.<br />
Câu 34: Đối mã của bộ ba mã hóa 5’UGG3’ là:<br />
A. 3’XXA5’.<br />
B. 3’TXX5’.<br />
C. 5’XXA 3’.<br />
D. 3’UXX5’.<br />
Câu 35: Một loài thực vật, người ta tiến hành phép lai P(tc): hoa đỏ x hoa trắng được F1 100% hoa đỏ,<br />
cho F1 lai phân tích thụ được Fa cho tỉ lệ kiểu hình: 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ. Tính trạng màu sắc hoa chịu sự<br />
chi phối của quy luật di truyền nào?<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 120<br />
<br />
A. Đồng trội.<br />
B. Trội không hoàn toàn.<br />
C. Tương tác bổ sung.<br />
D. Trội hoàn toàn.<br />
Câu 36: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là<br />
A. ngày càng đơn giản.<br />
B. thích nghi ngày càng hợp lý.<br />
C. tổ chức ngày càng cao.<br />
D. ngày càng đa dạng, phong phú.<br />
Câu 37: Một mạch của gen có tỉ lệ các nucleotit A:G:T:X = 1:2:3:4. Mạch này phiên mã ba lần đã lấy<br />
nguyên liệu của môi trường 4500 Nucleotit tự do. Một đột biến làm cho số liên kết hidro của gen tăng lên<br />
1 liên kết, số nu từng loại của gen sau đột biến là:<br />
A. A= T = 599; G = X = 900.<br />
B. A= T = 901; G = X = 599.<br />
C. A= T = 599; G = X = 901.<br />
D. A= T = 601; G = X = 899.<br />
Câu 38: Khi nói về thể di đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?<br />
A. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.<br />
B. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.<br />
C. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.<br />
D. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.<br />
Câu 39: Dưới đây là các bước trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến:<br />
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo các giống thuần chủng;<br />
II. Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn;<br />
III. Xử lý mẫu vật bằng các tác nhân gây đột biến;<br />
IV. Tạo dòng thuần;<br />
Trình tự đúng là:<br />
A. I – III – II.<br />
B. III – II – IV.<br />
C. III – II – I.<br />
D. II – III – IV.<br />
Câu 40: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tam nhiễm được phát sinh từ loài này<br />
có bộ nhiễm sắc thể là<br />
A. 4n.<br />
B. 2n + 1.<br />
C. 3n.<br />
D. 2n - 1.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 120<br />
<br />