intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thăng Bình” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thăng Bình

  1. Phần 1: PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 *HỌC KỲ I: 18 tuần x 4 tiết/tuần = 72 tiết - Phân môn Lý: Từ tuần 1 đến tuần 18: dạy 1 tiết/tuần = 18 tiết; Trong đó: Thực dạy: 16 tiết; Ôn tập, kiểm tra: 2 tiết. - Phân môn Hóa: Từ tuần 1 đến tuần 18: dạy 2 tiết/tuần = 36 tiết; Trong đó: Thực dạy: 33 tiết; Ôn tập, kiểm tra: 3 tiết. - Phân môn Sinh học: Từ tuần 1 đến tuần 18: dạy 1 tiết/tuần = 18 tiết; Trong đó: Thực dạy: 16 tiết (Trong đó có bài mở đầu: 3 tiết); Ôn tập, kiểm tra: 2 tiết. Tuầ 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 14 15 16 18 TC n Ôt+KTGK Ôt+KTC K Lý 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18 Hóa 2 2 2 2 2 2 2 2 1 + 1 Học 2 2 2 2 2 2 2 36 Sin 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18 h *HỌC KỲ II: 17 tuần x 4 tiết/tuần = 68 tiết - Phân môn Vật Lý: Từ tuần 19 đến tuần 27: dạy 2 tiết/tuần = 18 tiết; Trong đó: Thực dạy: 16 tiết; Ôn tập, kiểm tra giữa kì II: 02 tiết; Từ tuần 28 đến tuần 35: dạy 1 tiết/tuần = 8 tiết; Trong đó: Thực dạy: 07 tiết; Ôn tập, kiểm tra cuối kì II: 01 tiết. - Phân môn Hóa học: Từ tuần 19 đến tuần 35: dạy 1 tiết/tuần = 17 tiết; Trong đó: Thực dạy: 17 tiết; Ôn tập, kiểm tra cuối kì II: 0 tiết (Giáo viên tự linh động sắp xếp ôn tập) - Phân môn Sinh học: Từ tuần 19 đến tuần 27: dạy 1 tiết/tuần = 9 tiết; Trong đó: Thực dạy: 08 tiết; Ôn tập, kiểm tra giữa kì II: 01 tiết; Từ tuần 28 đến tuần 35: dạy 2 tiết/tuần = 16 tiết; Trong đó: Thực dạy: 14 tiết; Ôn tập, kiểm tra cuối kì II: 02 tiết. Tuần 19 20 21 2 23 24 25 26 27 28 2 30 31 32 33 35 TC 2 Ôt+KTGK2 9 Ôt+KTCK2 Lý 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 1 1 1 1 1 1 26 Hóa 1 1 1 1 1 1 1 1 1 (Học) 1 1 1 1 1 1 1 17 Sinh 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 25 Phần 2: KHUNG MA TRẬN CỦA ĐỀ KIỂM TRA - CUỐI KÌ I - MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì 1 (Từ tuần 1 đến tuần 18) - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 20 câu + Phần tự luận: 5,0 điểm, gồm 6 câu (Lý: 2, Sinh: 2, Hóa: 2) - Nội dung:
  2. + Nội dung nửa đầu học kì : Kiểm tra 25% (2,5 điểm) + Nội dung nửa học kì sau: Kiểm tra 75% (7,5 điểm) - Cụ thể từng phân môn như sau: + Vật Lý: 1 tiết/tuần: 2,5 điểm (Gồm: 5 câu trắc nghiệm: 1,25 đ; 2 câu tự luận: 1,25 đ) + Sinh học: 1 tiết/tuần: 2,5 điểm (Gồm: 5 câu trắc nghiệm: 1,25 đ; 2 câu tự luận: 1,25 đ) + Hóa học: 2 tiết/tuần: 5,0 điểm (Gồm 10 câu trắc nghiệm: 2,5 đ; 2 câu tự luận: 2,5 đ MỨC Tổng Điểm số Chươn ĐỘ số câu Phân g/Chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao môn đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Chươn g 1: Năng 3 3 0,75 lượng Lý cơ học Chươn g 2: 1 1 1 1 2 2 1,75 Ánh sáng Hóa Chươn g 6: Kim loại. Sự khác nhau 4 1 5 1,25 cơ bản giữa Kim loại và Phi kim Chươn 3 1 1/2 1/2 1/2 4 3/2 3,0 g 7: Hydro carbon
  3. MỨC Tổng Chươn Điểm số ĐỘ số câu g/Chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao đề Phân TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL môn và nguồn nhiên liệu Chươn g 8: Ethylic alcohol 1 1/2 1 1/2 0,75 và acetic acid Chươn g 11. Di truyền học Mende Sinh l. Cơ 4 1 2 5 2 2,5 sở phân tử của hiện tượng di truyền Số câu 16 4 3 2 1 20 6 Điểm 4 1 2 2 1 5 5 10 số Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10 điểm
  4. Phần 3 : BẢN ĐẶC TẢ CỦA ĐỀ KIỂM TRA - CUỐI KÌ I - MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9
  5. Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TL TL TN (Số (Số ý) (Số ý) (Số câu) câu) - Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật. 1 C2 - Nhận biết được động năng của một vật phụ thuộc vào khối Nhận biết lượng và tốc độ của vật. 1 C1 - Công suất được định nghĩa là công thực hiện trong một đơn vị thời gian 1 C3 Năng lượng cơ học Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực Thông hiểu nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công. - Vận dụng khái niệm cơ năng phân tích được sự chuyển hoá Vận dụng năng lượng trong một số trường hợp đơn giản. - Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản. - Nêu được chiết suất có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường. - Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính 1 C5 Nhận biết và tiêu cự của thấu kính. - Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính - Giải thích được nguyên lí hoạt động của thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của một số các lăng kính nhỏ. -Khi ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác có chiết suất khác nhau thì xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng 1 C4 Thông hiểu - Hiểu được tính chất của anh qua thấu kính Ánh sáng - Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ. -Vẽ hình xác định được quang tâm và các tiêu điểm của thấu kính 1 C22
  6. Phần 4 : ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2024 - 2025
  7. TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 Số TT: … Lớp: 9/…… Phách: … Họ và tên HS: ……………………………… Môn: Khoa học tự nhiên – Lớp 9 – Đề A Thời gian: 90 phút (Không kể giao đề) -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Điểm phân Tổng điểm Nhận xét của giáo viên môn bài thi Số TT: … Lí: Phách: … Hóa: Sinh: I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào bảng ở phần bài làm. Câu 1. Động năng của một vật phụ thuộc vào A. khối lượng và tốc độ của vật. B. khối lượng và độ cao của vật. C. tốc độ và độ cao của vật. D. khối lượng và nhiệt độ của vật. Câu 2. Cơ năng của một vật là A. tổng của nhiệt năng và quang năng. B. tổng của động năng và nhiệt năng. C. tổng của thế năng và nhiệt năng. D. tổng của động năng và thế năng. Câu 3. Công suất được định nghĩa là A. lực tác dụng lên một vật trong một đơn vị thời gian. B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian. C. quãng đường di chuyển trong một đơn vị thời gian. D. năng lượng tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. Câu 4. Khi tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường là hiện tường gì? A. Tán sắc ánh sáng. B. Phản xạ ánh sáng. C. Khúc xạ ánh sáng. D. Nhiễu xạ ánh sáng. Câu 5. Trục chính của thấu kính hội tụ là đường thẳng A. bất kỳ đi qua quang tâm O của thấu kính. B. vuông góc với tiết diện thẳng của thấu kính.
  8. C. đi qua một tiêu điểm và song song với thấu kính. D. đi qua quang tâm O và vuông góc với tiết diện thẳng của thấu kính. Câu 6. Dùng búa đập vào sợi dây nhôm, sợi dây bị cán mỏng dẹt ra. Điều này chứng tỏ nhôm có A. tính dẻo. B. tính cứng. C. tính rắn chắc. D. tính bền. Câu 7. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl? A. Au. B. Cu. C. Ag. D. Mg. Câu 8. Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch CuCl2 để tạo ra kim loại đồng: A. Na, Al, Fe, Mg. B. Zn, Al, Fe, Ag. C. Zn, Mg, Al, Fe. D. K, Fe, Al, Zn ĐỀ A ĐÂY LÀ PHÁCH, CÁC EM KHÔNG ĐƯỢC GHI VÀO ĐỀ A ĐÂY Câu 9. Kim loại cơ bản của hợp kim đuy-ra (duralumin) là A. Fe B. Cu C. Mg. D. Al Câu 10. Loại than nào có tính hấp phụ cao được dùng để khử mùi? A. Than chì. B. Than cốc C. Than hoạt tính D. Than đá. Câu 11. Dãy các hợp chất nào sau đây là dẫn xuất của hydro carbon? A. CH3Cl, C2H4O2, C2H6O B. C2H6O, CH3Cl, CO2 C. CH4, C2H4, C2H6O. D. C2H6, C2H4, CH4. Câu 12. CH4 có tên gọi là A. methane. B. ethane. C. propane. D. butane. Câu 13. Alkene là những hydrocarbon có đặc điểm: A. mạch hở, chỉ có liên kết đôi C = C. B. mạch vòng, có một liên kết đôi C = C. C. mạch hở, có một liên kết đôi C= C. D. mạch hở, chỉ có liên kết đơn C – C. Câu 14. Dãy các hợp chất nào sau đây là alkane? A. C2H4, C3H6, C4H8. . B. CH4, C2H6, C3H8. C. C2H2, C2H6, C3H8. D. CH4, C2H6, C3H4. Câu 15. Nhóm nào sau đây gây nên tính chất đặc trưng của acetic acid? A. Nhóm - COOH. B. Nhóm - C = O. C. Nhóm - OH. D. Nhóm CH3 - .
  9. Câu 16. Nucleic acid được cấu tạo từ các nguyên tố nào? A. C, H, O, N, S. B. C, H, O, N, K. C. C, H, O, N, P. D. C, H, O, N, Mg. Câu 17. Chức năng của phân tử DNA là? A. Lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền. B. Truyền đạt thông tin di truyền. C. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. D. Tham gia cấu trúc của NST. Câu 18. Các codon nào dưới đây không mã hoá amino acid? A. UAA, UAG, UGA. B. AAU, GAU, UAC. C. AUA, UAA, UGC. D. CUG, ACC, GUA. Câu 19. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ con là 1:1? A. AA × Aa. B. Aa × Aa. C. AA × aa. D. Aa × aa. Câu 20. Phiên mã là quá trình A. tổng hợp chuỗi polypeptide. B. tổng hợp nhiều DNA từ DNA ban đầu. C. truyền đạt thông tin di truyền từ gene đến mRNA. D. duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ. ĐỀ A ĐÂY LÀ PHÁCH, CÁC EM KHÔNG ĐƯỢC GHI VÀO ĐỀ A ĐÂY II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 21. (0,5đ) Chiếu một tia sáng từ thủy tinh tới mặt phân cách giữa bán trụ thủy tinh và không khí. Biết chiết suất của thủy tinh và không khí lần lượt là n1 =1,5, n2 = 1. Khi góc tới bằng 55° thì có tia khúc xạ không? Tại sao? Câu 22. (0.75đ) Một vật sáng AB hình mũi tên cao 6cm đặt trước một thấu kính và cho ảnh A’B’như hình vẽ. 1. Thấu kính này là thấu kính gì? Vì sao? 2. Bằng cách vẽ, xác định vị trí của thấu kính, quang tâm O, tiêu điểm F, F’ của thấu kính trên? Câu 23. (1,0đ)
  10. 1.(0,5đ). Biết 1mol butane khi đốt cháy hoàn toàn giải phóng nhiệt lượng 2878kJ. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1kg butane? (Cho C = 12, H = 1) 2.(0,5đ). Có hai bình giống nhau, một bình chứa khí methane, một bình chứa khí ethylene. Hãy nêu cách nhận biết mỗi bình bằng phương pháp hóa học? Câu 24. (1,5 đ) 1.(1,0đ). Hiện nay, các loại nhiên liệu dùng để đun nấu ở các gia đình ở Việt Nam gồm: củi gỗ (bếp củi), than tổ ong (bếp than), gas (bếp gas). Nhiều gia đình đã thay bếp gas bằng bếp điện, bếp từ. Em hãy phân tích ưu, nhược điểm của các loại bếp trên? 2.(0,5đ). Theo quy định hiện hành, nghiêm cấm người có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở điều khiển phương tiện giao thông. Một người uống một chai bia thể tích 500 mL, có độ cồn là 5 0, sau đó điều khiển xe mô tô, hỏi người đó đã đưa vào cơ thể bao nhiêu gam ethylic alcohol nguyên chất. Biết khối lượng riêng của ethylic alcohol là 0,789g/mL. Câu 25. (0,75đ). Đột biến gene là gì? Lấy ví dụ minh họa? Câu 26. (0,5đ). Nêu mối quan hệ giữa Gene (DNA) → mRNA → Protein → Tính trạng? Bài làm: PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 11 1 1 1 1 16 1 18 1 20 u 0 2 3 4 5 7 9 Đá p án PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………
  11. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………..……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………..……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………….. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)
  12. Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 u ĐA A D B C D A D C A C A A C B A C C A D C II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 21 Ta có: sinith = n2/ n1 = 2/3   ⇒ith ≈ 41,8° 0,25đ (0,5đ) Khi góc tới bằng 55° thì không còn tia khúc xạ vì góc tới lớn hơn góc tới hạn, do đó đã xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. 0,25đ Câu 22 a. - Thấu kính đã cho là TKPK. 0,25đ (0,75đ) - Vì ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. b. Vẽ hình xác định O, F, F;. 0,5đ Câu 23 a.1. 1kg = 1000g (1,0đ) Số mol butane = 1000 : 58 = 17,24 mol. 0,25đ Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1kg butane: 0,25đ 17,24 x 2878 = 49616,72 kJ 2. Dẫn lần lượt mỗi khí qua mỗi bình đựng dung dịch bromine. Khí 0.25đ làm mất màu dung dịch là ethylele . Khí không làm mất màu dung dịch là metthane. PTHH: C2H4 + Br2 C2H4 Br2 0,25đ Câu 24 1. - Dùng rơm rạ, củi gỗ để đun nấu thì nhiệt lượng giải phóng ít, nhiều (1,5đ) khói, tro, bụi…., Dùng than (tổ ong) thì nhiệt lượng giải phóng nhiều và 0,5đ thời gian cháy lâu hơn, tuy nhiên lại không tiện khi đun nấu lượng ít và không liên tục, thải nhiều khí có hại cho sức khỏe và môi trường. - Dùng gas thuận lợi cho đun nấu nhưng lại kèm theo sự phát thải khí 0,5đ CO2 và dễ gây cháy, nổ. Hiện nay, chỉ có bếp điện và bếp từ là hạn chế
  13. được nhiều nhược điểm nhất. 2. Thể tích ethylic alcohol nguyên chất: 0,25đ (500 x 5) : 100 = 25 mL Số gam ethylic alcohol nguyên chất người đó đã đưa vào cơ thể: 0,25đ 25 x 0,789 = 19,725 g Câu 25 - Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene liên quan 0,5đ (0,75đ) đến một hay một số cặp nucleotide. - Ví dụ: 0,25đ + Lợn đột biến gene song sinh dính liền thân. + Ngô ngọt đột biến gene có hàm lượng đường trong hạt cao. Học sinh có thể nêu ví dụ khác nhưng đúng là được. Câu 26 - Trình tự các nucleotide trên mạch đơn của gene (DNA) quy định trình (0,5) tự các nucleotide trên mRNA, trình tự các nucleotide trên mRNA quy 0,25đ định trình tự amino acid trên chuỗi polypeptide (protein), protein quy định tính trạng. - Như vậy, trong tế bào, gene không trực tiếp hình thành tính trạng mà phải thông qua sự tương tác giữa các phân tử mRNA, protein và có thể chịu tác động của các nhân tố môi trường. 0,25đ
  14. TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 Số TT: … Lớp: 9/…… Phách: … Họ và tên HS: ……………………………… Môn: Khoa học tự nhiên – Lớp 9 – Đề B Thời gian: 90 phút (Không kể giao đề) ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Điểm phân Tổng điểm Nhận xét của giáo viên môn bài thi Số TT: … Lí: Phách: … Hóa: Sinh: I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào bảng ở phần bài làm. Câu 1. Cơ năng của một vật là A. tổng của nhiệt năng và quang năng. B. tổng của động năng và nhiệt năng. C. tổng của động năng và thế năng. D. tổng của thế năng và nhiệt năng. Câu 2. Động năng của một vật phụ thuộc vào A. khối lượng và độ cao của vật. B. khối lượng và tốc độ của vật. C. tốc độ và độ cao của vật. D. khối lượng và nhiệt độ của vật. Câu 3. Khi tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường là hiện tường gì?
  15. A. Tán sắc ánh sáng. B. Phản xạ ánh sáng. C. Nhiễu xạ ánh sáng. D. Khúc xạ ánh sáng . Câu 4. Công suất được định nghĩa là A. lực tác dụng lên một vật trong một đơn vị thời gian. B. quãng đường di chuyển trong một đơn vị thời gian. C. công thực hiện trong một đơn vị thời gian. D. năng lượng tiêu thụ trong một đơn vị thời gian Câu 5. Trục chính của thấu kính hội tụ là đường thẳng A. bất kỳ đi qua quang tâm O của thấu kính. B. đi qua một tiêu điểm và song song với thấu kính. C. đi qua quang tâm O và vuông góc với tiết diện thẳng của thấu kính. D. vuông góc với tiết diện thẳng của thấu kính. Câu 6. Dùng đồng để làm cột thu lôi chống sét vì đồng có tính A. dẻo. B. dẫn điện. C. dẫn nhiệt. D. bền. Câu 7. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl? A. K. B. Cu. C. Na. D. Mg. Câu 8. Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch AgNO3 để tạo ra kim loại bạc: A. Na, Al, Fe, Cu. B. Zn, Al, Fe, Au. C. Zn, Mg, Al, K. D. Cu, Fe, Al, Zn Câu 9. Thành phần chính của quặng bauxite là A. Fe3O4. B. Al2O3. C. AlCl3. D. Al2(SO4)3. Câu 10. Chlorine không có ứng dụng nào sau đây? A. Khử trùng nước sinh hoạt. B. Sản xuất chất tẩy rửa. C. Sản xuất muối ăn. D. Sản xuất chất dẻo. ĐỀ B ĐÂY LÀ PHÁCH, CÁC EM KHÔNG ĐƯỢC GHI VÀO ĐỀ B ĐÂY Câu 11. Dãy các hợp chất nào sau đây là hydro carbon? A. CH3Cl, C2H4O2, C2H6O. B. C2H6O, CH3Cl, CO2. C. CH4, C2H4, C2H6O. D. C2H6, C2H4, CH4. Câu 12. C2H6 có tên gọi là A. methane. B. ethane. C. propane. D. butane. Câu 13. Alkane là những hydrocarbon có đặc điểm :
  16. A. mạch hở, chỉ có liên kết đôi C=C. B. mạch vòng, có một liên kết đôi C=C. C. mạch hở, có một liên kết đôi C=C. D. mạch hở, chỉ có liên kết đơn C – C. Câu 14. Dãy các hợp chất nào sau đây là alkene? A. C2H4, C3H6, C4H8. . B. CH4, C2H6, C3H8. C. C2H2, C2H6, C3H8. D. CH4, C2H6, C3H4. Câu 15. Nhóm nào sau đây gây nên tính chất đặc trưng của acetic acid? A. Nhóm - COOH. B. Nhóm - C = O. C. Nhóm - OH. D. Nhóm CH3 - Câu 16. Bốn loại đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA là A. A, U, G, C. B. A, T, G, C. C. A, D, R, T. D. U, R, D, C. Câu 17. Giữa 2 mạch đơn, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc nào? A. Nguyên tắc bù trừ. B. Nguyên tắc bổ sung. C. Nguyên tắc loại trừ. D. Nguyên tắc cộng hưởng. Câu 18. Từ 4 loại nucleotide (A, U, G, C), tạo ra bao nhiêu loại codon? A. 4. B. 8. C. 32. D. 64. Câu 19. Biết rằng mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai Aa × Aa cho thế hệ con có A. 3 loại kiểu gene, 2 loại kiểu hình. B. 3 loại kiểu gene, 3 loại kiểu hình. C. 2 loại kiểu gene, 2 loại kiểu hình. D. 4 loại kiểu gene, 3 loại kiểu hình. Câu 20. Phiên mã là quá trình A. tổng hợp nhiều DNA từ DNA ban đầu. B. truyền đạt thông tin di truyền từ gene đến mRNA. C. duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ. D. tổng hợp chuỗi polypeptide.
  17. ĐỀ B ĐÂY LÀ PHÁCH, CÁC EM KHÔNG ĐƯỢC GHI VÀO ĐỀ B ĐÂY II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 21. (0,5đ) Chiếu một tia sáng từ nước tới mặt phân cách giữa nước và không khí. Biết chiết suất của nước và không khí lần lượt là n1 =4/3, n2 = 1. Khi góc tới bằng 60° thì có tia khúc xạ không? Tại sao? Một vật sáng AB hình mũi tên cao 6cm đặt trước một thấu kính và cho ảnh A’B’ như hình vẽ . Câu 22. (0,75đ) 1. Thấu kính này là thấu kính gì? Vì sao? 2. Bằng cách vẽ, xác định vị trí của thấu kính, quang tâm O, tiêu điểm F, F’ của thấu kính trên? Câu 23. (1,0đ) 1.(0,5đ). Biết 1mol propane khi đốt cháy hoàn toàn giải phóng nhiệt lượng 2220kJ. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1kg propane? (Cho C = 12, H = 1) 2.(0,5đ). Một bình chứa khí methane bị lẫn khí ethylene. Hãy nêu cách loại bỏ khí ethylene để có được khí methane tinh khiết ? Câu 24. (1,5 đ) 1.(1,0đ). Hiện nay, các loại nhiên liệu dùng để đun nấu ở các gia đình ở Việt Nam gồm: củi gỗ (bếp củi), than tổ ong (bếp than), gas (bếp gas). Nhiều gia đình đã thay bếp gas bằng bếp điện, bếp từ. Em hãy phân tích ưu, nhược điểm của các loại bếp trên? 2.(0,5đ). Theo quy định hiện hành, nghiêm cấm người có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở điều khiển phương tiện giao thông. Một người uống một chai rượu vang có thể tích 250 mL, có độ cồn là 14 0, sau đó điều khiển xe ô tô. Hỏi người đó đã đưa vào cơ thể bao nhiêu gam ethylic alcohol nguyên chất. Biết khối lượng riêng của ethylic alcohol là 0,789 g/mL. Câu 25. (0,75 đ). Đột biến gene là gì? Lấy ví dụ minh họa? Câu 26. (0,5đ). Nêu mối quan hệ giữa Gene (DNA) → mRNA → Protein → Tính trạng? Bài làm: PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm):
  18. Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 11 1 1 1 1 16 1 18 1 20 u 0 2 3 4 5 7 9 Đá p án PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………..……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
  19. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………..……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm): Đúng mỗi câu được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 1 20 9 ĐA C B D C C B B D B C D B D A A B B D A B II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu Ta có: sinith = n2/ n1 = 3/4   ⇒ith ≈ 48,6° 0,25đ 21 Khi góc tới bằng 60° thì không còn tia khúc xạ vì góc tới lớn hơn góc (0,5đ) tới hạn, do đó đã xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. 0,25đ Câu a - Thấu kính đã cho là TKHT 22 - Vì ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật 0,25đ (0,75đ ) b. Vẽ hình xác định O, F, F;. 0,5đ Câu a.2. 1kg = 1000g 23 Số mol propane = 1000 : 44 = 22,73 mol. 0,25đ (1,0đ) Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1kg propane:
  20. 22,73 x 2220 = 50460,6 kJ 0,25đ 2. Dẫn hỗn hợp khí methane bị lẫn khí ethylene qua bình đựng dung dịch bromine dư. Khí ethylene phản ứng hết với dung dịch bromine. 0,25đ Khí methane không phản ứng thoát ra, thu được khí metthane tinh khiết. PTHH: C2H4 + Br2 C2H4 Br2 0,25đ Câu 1. - Dùng rơm rạ, củi gỗ để đun nấu thì nhiệt lượng giải phóng ít, 0,5đ 24 nhiều khói, tro, bụi…., Dùng than (tổ ong) thì nhiệt lượng giải phóng (1,0đ) nhiều và thời gian cháy lâu hơn, tuy nhiên lại không tiện khi đun nấu lượng ít và không liên tục, thải nhiều khí có hại cho sức khỏe và môi trường. - Dùng gas thuận lợi cho đun nấu nhưng lại kèm theo sự phát thải khí 0,5đ CO2 và dễ gây cháy, nổ. Hiện nay, chỉ có bếp điện và bếp từ là hạn chế được nhiều nhược điểm nhất. 2. Thể tích ethylic alcohol nguyên chất: 0,25 đ (250 x14) : 100 = 35 mL Số gam ethylic alcohol nguyên chất người đó đã đưa vào cơ thể: 0.25 đ 35 x 0,789 = 27,615 g Câu - Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene liên quan 0,5đ 25 đến một hay một số cặp nucleotide. (0,75đ - Ví dụ: 0,25đ ) + Lợn đột biến gene song sinh dính liền thân. + Ngô ngọt đột biến gene có hàm lượng đường trong hạt cao. Học sinh có thể nêu ví dụ khác nhưng đúng là được. Câu - Trình tự các nucleotide trên mạch đơn của gene (DNA) quy định 26 trình tự các nucleotide trên mRNA, trình tự các nucleotide trên mRNA 0,25đ (0,5) quy định trình tự amino acid trên chuỗi polypeptide (protein), protein quy định tính trạng. - Như vậy, trong tế bào, gene không trực tiếp hình thành tính trạng mà phải thông qua sự tương tác giữa các phân tử mRNA, protein và có thể chịu tác động của các nhân tố môi trường. 0,25đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2