intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tây Sơn

Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

46
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Đề thi học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tây Sơn để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tây Sơn

  1. TRƯỜNG THCS TÂY SƠN Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA HKI Năm học 2020-2021 MÔN ĐỊA LÝ 8 I. TRẮC NGHIỆM: 3đ (khoanh tròn vào ý đúng nhất) Câu 1. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm chung là A. chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng. B. rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều C. chủ yếu phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. chủ yếu phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo. Câu 2.:Miền địa hình phía bắc của Nam Á là: A. đồng bằng Ấn Hằng B. sơn nguyên Đê-can C. hệ thống núi Hy-ma-lay-a hùng vĩ D. dãy Gát Đông và Gát Tây Câu 3. Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á là: A. Băng-la-đét B. Ấn Độ C. Nê-pan D. Pa-ki-xtan Câu 4. Ngày nay, nền kinh tế là thế mạnh của nhiều quốc gia Tây Nam Á: A. công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, du lịch . B. nông nghiệp trồng lúa gạo, lúa mì, chà là. C. chủ yếu là công nghiệp khai thác D. chủ yếu chăn nuôi du mục và dệt thảm Câu 5. Địa điểm nào sau đây có lượng mưa nhiều nhất khu vực Nam Á: A. Sê-ra-pun-đi B. Mum-bai C. Mun-tan D. Can-cút-ta Câu 6. Vị trí địa lí chiến lược của Tây Nam Á được biểu hiện ở chỗ: A. có nhiều loại khoáng sản dầu mỏ và khí đốt. B. tiếp giáp với kênh đào Xuy-ê C. tiếp giáp với châu Mĩ và châu Đại Dương. D. nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Âu và Phi Câu 7. Khu vực Tây Nam Á có khí hậu khô hạn là do: A. nằm sâu trong nội địa. B. địa hình có nhiều dãy núi chắn gió từ các vùng biển thổi vào C. ảnh hưởng của các dòng biển lạnh trong các biển xung quanh D. quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô thổi ra từ lục địa Câu 8. Cảnh quan nào sau đây không có ở Nam Á: A. rừng nhiệt đới ẩm B. hoang mạc C. thảo nguyên D. xa-van Câu 9. Điều gì sau đây không đúng ở khu vực Nam Á: A. Pa-ki-xtan là quốc gia có số lượng tín đồ Hồi Giáo nhiều nhất thế giới. B. là khu vực có mật độ dân số cao nhất trong các khu vực ở châu Á C. các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển.
  2. D. tôn giáo có vai trò rất lớn đối với đời sống, kinh tế, chính trị của các nước khu vực Nam Á Câu 10. Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Nam Á: A. Nê-pan B. Bu-tan C. Man-đi-vơ D. Áp-ga-ni-xtan Câu 11. Đại bộ phận Nam Á có khí hậu: A. cận nhiệt đới gió mùa. B. nhiệt đới khô hạn. C. ôn đới núi cao. D. nhiệt đới gió mùa. Câu 12. Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo nào sau đây của Nhật Bản có vị trí thấp trên thế giới: A. đóng tàu biển B. sản xuất ô tô C. chế tạo máy bay D. sản xuất xe máy II. TỰ LUẬN: Câu 1. Hãy trình bày một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á. (2đ) Câu 2. Hãy nêu những giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á. (1đ) Câu 3. Trình bày đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ Đông Á hiện nay? (2đ) Câu 4. Dựa vào hình 12.1 SGK và kiến thức đã học, hãy kể tên các sông lớn ở phần đất liền của Đông Á và nêu đặc điểm của các sông này (2đ)
  3. TRƯỜNG THCS TÂY SƠN Đề 2 ĐỀ KIỂM TRA HKI Năm học 2020-2021 MÔN ĐỊA LÝ 8 I. TRẮC NGHIỆM: 3đ (khoanh tròn vào ý đúng nhất) Câu 1. Ngày nay, nền kinh tế là thế mạnh của nhiều quốc gia Tây Nam Á: A. Nông nghiệp trồng lúa gạo, lúa mì, chà là. B. Chủ yếu là công nghiệp khai thác C. Chủ yếu chăn nuôi du mục và dệt thảm D. Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, du lịch . Câu 2. Quốc gia có nền kinh tế phát triển cao nhất châu Á: A. Nhật Bản B. Mi-an-ma C. Hàn Quốc D. Việt Nam Câu 3. Khu vực Tây Nam Á có khí hậu khô hạn là do: A. Nằm sâu trong nội địa. B. Địa hình có nhiều dãy núi chắn gió từ các vùng biển thổi vào C. Ảnh hưởng của các dòng biển lạnh trong các biển xung quanh D. Quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô thổi ra từ lục địa Câu 4. Địa điểm nào sau đây có lượng mưa nhiều nhất khu vực Nam Á: A. Sê-ra-pun-đi B. Mum-bai C. Mun-tan D. Can-cút-ta Câu 5. Khu vực Nam Á có các kiểu cảnh quan: A. Rừng nhiệt đới ẩm, xa-van B. Hoang mạc và cảnh quan núi cao C. Xa-van, hoang mạc, rừng nhiệt đới ẩm D. Rừng nhiệt đới ẩm, xa-van, hoang mạc và cảnh quan núi cao Câu 6. Nhóm nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh song nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trong: A. Lào, Nê-pan, Cam-pu-chia B. Trung Quốc, Ân Độ, Ma-lai-xi-a C. Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan D. Bru-nây, Cô-oét, A-râp Xê-út, I- rắc Câu 7. Đặc điểm nổi bật về dân cư khu vực Đông Á: A. Dân số rất ít, phân bố dân cư thưa thớt B. Mật độ dân số cao nhất so với các khu vực khác ở châu Á C. Mật độ dân số thấp nhất so với các khu vực khác ở châu Á D. Có dân số rất đông, nhiều hơn dân số của các châu lục lớn như châu Phi, Âu, Mĩ Câu 8. Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Nam Á: A. Nê-pan B. Áp-ga-ni-xtan C. Bu-tan D. Man-đi-vơ Câu 9. Đại bộ phận Nam Á có khí hậu:
  4. A. Nhiệt đới khô hạn. B. Ôn đới núi cao. C. Cận nhiệt đới gió mùa. D. Nhiệt đới gió mùa. Câu 10. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm chung là A. Rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều. B. Chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng. C. Chủ yếu phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. Chủ yếu phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo. Câu 11. Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo nào sau đây của Nhật Bản có vị trí thấp trên thế giới: A. Đóng tàu biển B. Sản xuất ô tô C. Chế tạo máy bay D. Sản xuất xe máy Câu 12. Vị trí địa lí chiến lược của Tây Nam Á được biểu hiện ở chỗ: A. Có nhiều loại khoáng sản dầu mỏ và khí đốt. B. Tiếp giáp với châu Mĩ và châu Đại Dương. C. Nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Âu và Phi D. Tiếp giáp với kênh đào Xuy-ê II. TỰ LUẬN: Câu 1. Hãy trình bày những thành tựu về sản xuất nông nghiệp của các nước châu Á . (2đ) Câu 2. Hãy trình bày sự khác nhau về đặc điểm khí hậu và cảnh quan phía đông và phía tây khu vực Đông Á. (1,5đ) Câu 3. Dựa vào hình 12.1 SGK và kiến thức đã học, hãy kể tên các sông lớn ở phần đất liền của Đông Á và nêu đặc điểm của các sông này. (2đ) Câu 4. Địa hình đã ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu khu vực Nam Á như thế nào? (1,5đ)
  5. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI Đề 1 Năm học 2020-2021 MÔN ĐỊA LÝ 8 1. Xác định mục tiêu kiểm tra: - Kiểm tra kiến thức kĩ năng cơ bản ở những nội dung về: các đặc điểm tự nhiên, dân cư-xã hội, kinh tế chung châu Á và đặc điểm tự nhiên, dân cư- xã hội, kinh tế các khu vực châu A.Ù - Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp và giúp đỡ HS kịp thời. - Kiểm tra ở cả 3 cấp độ nhận thức: biết hiểu và vận dụng. 2. Xác định hình thức kiểm tra: - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận 3. Xây dựng ma trận dề kiểm tra: - Ở đề kiẻm tra HKI môn Địa lí 8, các chủ đề nội dung với số tiết là 13 tiết ( bằng 100%), phân phối các chủ đề và nội dung như sau: + Đặc điểm tự nhiên, dân cư –xã hội, kinh tế châu Á: 8 tiết (61,54%) + Khu vực Tây Nam Á: 1 tiết (7,7%) + Khu vực Nam Á: 2 tiết (15,38%) + Khu vực Đông Á: 2 tiết (15,38%) - Trên cơ sở số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp thấp Cấp cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đặc điểm - Trình bày Trình - Nêu tự nhiên, được tình bày ở được giá dân cư, mức độ trị kinh tế kinh tế hình phát triển các đơn của các hệ châu Á ngành kinh giản thống một số sông lớn. tế châu Á. đặc (công điểm nghiệp). phát triển kinh tế của các nước ở
  6. châu Á. 3 câu 1 câu 1 câu 1câu (1đ) (3,25đ) (0,25đ) (2đ) 32,5% Khu vực -Trình bày Tây Nam được Á những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, kinh tế của khu vực Tây Nam Á. 3 câu 3 câu (0,75đ) (0,75đ) 7,5% Khu vực Trình bày . Nam Á được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Nam Á. 7 câu 7 câu (1,75đ) (1,75đ) 17,5% Khu vực Đặc điểm - Trình - Đọc và Đông Á kinh tế - bày được khai thác xã hội của và trò, đặc kiến thức khu vực điểm nổi từ bản đồ bật về tự nhiên Đông Á. kinh tế - khu vực
  7. xã hội của châu Á. khu vực Đông Á. 3 câu 1 câu 1 câu 1 câu (4,25đ) (0,25đ) (2đ) (2đ) 42,5% 16 câu 13 câu 2 câu 1 câu 10 đ (5đ) (3đ) (2đ) 100% 50% 30% 20% 4. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN: I. TRẮC NGHIỆM: 3đ (khoanh tròn vào ý đúng nhất) Câu 1. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm chung là A. chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng. B. rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều C. chủ yếu phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. chủ yếu phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo. Câu 2.:Miền địa hình phía bắc của Nam Á là: A. đồng bằng Ấn Hằng B. sơn nguyên Đê-can C. hệ thống núi Hy-ma-lay-a hùng vĩ D. dãy Gát Đông và Gát Tây Câu 3. Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á là: A. Băng-la-đét B. Ấn Độ C. Nê-pan D. Pa-ki-xtan Câu 4. Ngày nay, nền kinh tế là thế mạnh của nhiều quốc gia Tây Nam Á: A. công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, du lịch . B. nông nghiệp trồng lúa gạo, lúa mì, chà là. C. chủ yếu là công nghiệp khai thác D. chủ yếu chăn nuôi du mục và dệt thảm Câu 5. Địa điểm nào sau đây có lượng mưa nhiều nhất khu vực Nam Á: A. Sê-ra-pun-đi B. Mum-bai C. Mun-tan D. Can-cút-ta Câu 6. Vị trí địa lí chiến lược của Tây Nam Á được biểu hiện ở chỗ: A. có nhiều loại khoáng sản dầu mỏ và khí đốt. B. tiếp giáp với kênh đào Xuy-ê C. tiếp giáp với châu Mĩ và châu Đại Dương. D. nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Âu và Phi Câu 7. Khu vực Tây Nam Á có khí hậu khô hạn là do: A. nằm sâu trong nội địa. B. địa hình có nhiều dãy núi chắn gió từ các vùng biển thổi vào C. ảnh hưởng của các dòng biển lạnh trong các biển xung quanh D. quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô thổi ra từ lục địa
  8. Câu 8. Cảnh quan nào sau đây không có ở Nam Á: A. rừng nhiệt đới ẩm B. hoang mạc C. thảo nguyên D. xa-van Câu 9. Điều gì sau đây không đúng ở khu vực Nam Á: A. Pa-ki-xtan là quốc gia có số lượng tín đồ Hồi Giáo nhiều nhất thế giới. B. là khu vực có mật độ dân số cao nhất trong các khu vực ở châu Á D. các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển. D. tôn giáo có vai trò rất lớn đối với đời sống, kinh tế, chính trị của các nước khu vực Nam Á Câu 10. Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Nam Á: A. Nê-pan B. Bu-tan C. Man-đi-vơ D. Áp-ga-ni-xtan Câu 11. Đại bộ phận Nam Á có khí hậu: A. cận nhiệt đới gió mùa. B. nhiệt đới khô hạn. C. ôn đới núi cao. D. nhiệt đới gió mùa. Câu 12. Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo nào sau đây của Nhật Bản có vị trí thấp trên thế giới: A. đóng tàu biển B. sản xuất ô tô C. chế tạo máy bay D. sản xuất xe máy II. TỰ LUẬN: Câu 1. Hãy trình bày một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á. (2đ) Câu 2. Hãy nêu những giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á. (1đ) Câu 3. Trình bày đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ Đông Á hiện nay? (2đ) Câu 4. Dựa vào hình 12.1 SGK và kiến thức đã học, hãy kể tên các sông lớn ở phần đất liền của Đông Á và nêu đặc điểm của các sông này (2đ)
  9. 5. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: - Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10 - Cho điểm tối đa khi HS trình bày đủ các ý và bài làm đẹp - Ghi chú HS có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa. Thiếu ý nào sẽ không cho điểm ý đó ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM: 3đ (khoanh tròn vào ý đúng nhất) 1B 2C 3B 4A 5A 6B 7D 8C 9A 10D 11D 12C II. TỰ LUẬN: Câu 1: (2đ) Đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á: - Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. (0,25đ) - Có những nước trình độ phát triển rất cao như Nhật Bản, kinh tế-xã hội phát triển toàn diện (0,25đ) - Có những nước trình độ công nghiệp hóa cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc. (0,25đ) - Có những nước tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ... (0,25đ) - Một số nước phát triển chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như Lào, Mi-an-ma, Nê-pan... (0,25đ) - Một số nước lại dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-út... (0,25đ) - Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp hiện đại rất phát triển. (0,25đ)
  10. - Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao. (0,25đ) Câu 2: (1đ) Những giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: - Giá trị của sông ngòi châu Á: giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp), sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. (1đ) Câu 3: (2đ) Kể tên các sông lớn ở phần đất liền của Đông Á và nêu đặc điểm của các sông này. - Sông A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang là ba sông lớn ở phần đất liền của Đông Á. (0,5đ) - A-mua là sông chảy ở rìa phía bắc khu vực, đoạn trung lưu làm thành ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Liên bang Nga. (0,5đ) - Hoàng Hà và Trường Giang là hai sông lớn đều bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông, đổ ra các biển Hoàng Hải và Hoa Đông và bồi đắp lên các đồng bằng phù sa màu mỡ. (0,5đ) - Nguồn cung cấp nước do mưa gió mùa vào mùa hạ và băng tuyết tan. Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường. Sông Trường Giang có chế độ nước tương đối điều hoà. (0,5đ) Câu 4. (2đ) Đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ Đông Á hiện nay: - Đây là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, sản xuất nhiều hàng hoá, sức cạnh tranh hàng hóa với các nước phát triển khá tốt. Trở thành trung tâm buôn bán của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trung tâm tài chính lớn, thị trường chứng khoán sôi động của thế giới. (1đ) - Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển cao, Hàn Quốc và Đài Loan là nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới, Trung Quốc có nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng. (1đ) 6. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện). 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
  11. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI Đề 2 MÔN ĐỊA LÝ 8 1. Xác định mục tiêu kiểm tra: - Kiểm tra kiến thức kĩ năng cơ bản ở những nội dung về: các đặc điểm tự nhiên, dân cư-xã hội, kinh tế chung châu Á và đặc điểm tự nhiên, dân cư- xã hội, kinh tế các khu vực châu A.Ù - Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp và giúp đỡ HS kịp thời. - Kiểm tra ở cả 3 cấp độ nhận thức: biết hiểu và vận dụng. 2. Xác định hình thức kiểm tra: - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra: - Ở đề kiẻm tra HKI môn Địa lí 8, các chủ đề nội dung với số tiết là 13 tiết ( bằng 100%), phân phối các chủ đề và nội dung như sau: + Đặc điểm tự nhiên, dân cư –xã hội, kinh tế châu Á: 8 tiết (61,54%) + Khu vực Tây Nam Á: 1 tiết (7,7%) + Khu vực Nam Á: 2 tiết (15,38%) + Khu vực Đông Á: 2 tiết (15,38%) - Trên cơ sở số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp thấp Cấp cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đặc điểm - Trình - Trình kinh tế châu bày ở bày Á mức độ được đơn giản tình một số hình đặc phát điểm triển các phát ngành triển kinh tế kinh tế (nông của các nghiệp) nước ở châu Á. châu Á. - Trình bày được
  12. tình hình phát triển các ngành kinh tế châu Á. (công nghiệp). 5 câu 4 câu 1câu (3đ) (1đ) (2đ) 30% Khu vực -Trình Tây Nam Á bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, kinh tế của khu vực Tây Nam Á. 3 câu 3 câu (0,75đ) (0,75đ) 7,5% Khu vực Trình Nhân tố Nam Á bày ảnh được hưởng những đến sự đặc phân điểm nổi hóa khí bật về tự hậu. nhiên
  13. của khu vực Nam Á. 5 câu 4 câu 1câu (2,5đ) (1đ) (1,5đ) 25% Khu vực Đặc So sánh Đọc và Đông Á điểm nổi đặc khai bật về điểm tự thác kinh tế - nhiên kiến xã hội các khu thức từ của khu vực ở bản đồ vực Đông Á tự Đông Á. nhiên khu vực châu Á. 3 câu 1 câu 1câu 1 câu (3,75đ) (0,25đ) (1,5đ) (2đ) 37,5% 16 câu 13 câu 2 câu 1 câu 10 đ (5đ) (3đ) (2đ) 100% 50% 30% 20% 4. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN: I. TRẮC NGHIỆM: 3đ (khoanh tròn vào ý đúng nhất) Câu 1. Ngày nay, nền kinh tế là thế mạnh của nhiều quốc gia Tây Nam Á: A. Nông nghiệp trồng lúa gạo, lúa mì, chà là. B. Chủ yếu là công nghiệp khai thác C. Chủ yếu chăn nuôi du mục và dệt thảm D. Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, du lịch . Câu 2. Quốc gia có nền kinh tế phát triển cao nhất châu Á: A. Nhật Bản B. Mi-an-ma C. Hàn Quốc D. Việt Nam Câu 3. Khu vực Tây Nam Á có khí hậu khô hạn là do: A. Nằm sâu trong nội địa. B. Địa hình có nhiều dãy núi chắn gió từ các vùng biển thổi vào C. Ảnh hưởng của các dòng biển lạnh trong các biển xung quanh
  14. D. Quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô thổi ra từ lục địa Câu 4. Địa điểm nào sau đây có lượng mưa nhiều nhất khu vực Nam Á: A. Sê-ra-pun-đi B. Mum-bai C. Mun-tan D. Can-cút-ta Câu 5. Khu vực Nam Á có các kiểu cảnh quan: A. Rừng nhiệt đới ẩm, xa-van B. Hoang mạc và cảnh quan núi cao C. Xa-van, hoang mạc, rừng nhiệt đới ẩm D. Rừng nhiệt đới ẩm, xa-van, hoang mạc và cảnh quan núi cao Câu 6. Nhóm nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh song nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trong: A. Lào, Nê-pan, Cam-pu-chia B. Trung Quốc, Ân Độ, Ma-lai-xi-a C. Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan D. Bru-nây, Cô-oét, A-râp Xê-út, I- rắc Câu 7. Đặc điểm nổi bật về dân cư khu vực Đông Á: E. Dân số rất ít, phân bố dân cư thưa thớt F. Mật độ dân số cao nhất so với các khu vực khác ở châu Á G. Mật độ dân số thấp nhất so với các khu vực khác ở châu Á H. Có dân số rất đông, nhiều hơn dân số của các châu lục lớn như châu Phi, Âu, Mĩ Câu 8. Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Nam Á: A. Nê-pan B. Áp-ga-ni-xtan C. Bu-tan D. Man-đi-vơ Câu 9. Đại bộ phận Nam Á có khí hậu: A. Nhiệt đới khô hạn. B. Ôn đới núi cao. C. Cận nhiệt đới gió mùa. D. Nhiệt đới gió mùa. Câu 10. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm chung là A. Rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều. B. Chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng. C. Chủ yếu phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. Chủ yếu phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo. Câu 11. Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo nào sau đây của Nhật Bản có vị trí thấp trên thế giới: A. Đóng tàu biển B. Sản xuất ô tô C. Chế tạo máy bay D. Sản xuất xe máy Câu 12. Vị trí địa lí chiến lược của Tây Nam Á được biểu hiện ở chỗ: A. Có nhiều loại khoáng sản dầu mỏ và khí đốt. B. Tiếp giáp với châu Mĩ và châu Đại Dương. C. Nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Âu và Phi D. Tiếp giáp với kênh đào Xuy-ê II. TỰ LUẬN: Câu 1. Hãy trình bày những thành tựu về sản xuất nông nghiệp của các nước châu Á . (2đ)
  15. Câu 2. Hãy trình bày sự khác nhau về đặc điểm khí hậu và cảnh quan phía đông và phía tây khu vực Đông Á. (1,5đ) Câu 3. Dựa vào hình 12.1 SGK và kiến thức đã học, hãy kể tên các sông lớn ở phần đất liền của Đông Á và nêu đặc điểm của các sông này. (2đ) Câu 4. Địa hình đã ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu khu vực Nam Á như thế nào? (1,5đ) 5. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: - Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10 - Cho điểm tối đa khi HS trình bày đủ các ý và bài làm đẹp - Ghi chú HS có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa. Thiếu ý nào sẽ không cho điểm ý đó ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM: 3đ (khoanh tròn vào ý đúng nhất) 1D 2A 3D 4A 5D 6B 7D 8B 9D 10A 11C 12D II. TỰ LUẬN: Câu 1: Những thành tựu về sản xuất nông nghiệp của các nước châu Á - Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm tới 93% sản lượng lúa toàn thế giới. Lúa mì chiếm khoảng 39%. (0,5đ) - Hai nước có dân số đông nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ trước đây thường xuyên thiếu lương thực, thì nay đã đủ dùng và còn thừa để xuất khẩu. (0,5đ) - Một số nước như Thái Lan, Việt Nam không những đủ lương thực mà còn trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới. (0,5đ) - Các vật nuôi cũng rất đa dạng, vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn và gia cầm; các vùng khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu; vùng Bắc Á, vật nuôi chủ yếu là tuần lộc. (0,5đ) Câu 2: Sự khác nhau về đặc điểm khí hậu và cảnh quan phía đông và phía tây khu vực Đông Á: - Phía đông: khí hậu gió mùa, cảnh quan rừng là chủ yếu (rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới ẩm). (0,75đ) - Phía tây: khí hậu khô hạn, chủ yếu cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc, thảo nguyên khô.(0,75đ) Câu 3: Kể tên các sông lớn ở phần đất liền của Đông Á và nêu đặc điểm của các sông này. - Sông A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang là ba sông lớn ở phần đất liền của Đông Á. (0,5đ) - A-mua là sông chảy ở rìa phía bắc khu vực, đoạn trung lưu làm thành ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Liên bang Nga. (0,5đ) - Hoàng Hà và Trường Giang là hai sông lớn đều bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông, đổ ra các biển Hoàng Hải và Hoa Đông và bồi đắp lên các đồng bằng phù sa màu mỡ. (0,5đ)
  16. - Nguồn cung cấp nước do mưa gió mùa vào mùa hạ và băng tuyết tan. Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường. Sông Trường Giang có chế độ nước tương đối điều hoà. (0,5đ) Câu 4. Địa hình đã ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu khu vực Nam Á: - Trên các vùng núi cao, nhất là Hi-ma-lay-a khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp (0,5đ) - Sườn nam Hi-ma-lay-a , phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Càng lên cao càng mát dần, từ 4500m trở lên là băng tuyết vĩnh cửu. (0,75đ) - Sườn bắc có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm (0,25đ) 6. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện). 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2