intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Phú Ninh" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Phú Ninh

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN-LỚP 6 I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT 1. Thu thập thông tin để  đánh giá mức độ  đạt chuẩn kiến thức kỹ  năng, khả  năng vận  dụng kiến thức ấy vào việc đọc ­hiểu và tạo lập văn bản. 2. Khảo sát một số kiến thức, kỹ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 6, từ tuần 1   đến tuần 15, theo các nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá   mức độ nhận thức cụ thể theo những yêu cầu đặt ra cho các nội dung học tập. 3. Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo tập văn bản theo các mức độ nhận biết, thông hiểu,   vận dụng và vận dụng cao. *Đối với HS khuyết tật:Yêu cầu nhận biết được thể  loại,lời người kể  chuyện,nhân vật,  ngôi kể,nghĩa của từ,biện pháp tu từ,nội dung văn bản ­Biết kể được bài văn  trải nghiệm với bố cục 3 phần   II. HÌNH THỨC ­ THỜI GIAN ­ Hình thức: Tự luận kết hợp trắc nghiệm ­ Thời gian: 90phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ  Nộ nhận biết Tt K i  Tổng ỹ  du T V Vậ nă ng/ Nh h n  ậ ng Đơ ận  ô dụ n n  biết n ng   vị  (s g cao d kỹ  ố  h (số  ụ nă câ i câu u) n ng ể ) g u (s ( ố  s câ ố  u) c â u )
  2. T TL TN TL T TL T T N N N L 1 Đọ 4 0 3 1 0 1 0 1 1 c 0 Tru yện T 20 15 10 10   5 60 ỉ  l ệ   %   đ i ể m Vi ết  2 Viế bà 0 1* 0 1* 0 1* 1 1 1 t i  vă n  kể  lại  m ột  trả i  ng hi ệ m T 10 15 10 5 40 ỉ  l ệ  
  3. %   đ i ể m Tỉ lệ % điểm các  70 30 100 mức độ nhận thức
  4. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT TRONG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023- 2024 NGỮ VĂN 6 – Sách Kết nối tri thức với cuộc sống Mức Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/ TT độ đánh Thông Chủđề Đơn vị KT Nhận biết Vận dụng VD cao giá hiểu 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: 3TN 1TL 1TL (truyện - Nhận biết 4TN 1TL đồng thoại/ được thể truyện loại, lời ngắn). người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được ngôi kể. Thông hiểu: - Hiểu được nghĩa của từ. - Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật. - Hiểu được nội dung của văn bản. Vận dụng: - Rút ra được thông điệp từ văn bản. - Trình bày được bài học vận dụng cho bản thân từ nội dung của văn
  5. bản. Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, ngôi kể, yêu cầu của đề. Thông hiểu: - Các sự việc chính trong lần trải nghiệm của bản thân: bắt Viết bài văn đầu – diễn Hãy kể lại biến – kết một trải thúc. nghiệm Vận 1TL* 2 Viết đáng nhớ dụng: bên cạnh - Sử dụng người thân ngôi kể thứ hoặc gia nhất chia đình em sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc của bản thân về trải nghiệm đó. Vận dụng cao: - Lời văn kể chuyện sinh động, sáng tạo, hành văn trôi chảy mạch lạc. Tổng 4 TN 3TN,1TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 25 5 10 Tỉ lệ chung 60 40
  6. PHÒNG GDĐT PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-20 TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Đề gồm có 2 trang) Họ và tên:................................................ Lớp:............................SBD:............. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Cho văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào giấy thi Câu chuyện về hai hạt mầm Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (Thảo Nguyên, Nguồn: Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị) Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại? A.Truyện ngắn. B. Truyện cổ tích. C.Truyện đồng thoại. D. Truyện truyền thuyết. Câu 2: Câu chuyện trong văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ ba. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ nhất. D. Ngôi thứ nhất số nhiều. Câu 3. Trong văn bản có mấy nhân vật đối thoại với nhau? A. Một nhân vật. C. Ba nhân vật. B. Hai nhân vật. D. Bốn nhân vật Câu 4. Kết cục của hạt mầm thứ hai là gì? A. Bị đám côn trùng kéo đến và nuốt ngay chúng C. Nằm sâu trong lòng đất B. Bị bọn trẻ con vặt lấy mà đùa nghịch D.Bị chú gà mổ ngay lập tức Câu 5. Từ lạc lõng trong văn bản trên thuộc loại từ nào? A. Từ ghép đẳng lập B. Từ ghép chính phụ C. Từ láy D. Từ láy toàn bộ Câu 6: Nghĩa của từ “mùa xuân” trong đoạn trích trên nói về: A. Tuổi trẻ B. Một mùa trong năm C. Sắc đẹp D. Niềm vui
  7. Câu 7. Xác định biện pháp tu từ trong lời hạt mầm thứ nhất: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. A. Hoán dụ B. Điệp ngữ C. Ẩn dụ D. Cả ba đáp án trên Câu 8. Cho biết nội dung của văn bản trên ? Câu 9: Thông điệp cuộc sống trong lời hạt mầm thứ nhất là gì? Câu 10: Từ văn bản trên, em rút ra bài học gì về cách sống đẹp. PHẦN II: VIẾT VĂN (4,0 điểm) Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em. ----------------------------Hết--------------------------- *Ghi chú: Đối với HS khuyết tật chỉ làm phần trắc nghiệm từ câu 1 đến câu 7(7đ) và phần Viết văn (3đ) Người duyệt đề Người ra đề Lê Thị Xuân Hương
  8. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm Phần I: Nội dung đọc hiểu (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan (3.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C A B D C B B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận (2.5 điểm) Câu Nội dung Điểm Nội dung văn bản: Câu chuyện về hai hạt mầm, hạt mầm thứ nhất tự tin ,dung cảm sẵn 8 sàng đối mặt với thử thách, khát vọng vươn lên trong cuộc sống ,hạt mầm thứ hai sợ sệt khó 0.5 khăn,thử thách nên có kết cục bi thảm .
  9. 9 Thông điệp cuộc sống trong lời hạt mầm thứ nhất là gì? 0,5 điểm Hình thức: HS có thể trình bày ý hoặc viết đoạn. Nội dung: - Mức 1: 1.0 + HS nhận thức được ý nghĩa của thông điệp trong lời của hạt mầm thứ nhất là khát vọng vươn lên cùng đức tính tự tin, dũng cảm, sẵn sàng đối mặt với thử thách, khó khăn đã giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống. - Mức 2: HS trả lời được 1 trong 3 ý trên nhưng còn lan man, chưa rõ ràng. 0,5 - - Mức 3:HS trả lời không chính xác, không liên quan đến nội dung hoặc không trả lời. 0,0 10 * HS rút ra được bài học về cách ứng xử về cách sống đẹp 1,0 điểm - Mức 1: Con người phải dũng cảm vượt qua thử thách để đến với thành công; không được nhút nhát tự ti, mặc cảm. - Mức 2: Hs trả lời chung chung hoặc chỉ được 1 ý trên. - Mức 3: HS lí giải không chính xác, không liên quan đến nội dung câu hỏi. *Nếu HS có lí giải thuyết phục với yêu cầu của đề đều cho điểm tối đa 1,0 0,5 0,0 Phần II. Viết (4.0 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 05
  10. 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
  11. 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Phần mở bài, - Mở bài: thân bài, kết bài; phần thân bài: Giới thiệu xác định đúng yêu cầu biết tổ chức thành nhiều đoạn của đề bài (kể lại một trải văn liên kết chặt chẽ với nhau . nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em. ) - Thân bài: Triển khai được các sự kiện chính trong trải 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng thân nghiệm: bắt đầu-diễn biến- kết bài chỉ có một đoạn. thúc. - Kết bài: Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân. 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần (thiếu phần mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết là một đọan văn. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 điểm HS viết đoạn văn ghi lại trải Bài viết có thể trình bày theo nghiệm theo nhiều cách, nhưng nhiều cách khác nhau nhưng cần 0.25 điểm cần đảm bảo các yêu cầu sau: thể hiện được các nội dung sau: 0.75 điểm • Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Xác định được yêu cầu của đề, • Giới thiệu được trải nghiệm. ngôi kể. 1 điểm - Kể được trải nghiệm có bắt • Các sự kiện chính trong trải đầu- diến biến- kết thúc, sử dụng nghiệm. yếu tố tự sự, miêu tả, hình ảnh, • Những ý nghĩa của trải nghiệm từ ngữ, biện pháp tu từ… đối với bản thân. - Ghi lại được bài học rút ra từ 1.0- 1.5 - HS viết được nhưng chưa nêu trải nghiệm đó. rõ được những cảm xúc đã để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.
  12. 0.5 - HS viết chưa có sự liên kết chỉ nêu một cách chung chung chưa làm rõ được sự việc. 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt,vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa. 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 5. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm)
  13. Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách kể chuyện, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sáng tạo. (Trên đây là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên có thể linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm của học sinh sao cho chính xác, hợp lí. Cần trân trọng những bài viết có những ý tưởng độc đáo, giàu chất sáng tạo.) ----------------------------Hết--------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2