intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Phùng Khắc Khoan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Phùng Khắc Khoan’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Phùng Khắc Khoan

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI KẾT THÚC HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC NĂM HỌC 2022-2023 KHOAN - THẠCH THẤT ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 2 trang) Số báo danh: ....................... Họ và tên ................................................................................... I: ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông (Phan Bội Châu) Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu, Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù. Đã khách không nhà trong bốn bể, Lại người có tội giữa năm châu. Dang tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu. (Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX, nhiều tác giả, NXB Văn học, Hà Nội, 1976) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào? A. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình” B. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi” C. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng D. Là tác giả, xuất hiện gián tiếp Câu 3. Bài thơ được gieo vần gì? A. Vần lưng B. Vần chân C. Vần liền D. Vần cách Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? A. 1 – 2 và 3 – 4 B. 3 – 4 và 5 – 6 C. 5 – 6 và 7 – 8 D. 1 – 2 và 7 – 8 Câu 5. Cụm từ “hào kiệt” chỉ những con người như thế nào? A. Chỉ những người có người có tài năng, chí lớn khác thường. B. Chỉ người hiền từ, phong thái ung dung, tự tin. C. Chỉ người được vua yêu quý, kính trọng, tin dùng. D. Chỉ những người lập được nhiều chiến công, anh dũng.
  2. Câu 6. Hai câu thực nói lên cảnh ngộ nào của người chí sĩ cách mạng? A. Cảnh sống tự do tự tại, hoà mình với thiên nhiên B. Cảnh sống nhàn nhã, tự do tự tại C. Cảnh nước mất nhà tan, phải sống lưu vong nơi xa lạ, lại bị tù tội. D. Cảnh sống giản dị, thanh đạm, tự tại. Câu 7. Dòng nào nêu đúng nội dung của văn bản? A. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. B. Bài thơ sử dụng thành công thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với phép đối chặt chẽ, giọng thơ hào hùng có sức lôi cuốn, có sự vui đùa hóm hỉnh nhưng vẫn đầy hào khí anh hùng. C. Bài thơ thể hiện khí phách anh hùng thể hiện ở niềm tin bất diệt vào sự nghiệp bản thân đang theo đuổi, đó cũng là ý chí theo đuổi đến cùng sự nghiệp. D. Bài thơ đã dựng lên hình ảnh người anh hùng tràn đầy khí phách đang hành đạo để cứu nước, ý chí theo đuổi sự nghiệp. Câu 8. Những phẩm chất cao đẹp của người chí sĩ yêu nước được thể hiện qua văn bản? A. Giàu lòng yêu nước, hiên ngang, bất khuất, lạc quan B. Bi quan trước tình cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm C. Nuối tiếc quá khứ hào hùng một thời D. Buồn thương, nuối tiếc quá khứ của dân tộc Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Chỉ ra và sửa lỗi sai trong câu sau: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông của Phan Bội Châu là tác phẩm tuyệt tác của thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. Câu 10. Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong văn bản là sống có lí tưởng. Theo anh/chị mỗi người chúng ta có cần sống có lí tưởng không? Vì sao? Câu 11. Cảm nhận vẻ đẹp của hai câu thơ sau bằng một đoạn văn ngắn: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu, Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù. II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Trì hoãn công việc là thói quen xấu của nhiều người hiện nay. Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này. . --------------Hết-------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CUỐI TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN HỌC KÌ 1 – THẠCH THẤT Môn: Ngữ văn 10 (02 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa. - Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Ý Nội dung Điểm I PHẦN TRẮC NGHIỆM 2,0 1 D 0,25 2 D 0,25 3 B 0,25 4 B 0,25 5 A 0,25 6 C 0,25 7 A 0,25 8 A 0,25 PHẦN ĐỌC - HIỂU 4,0 9 - Lỗi dùng từ lặp nghĩa: Từ “tuyệt tác” đã bao hàm nghĩa của từ “tác phẩm”. 1,0 - Sửa lại: Theo một trong hai cách + Bỏ “tác phẩm” + Thay “tuyệt tác” bằng từ “hay” hoặc “đặc sắc” 10 Hs viết thành đoạn văn (5-7 dòng). Đảm bảo hình thức một đoạn văn Gợi ý: 1,0 - Lí tưởng là gì? - Vì sao phải sống có lý tưởng? 11 - Câu 1: 2,0 + Điệp ngữ "vẫn" lặp lại hai lần + Từ ngữ Hán Việt "hào kiệt", "phong lưu" → Nêu lên hoàn cảnh của người cách mạng và hơn thế nó như một lời khẳng định phong cách sống ung dung, đàng hoàng, đĩnh đạc của người cách mạng dẫu trong bất cứ hoàn cảnh nào. - Câu 2: "Chạy mỏi chân thì hãy ở tù" là một cách nói khỏe khoắn, toát lên tinh thần lạc quan của nhà cách mạng → Phong thái ung dung, lạc quan của nhà cách mạng yêu nước II PHẦN LÀM VĂN
  4. 1 Trì hoãn công việc là thói quen xấu của nhiều người hiện 4,0 nay. Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này. * Yêu cầu kĩ năng và hình thức: - Thí sinh biết cách viết bài văn nghị luận về một hiện tượng, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi 0,5 chính tả, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn. - Viết đúng hình thức bài văn. * Yêu cầu kiến thức: Thí sinh có thể trình bày quan điểm của mình theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: I. Mở bài: - Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết II. Thân bài: 1. Giải thích : Giải thích thế nào là thói quen trì hoãn và thực trạng 3,5 của thói quen này 2. Những lí do để mọi người nên từ bỏ thói quen trì hoãn công việc: - Tác hại với cá nhân: - Tác hại với tập thể, xã hội: 3. Dự đoán lập luận của người có thói quen trì hoãn công việc để phản biện lại 4. Làm thế nào để từ bỏ thói quen trì hoãn trong công việc? III. Kết bài: - Khái quát, khẳng định lại tác hại tiêu cực của thói quen trì hoãn công việc. - Rút ra bài học cho bản thân cần sống có trách nhiệm, tự giác hoàn thành công việc đúng thời hạn, sống có kỉ luật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2