intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CUỐI KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn Lịch sử ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề có ... trang) Họ tên thí sinh: ……………………………………Số báo danh: …………….. Mã đề thi 501 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Năm 2010, quốc gia nào sau đây có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới? A. Việt Nam. B. Liên Xô. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản. Câu 2: Quốc gia nào sau đây ở châu Á chọn con đường phát triển đi lên Chủ nghĩa xã hội? A. Hàn Quốc. B. Thái Lan. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản. Câu 3: Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, người đứng đầu Chính quyền Xô viết là A. Lênin. B. Goóc-ba-chốp. C. Pu-tin. D. Xta-lin. Câu 4: Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Từ giữa TK XIX đến năm 1945. B. Từ cuối TK XIX đến năm 1945. C. Từ cuối TK XIX đến năm 1975. D. Từ đầu TK XX đến năm 1975. Câu 5: Công cuộc cải cách ở Xiêm đã có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của Vương quốc Xiêm? A. Xiêm trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới. B. Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến. C. Giúp Xiêm trở thành nước đế quốc duy nhất ở châu Á. D. Đưa nền kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Câu 6: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã A. trở thành siêu cường số một thế giới. B. bị xoá bỏ hoàn toàn trên thế giới. C. trở thành một hệ thống trên thế giới. D. lan rộng sang các nước ở Tây Âu. Câu 7: Thuật ngữ: “chủ nghĩa tư bản hiện đại” dùng để chỉ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn A. sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. B. sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay. C. trước Chiến tranh thế giới thứ hai. D. trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 8: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sau năm 1991 tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh ở quốc gia nào sau đây? A. Hàn Quốc, Nhật Bản. B. Trung Quốc, Nga. C. Trung Quốc, Việt Nam. D. Hàn Quốc, Cuba. Câu 9: Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành A. các nước dân chủ cộng hòa độc lập. B. trung tâm hàng hải lớn trên thế giới. C. các quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ. D. thuộc địa của thực dân phương Tây. Câu 10: Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là A. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. B. không áp dụng kịp thời thành tựu khoa học kĩ thuật. C. công cuộc cải tổ gặp nhiều sai lầm. D. sự chống phá của các thế lực thù địch. Mã đề thi 501 - Trang 1/ 3
  2. Câu 11: : Hình ảnh dưới đây là biểu tượng nào của Liên Xô? A. Quốc ca. B. Quốc huy. C. Quốc ngữ. D. Hiến pháp. Câu 12: Công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? A. Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. B. Hoàn toàn xóa bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. C. Tập trung vào xuất khẩu để phát triển kinh tế số một thế giới. D. Tăng cường sự phụ thuộc của Trung Quốc vào viện trợ quốc tế. Câu 13: Sự kiện nào sau đây đánh dấu mở đầu cho thời kì lịch sử thế giới hiện đại? A. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga. B. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907. C. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914). D. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Câu 14: Nội dung nào sau đây thể hiện tình hình các nước Đông Âu giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1949? A. Phát triển xen lẫn suy thoái. B. Lâm vào khủng hoảng và suy thoái. C. Phát triển thần kì vượt bậc. D. Hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân. Câu 15: Từ nửa sau thế kỉ XIX, nhân dân ba nước Đông Dương đấu tranh chống kẻ thù xâm lược nào sau đây? A. Anh. B. Hà Lan. C. Pháp. D. Tây Ban Nha. Câu 16: Các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á từ mốc thời gian nào? A. Từ thế kỉ XVII. B. Từ thế kỉ XV. C. Từ thế kỉ XVIII. D. Từ thế kỉ XVI. Câu 17: Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á giai đoạn 1945 – 1975? A. Khuynh hướng vô sản thắng thế tuyệt đối ở tất cả các nước. B. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra phong phú và quyết liệt. C. Phong trào kháng chiến chống phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ. D. Hai khuynh hướng cách mạng phong kiến và tư sản song song tồn tại. Câu 18: Từ năm 1978, để đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức, Trung Quốc thực hiện chủ trương nào sau đây? A. Tiến hành công cuộc bảo vệ đất nước. B. Tiến hành cách mạng tư sản dân tộc. C. Tiến hành công cuộc cải cách mở cửa. D. Tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ. Mã đề thi 501 - Trang 2/ 3
  3. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 1. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Từ năm 1892, Rama V tiến hành cuộc cải cách hành chính. Sau khi cử nhiều đoàn đi nghiên cứu thể chế của một số nước châu Âu, giai cấp thống trị Xiêm coi mô hình nhà nước quân chủ lập hiến của đế quốc Đức là phù hợp với tình hình Xiêm. Vua vẫn là người có quyền lực tối cao trong toàn quốc. Bên cạnh vua có Hội đồng nhà nước đóng vai trò cơ quan tư vấn, khởi thảo luật pháp, hoạt động gần như một nghị viện. Bộ máy hành pháp của triều đình được thay thế bằng Hội đồng chính phủ gồm 12 bộ trưởng. Những nhân vật cầm quyền thường là dòng dõi quý tộc, được gửi sang du học ở các nước Anh, Pháp, Đức ... Một mặt, họ tiếp thu phong cách làm việc Tây phương, mặt khác, họ bảo vệ tích cực quyền lợi của giai cấp quý tộc phong kiến tư sản hóa ở nước Xiêm. (Theo Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng (Chủ biên), Lịch sử thế giới cận đại, NXB giáo dục, 2006, tr.479) a) Những nhân vật cầm quyền ở Xiêm thường là tầng lớp tri thức tiến bộ được cử sang du học ở các nước Anh, Pháp, Đức. b) Bộ máy hành pháp của triều đình được thay thế bằng Hội đồng nhà nước gồm 12 bộ trưởng. c) Với cải cách của vua Rama V, Hội đồng nhà nước đóng vai trò lập pháp, còn Hội đồng Chính phủ đóng vai trò hành pháp. d) Đoạn tư liệu trên cung cấp thông tin về nội dung cải cách ở Xiêm trên lĩnh vực chính trị. Phần III: Tự luận. Câu 1: Với vai trò là một học sinh trung học phổ thông, em làm gì để lan tỏa tinh thần đoàn kết và trân trọng thành quả đấu tranh giành độc lập của quốc gia Đông Nam Á. (1đ) Câu 2: Tác động của chế độ thực dân phương Tây trong quá trình xâm lược và cai trị đối với các quốc gia thuộc địa ở Đông Nam Á. (2đ) -------------- HẾT --------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Mã đề thi 501 - Trang 3/ 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2