intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM (KHTN)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM (KHTN)" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM (KHTN)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH Bài kiểm tra môn: Địa lí - Khối 12 Ban Khoa học tự nhiên ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề có 04 trang) Họ, tên học sinh:………………………………………………………………. Lớp: …………………………. Số báo danh………………………………….. Câu 1. Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng ven biển phía đông Trường Sơn Nam và vùng Tây Nguyên là A. Mùa mưa vào thu - đông. B. Có một mùa khô sâu sắc. C. Có gió Tây khô nóng. D. Mùa mưa vào hè - thu. Câu 2. Cho bảng số liệu sau: Diện tích rừng của Việt Nam qua các năm Năm Tổng diện tích có Diện tích rừng tự Diện tích rừng Độ che phủ rừng (triệu ha) nhiên (triệu ha) trồng (triệu ha) rừng (%) 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 2010 13,4 10,3 3,1 39,5 2015 14,1 10,2 3,9 40,8 2018 14,5 10,3 4,2 41,7 (Theo niên giám thống kê năm 2019) Nhận xét nào sau đây đúng về diện tích rừng của Việt Nam qua các năm? A. Độ che phủ rừng ngày càng giảm. B. Tổng diện tích rừng và diện tích rừng tự nhiên tăng liên tục. C. Diện tích rừng trồng có sự biến động. D. Tổng diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng chưa thể phục hồi. Câu 3. Cho bảng số liệu sau: TÌNH HÌNH DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM Năm 2005 2010 2015 2021 Dân số (triệu người) 82,4 86,9 92,2 98,5 Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) 1,33 1,03 0,94 0,93 (Theo niên giám thống kê năm 2022) Theo bảng số liệu, để thể hiện tình hình dân số của nước ta qua các năm, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Kết hợp. C. Miền. D. Tròn. Câu 4. Biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở nước ta là A. bảo vệ rừng, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. B. áp dụng các biện pháp canh tác hợp lí trên đất dốc. C. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học các vườn quốc gia. D. đảm bảo quy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, đỉnh núi cao nhất ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là Trang Seq/4 - Mã đề 162
  2. A. Pu Trà. B. Phanxipăng. C. Pu Hoạt. D. Phu Luông. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, hãy cho biết gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Đông Nam. D. Tây Nam. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, hãy cho biết đèo Hải Vân thuộc dãy núi nào? A. Hoành Sơn. B. Trường Sơn Nam. C. Bạch Mã. D. Hoàng Liên Sơn. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, hãy cho biết các đô thị có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là đô thị nào? A. Quy Nhơn, Tam Kỳ. B. Phan Thiết, Đà Nẵng. C. Nha Trang, Phan Thiết. D. Đà Nẵng, Quy Nhơn. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, hãy cho biết đô thị nào ở Đồng bằng sông Cửu Long có số dân từ 500 001 – 1 000 000 người? A. Cần Thơ. B. Cà Mau. C. Long Xuyên. D. Mỹ Tho. Câu 10. Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở A. Dãy Bạch Mã. B. Trường Sơn Nam. C. Hoàng Liên Sơn. D. Trường Sơn Bắc. Câu 11. Đặc điểm nổi bật của thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta là A. đồi núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi có hướng vòng cung. B. địa hình cao, các dãy núi xen thung lũng sông có hướng tây bắc - đông nam. C. khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm. D. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất ở nước ta. Câu 12. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là A. chỉ có 2 tháng nhiệt độ trên 25°C. B. các tháng đều có nhiệt độ trên 28°C. C. không có tháng nào nhiệt độ dưới 25°C. D. không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C. Câu 13. Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Cảnh quan giống như vùng ôn đới núi cao. B. Cảnh quan cận xích đạo gió mùa. C. Cảnh quan nhiệt đới nóng quanh năm. D. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. Câu 14. Rừng ở đồng bằng sông Cửu Long có vai trò chủ yếu nào sau đây? A. Giữ đất chống sạt lở bờ biển. B. Cung cấp nhiều loại gỗ quý. C. Đảm bảo cân bằng sinh thái. D. Giúp nhanh thoát lũ vào mùa mưa. Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, hãy cho biết sông Tiền thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. Lưu vực sông Mã. B. Lưu vực sông Cả. C. Lưu vực sông Mê Công. D. Lưu vực sông Đồng Nai. Câu 16. Mùa khô thường kéo dài 6 - 7 tháng ở vùng nào sau đây? A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng Nam Bộ. D. Cực Nam Trung Bộ Câu 17. Giải pháp quan trọng nhất để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng nước ta là A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. B. khai hoang mở rộng diện tích. C. chuyển đổi cơ cấu cây trồng. D. cải tạo đất bạc màu, đất mặn. Câu 18. Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi cần thực hiện biện pháp kỹ thuật canh tác nào sau đây? A. Bảo vệ rừng và đất rừng. B. Làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá. C. Áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp. D. Ngăn chặn du canh, du cư. Câu 19. Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào? A. Nam Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Ven biển Bắc Trung Bộ. Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của nước ta? Trang Seq/4 - Mã đề 162
  3. A. Bình quân trên đầu người nhỏ. B. Diện tích đất chuyên dùng ngày càng ít. C. Diện tích đất có rừng còn thấp. D. Diện tích đất đai bị suy thoái còn rất lớn. Câu 21. Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Nam là A. cận xích đạo và ôn đới. B. cận nhiệt đới và xích đạo. C. xích đạo và nhiệt đới. D. nhiệt đới và cận nhiệt đới. Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là do A. sự phân hóa theo độ cao địa hình và sông ngòi. B. tác động mạnh mẽ của gió mùa và dòng biển. C. tác động kết hợp của gió mùa và địa hình. D. tác động của hướng các dãy núi và thực vật. Câu 23. Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT Ở NƯỚC TA NĂM 2021 (Đơn vị:%) Đất nông nghiệp 84,5 Đất phi nông nghiệp 11,9 Đất chưa sử dụng 3,6 (Theo niên giám thống kê năm 2022) Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 2021, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Tròn. B. Miền. C. Cột. D. Kết hợp. Câu 24. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước, nhất là ở vùng cửa sông, ven biển là A. hải sản giảm sút. B. mưa a-xít. C. biến đổi khí hậu. D. cạn kiệt dòng chảy. Câu 25. Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta? A. Trong năm có một mùa đông lạnh. B. Thời tiết thường diễn biến phức tạp. C. Có một mùa khô sâu sắc kéo dài. D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, hãy cho biết điểm cực Nam của nước ta nằm ở A. mũi Cà Mau. B. mũi Đại Lãnh. C. mũi Ngọc. D. mũi Kê Gà. Câu 27. Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 20°C? A. Biểu đồ khí hậu Hà Nội. B. Biểu đồ khí hậu Sa Pa. C. Biểu đồ khí hậu Điện Biên Phủ. D. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn. Câu 29. Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ qua các thành phần A. khí hậu, đất đai, sinh vật. B. sinh vật, đất đai, sông ngòi. C. sông ngòi, đất đai, khí hậu. D. khí hậu, sinh vật, sông ngòi. Câu 30. Biện pháp quan trọng nhất để giảm lũ ở vùng hạ lưu là A. trồng rừng ngập mặn. B. trồng rừng đầu nguồn. C. trồng cây công nghiệp lâu năm. D. xây dựng các đập thủy điện. Câu 31. Theo mục đích sử dụng, rừng được chia thành A. rừng phòng hộ, rừng rậm, rừng thưa. B. rừng sản xuất, rừng tre nứa, rừng cây gỗ. C. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. D. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng rậm. Câu 32. Hệ sinh thái đặc trưng của vùng cực Nam Trung Bộ nước ta là A. rừng thưa nhiệt đới khô. B. xa van cây bụi. C. rừng thường xanh trên đá vôi. D. rừng nhiệt đới. Trang Seq/4 - Mã đề 162
  4. Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, hãy cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu ảnh hưởng tần suất bão cao nhất nước ta? A. Đông Bắc Bộ. B. Nam Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 34. Khả năng tăng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hiện nay gặp nhiều hạn chế do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Mật độ dân số rất cao. B. Tài nguyên đất đang bị suy thoái. C. Diện tích đất chưa sử dụng còn ít. D. Trình độ thâm canh cao. Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, hãy cho biết lưu lượng ̣nước thấp nhất của sông Mê Công (Cửu Long) vào thời gian nào sau đây (theo số liệu đo được ở trạm Mỹ Thuận và trạm Cần Thơ)? A. Tháng III đến tháng IV. B. Tháng V đến tháng X. C. Tháng X đến tháng XII. D. Tháng I đến tháng III. Câu 36. Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2009-2021 (Đơn vị:%) Nhóm tuổi Từ 0-14 tuổi Từ 15-65 tuổi Trên 65 tuổi 2009 24,5 69,1 6,4 2019 24,3 68,0 7,7 2021 24,1 67,6 8,3 (Theo niên giám thống kê năm 2022) Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng? A. Dân số của nước ta đang có xu hướng già hóa. B. Nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng. C. Nước ta có cơ cấu dân số già. D. Nhóm tuổi từ 15-65 tuổi ngày càng giảm. Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, hãy cho biết quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào? A. Bình Thuận. B. Ninh Thuận. C. Bà Rịa – Vũng Tàu. D. Khánh Hòa. Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc – đông nam? A. Pu Đen Đinh. B. Bạch Mã. C. Trường Sơn Bắc. D. Hoàng Liên Sơn. Câu 39. Loại thiên tai nào sau đây tuy mang tính chất cục bộ ở địa phương nhưng diễn ra thường xuyên và gây thiệt hại không nhỏ? A. Ngập úng, lũ quét và hạn hán. B. Lốc, mưa đá, sương muối. C. Bão. D. Động đất. Câu 40. Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp chủ yếu do A. dịch bệnh. B. chiến tranh. C. khai thác bừa bãi và cháy rừng. D. cháy rừng và các thiên tai khác. -------------------Hết------------------ Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam – NXB Giáo dục; giám thị không giải thích gì thêm. Trang Seq/4 - Mã đề 162
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2