intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lộc Ninh, Bình Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lộc Ninh, Bình Phước” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lộc Ninh, Bình Phước

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT LỘC NINH NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ 10 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: ............................................................................ Lớp............. Mã đề 2 PHẦN I - TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7 điểm) Câu 1. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tập quán A. nhuộm răng đen, ăn trầu. B. làm nhà trên sông nước. C. ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố. D. xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức. Câu 2. Ba nhóm chính trong tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á không bao gồm A. tín ngưỡng thờ cũng người đã mất. B. tín ngưỡng phồn thực. C. Phật giáo, Nho giáo, Hin-đu giáo D. tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Câu 3. Các cư dân ở Đông Nam Á tiếp thu tôn giáo nào của Ấn Độ? A. Phật giáo, Hồi giáo. B. Hin - đu giáo, Phật giáo. C. Hin-đu, Hồi giáo. D. Bà La Môn giáo, Hồi giáo. Câu 4. Đền, chùa, tháp là các công trình kiến trúc thuộc dòng kiến trúc A. dân gian. B. tôn giáo. C. cung đình. D. tâm linh. Câu 5. Một trong những cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là văn hoá A. Sa Huỳnh. B. Óc Eo. C. tiền Đông Sơn. D. Đồng Nai. Câu 6. Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ và còn duy trì đến ngày nay là A. thờ thần Mặt Trời, người chết và người có công với cách mạng. B. thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc C. thờ thần sông, thần núi, thờ Phật A-di-đà. D. sùng bái các hiện tượng tự nhiên, thờ Khổng Tử Câu 7. Từ những thế kỉ trước công nguyên đến thế kỉ XV, các nước Đông Nam Á sáng tạo thành chữ viết của mình trên cơ sở tiếp nhận nhiều chữ viết từ bên ngoài, ngoại trừ A. chữ La-tinh. B. chữ Phạn. C. chữ Hán. D. chữ A-rập. Câu 8. Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc là A. Vua - vương công, quý tộc - bồ chính. B. Hùng vương - lạc hầu, lạc tướng - tù trưởng. C. Vua - lạc hầu, lạc tướng - bồ chính. D. Vua - lạc hầu, lạc tướng - lạc dân. Câu 9. Một trong những đặc trưng của tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là A. lai tạp nhiều yếu tố văn hóa phương Đông. Mã đề 2 Trang 1/4
  2. B. cầu sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa. C. ảnh hưởng Ấn Độ, Trung Hoa rõ nét. D. gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp. Câu 10. “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Giỗ tổ Hùng Vương là biểu hiện của hình thức thức tín ngưỡng, tôn giáo nào? A. Tín ngưỡng thờ thần B. Hin-đu giáo C. Phật giáo. D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Câu 11. Một trong những tín ngưỡng của cư dân Đông Nam Á cổ trung đại là? A. Thờ chúa Giê-su B. Thờ Phật Thích Ca C. Thờ thần trong Bà La môn giáo. D. Tín ngưỡng phồn thực. Câu 12. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á A. tiếp tục phát triển. B. bước đầu hình thành. C. bước đầu phát triển. D. phát triển rực rỡ. Câu 13. Nhận xét nào dưới đây đúng về văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại? A. Thiếu sự sáng tạo, sao chép nguyên trạng các thành tựu văn minh bên ngoài. B. Mang tính khép kín, không có sự giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài. C. Bài trừ triệt để, từ chối tiếp thu các thành tựu văn minh bên ngoài. D. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa bên ngoài để làm phong phú văn hóa bản địa. Câu 14. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (bắt đầu từ thế kỉ XXI) đem lại tác động tiêu cực nào cho các quốc gia dân tộc trong đó có Việt Nam ? A. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa. B. Làm xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. C. Dẫn tới sự phụ thuộc vào “thế giới mạng” của con người. D. Làm phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật cá nhân. Câu 15. Văn minh phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến Đông Nam Á trong giai đoạn A. đầu Công nguyên đến thế kỉ VII. B. thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. C. thế kỉ VII đến thế kỉ XV. D. thế kỉ XIX đến nay. Câu 16. Kho dữ liệu khổng lồ rất quan trọng trong sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0 (bắt đầu từ thế kỉ XXI) đó là A. AI. B. In 3D. C. Cloud. D. Big Data. Câu 17. Tự động hóa và công nghệ Robot ra đời có điểm hạn chế là gì? A. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. B. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh. C. Nguy cơ người lao động bị mất việc làm. D. Gây ra tình trạng ô nhiểm môi trường. Câu 18. Thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (bắt đầu từ thế kỉ XXI) không bao gồm Mã đề 2 Trang 2/4
  3. A. máy tính. B. công nghệ thông tin. C. máy hơi nước. D. internet. Câu 19. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là A. toàn bộ những hoạt động của con người đang diễn ra ở hiện tại. B. toàn bộ những hoạt động của con người sẽ xảy ra ở tương lai. C. toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra trong quá khứ. D. toàn bộ những hoạt động của con người đã và đang diễn ra. Câu 20. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) được khởi đầu bằng các phát minh về lĩnh vực A. hơi nước. B. cơ học. C. điện. D. năng lượng. Câu 21. Khái niệm nào sau đây là đúng? A. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi dân tộc. B. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi quốc gia. C. Lich sử là quá trình tiến hóa của con người. D. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Câu 22. Văn minh là gì? A. Toàn bộ những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. B. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. C. Trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người. D. Toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Câu 23. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (bắt đầu từ thế kỉ XXI) còn được gọi là A. cách mạng kĩ thuật. B. cách mạng 4.0. C. cách mạng kĩ thuật số. D. cách mạng công nghiệp nhẹ. Câu 24. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đem lại tác động nào sau đây về mặt văn hóa? A. Dẫn tới sự hình thành của các thành thị đông dân cư. B. Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia. C. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất công nghiệp. D. Dẫn tới tình trạng xâm chiếm và tranh giành thuộc địa. Câu 25. Giêm Oát là người đã phát minh ra A. con thon bay. B. máy dệt. C. máy hơi nước. D. đầu máy xe lửa. Câu 26. Một trong những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (bắt đầu những năm 40 của thế kỉ XX) là A. động cơ điện B. máy tính điện tử. C. động cơ hơi nước. D. Internet kết nối vạn vật. Câu 27. Tổng thế những những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử được gọi là Mã đề 2 Trang 3/4
  4. A. văn hiến. B. văn vật. C. văn minh. D. văn hóa. Câu 28. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào nửa sau thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX ở châu Âu là quá trình A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu. B. hình thành nền tảng kinh tế của của chủ nghĩa tư bản. C. cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công. D. hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và công nhân. PHẦN II - TỰ LUẬN (2 câu - 3 điểm) Câu 1. (2 điểm) Trình bày những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của văn minh Văn lang - Âu Lạc. Câu 2. (1 điểm) Theo em ngày nay chúng ta kế thừa những phong tục, tâp quán nào của văn minh Văn Lang - Âu Lạc? Em cần làm gì để bảo tồn và phát huy những thành tựu đó? ------ HẾT ------ Mã đề 2 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0