intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trực Tuấn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trực Tuấn" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trực Tuấn

  1. SỞ GDĐT NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRỰC TUẤN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Lịch sử. Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 45 phút.) Đề khảo sát gồm 5 trang I. Phần trắc nghiệm(8 điểm) Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ giàu lên nhanh chóng là do nguyên nhân chủ yếu nào? A.Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao. B.Mĩ là nước đi đầu về khoa học- kĩ thuật và công nghệ. C.Không bị chiến tranh tàn phá, được yên ổn sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến. D.Tài nguyên dồi dào, nhân công rẻ mạt. Câu 2. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã khẳng định A.vị trí cường quốc số một thế giới về vũ khí nguyên tử của Liên Xô. B.Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công vũ khí nguyên tử. C.Liên Xô phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. D.sự lớn mạnh vượt bậc của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Câu 3. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa thực dân phương Tây? A.Việt Nam B. Thái Lan C. Xin - ga-po D. In-đô-nê-xi-a. Câu 4 . Hai đảng thay nhau cầm quyền ở Mĩ là: A.Đảng Dân chủ và Đảng Tự do. B. Đảng Lập hiến và Đảng Cộng hòa. C. Đảng Cộng hòa và Đảng Cộng sản. D. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Câu 5 . Sự kiện nào đươc coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? A.Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên (6/1950). B.Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. C.Mĩ kí với Nhật Bản hiệp ước An ninh Mĩ- Nhật. D.Nội chiến Trung Quốc. Câu 6. Trong những năm 1955-1993, đảng liên tục cầm quyền ở Nhật Bản là A.Đảng Dân chủ. B.Đảng Dân chủ Tự do. C. Đảng Tự do. D. Đảng Cộng hòa. Câu 7. Tháng 7 /1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ mấy của ASEAN? A.Thành viên thứ 6. B.Thành viên thứ 7.
  2. C.Thành viên thứ 8. D.Thành viên thứ 9. Câu 8 . Sự hình thành chính thức hệ thống XHCN được đánh dấu bằng sự kiện nào? A.Liên bang Xô viết được thành lập, chiếm 1/6 diện tích thế giới. B.Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời sau chiến tranh thế giới thứ hai. C.Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập ngày 8/1/1949. D.Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bắt tay xây dựng CNXH( năm 1949). Câu 9. Tên gọi chung của đồng tiền Châu Âu là A. Đô-la B. Ơ-rô C. Mác D. Phơ- răng Câu 10. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX là : A.Mĩ, Liên Xô, Anh B. Mĩ , Đức , Nhật Bản C. Anh, Pháp, Mĩ D. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản Câu 11 . Tham dự hội nghị I-an- ta (Liên Xô) tháng 2-1945 là nguyên thủ của các cường quốc nào? A. Anh, Pháp, Mĩ . B. Anh, Pháp, Liên Xô. C. Liên Xô, Mĩ, Anh . D. Liên Xô, Đức , Mĩ. Câu 12 . Một trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là: A.Trật tự một cực do Mĩ đứng đầu. B. Trật tự hai cực I-an -ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu. C. Trật tự ba cực do Liên Xô và Mĩ, các nước Tây Âu đứng đầu. D. Trật tự đa cực , nhiều trung tâm. Câu 13 . Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới? A. Đại hội đồng. B. Ban thư kí. C. Hội đồng bảo an . C. Tổng thư kí. Câu 14. Tổ chức nào dưới đây không thuộc Liên hợp quốc? A. UNESCO B. WHO C. WTO D. UNICEF Câu 15. Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc vào thời gian nào? A. Tháng 2/1945 B. Tháng 6/1945 C. Tháng 9/1977 C. Tháng 9-1978 Câu 16. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại? A.Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ. B. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng. C. Đưa con người sang nền văn minh trí tuệ. D. Dẫn tới xu thế toàn cầu hóa. Câu 17 . Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đề ra “ chiến lược toàn cầu” nhằm
  3. A.chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. B.thúc đẩy nền kinh tế của toàn thế giới phát triển. C.ứng dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật của Mĩ trên toàn thế giới. D.thiết lập các khối quân sự và xây dựng căn cứ quân sự ở khắp mọi nơi. Câu 18. Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới? A.Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. B.Mĩ là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. C.Mĩ là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. D.Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất và nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Câu 19. Sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lí của người Mĩ trong nửa sau thế kỉ XX là gì? A.Sự sa lầy của quân đội Mĩ trên chiến trường I rắc. B. Vụ khủng bố năm 2001 tại trung tâm thương mại Mĩ. C. Sự thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam(1954-1975). D. Đấu tranh của người da đen, da màu chống chế độ phân biệt. Câu 20 . Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật cho CNXH từ năm 1950 vì lí do nào? A.Công- nông nghiệp được phục hồi. B. Bước đầu đạt thành tựu về khoa học - kĩ thuật. C. Đã hàn gắn vết thương chiến tranh. D. Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. Câu 21. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến thành lập tổ chức ASEAN? A. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển. B. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác. C. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác khác trên thế giới. Câu 22 . Để nhận được sự viện trợ của Mĩ, các nước Tây Âu phải A.liên kết lại với nhau. B. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động. C. tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra. D. sử dụng viện trợ của Mĩ vào việc phát triển kinh tế. Câu 23. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là gì? A. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á. B. Tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa. C. Chỉ liên minh chặt chẽ với Mĩ. D. Liên minh chặt chẽ với Nhật Bản. Câu 24 . Nguyên nhân khách quan nào đã tạo điều kiện cho In-đô-nê-xi-a, Lào, Việt Nam giành được độc lập 1945? A.Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. B. Nhân dân các nước đấu tranh vũ trang giành độc lập.
  4. C.Thực dân Hà Lan suy yếu mất dần quyền thống trị. D. Thực Dân Pháp bị phát xít Nhật đảo chính, mất quyền thống trị ở Đông Dương. Câu 25 .Cơ sở nào dẫn đến sự hình thành trật tư thế giới hai cực I-an -ta? A.Những quyết định quan trọng của hội nghi I-an -ta. B. Những thỏa thuận của ba cường quốc sau hội nghị I-an -ta. C. Những thỏa thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở hội nghi I-an-ta.. D. Những quyết định của hội nghị I-an-ta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc. Câu 26: Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng vì lí do nào dưới đây ? A.Đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. B. Là cơ sở để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc. C. Hiến chương quy định tổ chức bộ máy của Liên hợp quốc. D. Nêu rõ mục đích là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước. Câu 27 . “ Chiến tranh lạnh” dẫn đến hậu quả A.làm xuất hiện chủ nghĩa phát xít mới. B. thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới. C. các nước bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chạy đua vũ trang, không tập trung vào phát triển kinh tế. D. các nước nghèo càng nghèo hơn và bị các nước nước giàu xâm lược. Câu 28: Xu thế chung của thế giới hiện nay là A.hòa hợp tôn giáo. B. hòa hợp dân tộc. C. hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. D. từng bước tự lực cánh sinh để xây dựng, phát triển đất nước. Câu 29. Hiện nay hầu như các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy nội dung trung tâm là A. kinh tế B. quân sự c. văn hóa D. xã hội Câu 30. Từ những hậu quả tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, biểu hiện nào sau đây giúp chúng ta khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường một cách tích cực nhất? A.Dừng sán xuất chế biến trong các ngành công nghiệp, du lịch. B. Mọi người có ý thức xử lí nước, rác, chất thải và khí theo đúng quy định và trồng nhiều cây xanh. C. Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, hủy hoại môi trường. D. Nhập khẩu công nghệ thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải. Câu 31 . Từ sự phát triển “ thần kì” của kinh tế Nhật Bản, Việt Nam cần phải học tập gì trong quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay? A.Thu hút nhân tài, hợp tác kinh tế quốc tê. B. Đầu tư hiệu quả cho giáo dục, khoa học- kĩ thuật.
  5. C. Mở rộng quan hệ đối ngoại, giảm chi phí quốc phòng. D. Tự lực, tự cường, thúc đẩy kinh tế phát triển bằng mọi giá. Câu 32. Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề phức tạp ở biển Đông hiện nay? A.Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. B. Chung sống hòa bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn. C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. Phần 2 : Tự luận (2đ) Câu 1. Có nhận định cho rằng : “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức vớiViệt Nam ”. Hãy cho biết ý kiến của mình về nhận định trên? ( 1.đ) Câu 2. Bản thân em cần làm gì để đưa đất nước ta tiến kịp với thời đại ? (0.5đ) ................................................................................................................................... ----------HẾT---------
  6. III. HƯỚNG DẪN CHẤM
  7. SỞ GDĐT NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRỰC TUẤN NĂM HỌC 2022 – 2023 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 I .Phần trắc nghiệm (8 điểm) : Mỗi câu đúng cho 0.25 diểm . Sai không cho điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp C C B D A B B C B D C B C C C D án Câu 17 18 19 20 21 2 2 2 2 26 27 28 29 30 31 32 2 3 4 5 Đáp A D C D B C B A D D B C A B B C án II. Tự luận (2đ) Câu 1. (1.5đ) Học sinh đảm bảo những ý sau Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức vớiViệt Nam . Vì : Nội dung Điếm * Thời cơ : - Nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí, thị trường rộng lớn, 0.25 sự phân công lao động xã hội… - Mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, tận dụng những thành tựu khoa 0.5 học kĩ thuật và các nguồn lực khác của thế giới, nhanh chóng đưa đất nước ta tiến kịp thời đại * Thách thức : - Thách thức lớn nhất của chúng ta là trình độ lực lượng sản xuất 0.25 còn thấp kém. -Còn có âm mưu diễn biến hòa bình, nguy cơ chệch hướng xã hội 0.25 chủ nghĩa, nguy cơ suy thoái đạo đức, đánh mất bản sắc dân tộc - Tình trạng ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông… 0.25 Câu 2 (0.5đ) Bản thân em sẽ làm những việc sau để đưa đất nước ta tiến kịp với thời đại : (HS nêu được từ 2-3 việc làm cho điểm tối đa) 0.5điểm (Đây là câu hỏi liên hệ bản thân, tùy từng việc làm của học sinh mà GV linh hoạt chấm) HS có thể nêu những việc làm: - Bảo vệ, xây dựng Tổ quốc. - Học tập tốt, tu dưỡng tốt…
  8. - Giữ gìn bản sắc dân tộc… - Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước… ................................................................................................................................... ----------HẾT---------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2