intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh (Đề 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh (Đề 1)", luyện tập giải đề giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh (Đề 1)

  1. SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN NGỮ VĂN 10 NĂM 2022 ­ 2023 MàĐỀ: 001 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau:   Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn! Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão, Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm… Những bàn tay xẻ núi lăn bom Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện (Trích Hoan hô chiến sĩ Điện Biên ­ Tố Hữu) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ:   A. Lục bát B. Bảy tiếng C. Tự do D. Tám tiếng  Câu 2. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là: A. Biểu cảm, tự sự B. Biểu cảm, miêu tả C. Tự sự, nghị luận D. Biểu cảm, miêu tả, tự sự Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử  dụng trong câu thơ   Năm mươi sáu ngày đêm khoét   núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt? A. Nhân hoá B. Hoán dụ C. Ẩn dụ D. Liệt kê  Câu 4. Ở văn bản trên, hình tượng người chiến sĩ Điện Biên là: A. Đối tượng trữ tình B. Tác giả C. Nhân vật trữ tình D. Cả A, B, C đều đúng Thực hiện yêu cầu: 1
  2. Câu 5. Đoạn thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cuộc kháng chiến của dân tộc? Câu 6. Những phẩm chất nào của người chiến sĩ được tập trung khắc hoạ?  Câu 7. Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho hình tượng người chiến sĩ Điện Biên   trong đoạn thơ trên. Câu 8. Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về  sức mạnh của lòng dũng cảm. II. VIẾT (4,0 điểm) Phân tích cảnh ngộ và phẩm chất của nhân vật mẹ Lê trong văn bản sau:  […] Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là   một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả   trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa,   mà đứa lớn mới có mười bảy tuổi. Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn   nhà khác. Chừng  ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ  bằng hai chiếc chiếu,   có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng   nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ  chó, chó mẹ  và chó con lúc nhúc. Đối với người   nghèo như  bác, một chỗ  ở  như  thế  cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn?   Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi từng ấy đứa con. Từ buổi sáng   tinh sương, mùa nực cũng như  mùa rét, bác ta đã phải trở  dậy để  đi làm mướn cho   những người trong làng. Những ngày có người mướn  ấy, tuy bác phải làm vất vả,   nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về  nuôi lũ con đói đợi ở   nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi,   cánh đồng chỉ  còn trơ  cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như  lưỡi dao sắc khía vào da, bác   Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế  là cả  nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ   nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái   ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác   Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó… (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam*) (*) Thạch Lam (1910 – 1942) là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam giai   đoạn 1930 – 1945. Mỗi truyện của Thạch Lam như  một bài thơ  trữ  tình, giọng điệu   điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mếm yêu chân thành và sự  nhạy cảm   của tác giả  trước những biến thái tinh vi của cảnh vật, lòng người. Văn Thạch Lam  trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.   2
  3. ......................Hết....................… ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM CUỐI HỌC KÌ 1 KHỐI 10­ MàĐỀ: 001 NĂM 2022 ­ 2023 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 D 0,5 4 A 0,5 Đoạn thơ cho biết: cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ; nhiều đau thương  mất mát nhưng cũng rất hào hùng, oanh liệt.  5 Hướng dẫn chấm: 1,0 ­ Học sinh trả lời được như đáp án/ tương đương đáp án: 1,0 điểm ­ Học sinh trả lời 1 ý: 0,75 điểm  Phẩm chất của người chiến sĩ: Dũng cảm, gan dạ; hiên ngang, bất khuất;  tinh thần cống hiến, hi sinh; kiên trì, quyết tâm; giàu lòng yêu nước… Hướng dẫn chấm: 6 1,0 ­ Học sinh trả lời 1­2 ý được: 0,5 điểm. ­ Học sinh trả lời 3 ý được: 0,75 điểm ­ Học sinh trả lời từ 4 ý trở lên được: 1,0 điểm ­ Tình cảm của tác giả: yêu quý, cảm phục, biết ơn, tự hào, ngợi ca ­ Nhận xét: Tình cảm đẹp đẽ 7 Hướng dẫn chấm: 1,0 ­ Học sinh trả lời tình cảm 1 ­ 2 ý: 0,5 điểm, 3 ý trở lên: 0,75 điểm ­ Học sinh trả lời phần nhận xét: 0,25 điểm. 8 Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của anh/chị về sức mạnh của  1,0 lòng dũng cảm.  ­ HS viết đúng hình thức đoạn văn, có thể triển khai nhiều cách khác nhau  nhưng phải làm nổi bật sức mạnh của lòng dũng cảm. Gợi ý: Giúp con người vượt qua khó khăn, dám đương đầu với thử thách, rèn  luyện và hoàn thiện bản thân, từng bước thành công trong cuộc sống… 3
  4. Hướng dẫn chấm: ­ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 0,25 điểm. ­ Nội dung: 0,75 điểm VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát  0,25 được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:  0,5 Cảnh ngộ và phẩm chất của nhân vật mẹ Lê c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm * Giới thiệu vấn đề nghị luận: 0,25 * Phân tích cảnh ngộ và phẩm chất của hình tượng mẹ Lê  2,0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao  II tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài  gợi ý cần hướng tới: ­ Cảnh ngộ: nghèo túng, đói khổ, đông con, phải đi làm thuê làm mướn, sống  trong căn nhà chật hẹp, tồi tàn… ­ Phẩm chất: chịu thương chịu khó, giàu tình thương con, đức hi sinh cao quý  (dậy sớm đi làm thuê suốt 4 mùa, bất kể nắng mưa, rét mướt ,  ủ ấm cho đàn  con…) ­ Nghệ  thuật xây dựng hình tượng: giọng văn nhẹ  nhàng, thương cảm; văn   phong trong sáng, giản dị; cốt truyện đơn giản, trần thuật ngôi thứ 3… Hướng dẫn chấm: ­ Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. ­ Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. ­ Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.  ­ Đánh giá: Đoạn trích thể  hiện tình yêu thương, xót xa, ái ngại của tác giả  cho cảnh ngộ nghèo khổ của người nông dân, đồng thời nâng niu, trân trọng,  0,25 ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của họ. Đó là tình cảm nhân đạo sâu sắc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt  0,5 mới mẻ; vận dụng lí luận văn học; liên hệ, so sánh… I + II 10,0 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0