intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH & THCS Trần Phú, Bắc Trà My” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG: PTDT BT TH THCS TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên : .......................................………… MÔN: KHTN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm: Nhận xét của thầy (cô) giáo: I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) * Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng. Câu 1: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt. B. Kĩ năng quan sát. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo đạc. Câu 2: Cho các bước sau: (1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo. (2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp. (3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. (4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là A. (1) (2) (3) (4). B. (1) (3) (2) (4). C. (3) (2) (4) (1). D. (2) (1) (4) (3). Câu 3: Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân A. theo từng đường thẳng. B. theo từng cặp. C. theo từng lớp khác nhau. D. không theo quy luật. Câu 4: Nguyên tố hóa học nào sau đây được kí hiệu là Al? A. Sulfur. B. Silver. C. Aluminium. D. Silicon. Câu 5: Calcium là một nguyên tố hóa học có nhiều trong xương và răng, giúp cho xương và răng chắc khỏe. Kí hiệu hóa học của nguyên tố calcium là A. Mg. B. Na. C. Cu. D. Ca. Câu 6: Nguyên tố hoá học có kí hiệu Cl là A. chlorine. B. carbon. C. đồng. D. calcium. Câu 7. Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động? A. Quãng đường. B. Thời gian. C. Tốc độ. D. Nhiệt độ. Câu 8. Đơn vị đo tốc độ là A. m. B. s/m. C. m/s. D. m.s. Câu 9. Công thức tính tốc độ chuyển động là A. B. C. D. . Câu 10. Tốc độ chuyển động của vật có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? A. Cho biết hướng chuyển động của vật.
  2. B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào. C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm. D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được. Câu 11. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị đo tần số? A. Héc (Hz). B. Kilomet (km). C. Mét (m). D. Kilogam (kg). Câu 12. Trong những vật sau đây: Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương, tấm kim loại, áo len, cao su xốp, mặt đá hoa, tường gạch. Vật phản xạ âm tốt là A. tấm kim loại, áo len, cao su. B. miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương. C. miếng xốp, ghế nệm mút, cao su xốp. D. mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch. Câu 13. Khi bay, một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong … tạo ra những tiếng vo ve do A. chúng vừa bay vừa kêu nên phát ra âm thanh. B. chúng có bộ phận phát ra âm thanh đặc biệt. C. hơi thở của chúng mạnh đến mức phát âm thanh. D. những đôi cánh nhỏ của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh. Câu 14. Khi sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời thì năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành dạng năng lượng nào? A. Nhiệt năng. B. Điện năng. C. Cơ năng. D. Năng lượng âm. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể? A. Tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể. B. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường. C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. D. Tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào. Câu 16: Thông thường, khi cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ A. Tăng và ngược lại. B. Tăng sau đó giảm. C. Giảm và ngược lại. D. Giảm sau đó tăng. Câu 17: Nếu nồng độ khí CO2 tăng quá cao (khoảng 0,2 %) thì cây sẽ như thế nào? A. Quang hợp sẽ không xảy ra. B. Quang hợp sẽ tăng. C. Cây sẽ chết vì ngộ độc D. Cây sẽ sinh trưởng nhanh hơn. Câu 18: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm A. khí oxygen và glucose. B. khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng. C. glucose và nước. D. khí carbon dioxide và nước. Câu 19: Quan sát hình dưới đây và cho biết trong quá trình hô hấp ở thực vật các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?
  3. A. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O 2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO 2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. D. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá. Câu 20: Vai trò chất dinh dưỡng đối với thực vật là giúp A. cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất cao. B. giảm sâu bệnh cho cây trồng. C. duy trì năng suất cây trồng qua các thế hệ. D. cây trồng không bị thiếu nước, phát triển khỏe mạnh. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 21: ( 1,0 điểm) Quan sát ô nguyên tố và em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố calcium? Câu 22. (1,0 điểm) Giải thích âm từ một dây đàn ghi – ta được gảy truyền đến tai ta như thế nào? Câu 23. (1,0 điểm) Một người than phiền: "Bên trái nhà tôi là một xưởng rèn, bên phải nhà tôi là quán KARAOKE. Một hôm cả hai người hàng xóm đến báo tin cùng chuyển nhà, thật mừng quá. Nhưng vài hôm sau lại nghe thấy tiếng lạch cạch, phì phò từ phía bên phải, tiếng KARAOKE từ phía bên trái! Liệu tôi phải làm thế nào?" Em hãy đề xuất 3 lời khuyên cho người đó nên làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn. Câu 24: ( 1,0 điểm) Vì sao để bảo quản các loại hạt giống, nên đựng trong chum, vại, thùng mà không nên đựng trong bao tải (cói hoặc vải)? Câu 25: (1 điểm) Cho mẫu vật và các dụng cụ sau: 100g hạt đậu nảy mầm, bình thuỷ tinh dung tích 1 lít, nắp đậy, que kim loại có giá đỡ nền, hai cây nến nhỏ, bật lửa hoặc diêm. Em hãy thiết kế một thí nghiệm chứng minh hô hấp tế bào ở hạt nảy mầm cần oxygen từ mẫu vật và các dụng cụ trên. -HẾT- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM- KHTN 7
  4. I. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm.Mỗi câu đúng 0,25 đ CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐÁP ÁN A D C C D A C C B C A D D A B A C B C A II. TỰ LUẬN: 5,0 điểm Câu 21: ( 1,0 điểm) 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25đ Câu 22: (1,0 điểm) Âm từ một dây đàn ghi – ta được gảy truyền đến tai ta bằng cách: Khi dây đàn dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động theo. 0,25đ Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp nó dao động. 0,25đ Cứ thế, các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho 0,5đ màng nhĩ dao động khiến ta cảm nhận được âm phát ra từ nguồn âm. Câu 23: ( 1,0 điểm) Ba lời khuyên người đó nên làm để chống ô nhiễm tiếng ồn: - Đóng cửa, che rèm nhà mình. 0,25đ - Trồng thêm các cây xanh quanh nhà. 0,25đ - Yêu cầu nhà hàng xóm giảm bớt tiếng ồn. 0,5đ Câu 24:( 1,0 điểm) Để bảo quản các loại hạt giống, nên đựng trong chum, vại, thùng mà 0,5 điểm không nên đựng trong bao tải (cói hoặc vải) vì: Nên bảo quản các loại hạt giống trong chum, vại, thùng để ngăn cách hạt với các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ,… của môi trường để tránh hiện tượng hạt hô hấp và nảy mầm. Không nên bảo quản hạt giống trong bao tải (cói, vải) vì bao tải không 0,5 điểm kín hoàn toàn, hạt vẫn có thể hút ẩm và hấp thụ khí oxygen từ không khí để hô hấp, làm giảm chất lượng và hạt có thể nảy mầm. Câu 25: ( 1,0 điểm) Bước 1: Ngâm 100 hạt đậu trong nước ấm (khoảng 40 °C) từ 4 giờ. 0,25 điểm Bước 2: Sau 4 giờ, vớt hạt và cho vào hai bình thuỷ tinh (có lót bông ẩm). 0,25 điểm Bước 3: Khi hạt bắt đầu nảy mầm, đậy kín các bình thuỷ tinh và để vào chỗ 0,25 điểm tối một ngày. 0,25 điểm Bước 4: Nhẹ nhàng mở nút bình, đưa nến đang cháy vào. Quan sát hiện tượng xảy ra với cây nến.
  5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM- KHTN 7- HSKT
  6. I. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm.Mỗi câu đúng 0,25 đ CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐÁP ÁN A D C C D A C C B C A D D A B A C B C A II. TỰ LUẬN: 5,0 điểm Câu 21: ( 2,0 điểm) 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5đ Câu 22: (3,0 điểm) Âm từ một dây đàn ghi – ta được gảy truyền đến tai ta bằng cách: Khi dây đàn dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động theo. 0,75đ Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp nó dao động. 0,75đ Cứ thế, các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho 1,5đ màng nhĩ dao động khiến ta cảm nhận được âm phát ra từ nguồn âm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2