intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ Văn 6 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 1 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 21/12/2023 PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (6 điểm) Đọc bài thơ sau: Quê hương Nguyễn Đình Huân (1)Quê hương là một tiếng ve (3)Quê hương là phiên chợ quê Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một tiếng gà Quê hương là một góc trời tuổi thơ Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng (2)Quê hương ngày ấy như mơ (4)Quê hương là cánh đồng vàng Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều Quê hương là tiếng sáo diều Quê hương là dáng mẹ yêu Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về (Trích Thơ hay, Nguyễn Đình Huân, NXB Giáo dục,2020) Chú thích: Nguyễn Đình Huân sở hữu một số lượng thơ đồ sộ, góp phần không nhỏ cho nền thơ ca Việt Nam. Phong cách thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Huân mang những ý nghĩa sâu sắc về cuộc đời. Bài thơ Quê hương được tác giả sáng tác khi nhớ về quê hương và tuổi thơ của mình. Bài thơ như thay lời của ông để nói lên niềm thương nhớ với nơi chôn rau cắt rốn. Thực hiện các yêu cầu: 1. Trắc nghiệm: Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thơ tự do. B. Thơ bốn chữ. C. Thơ lục bát. D. Thơ năm chữ. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là A. tự sự. B. miêu tả. C. biểu cảm. D. nghị luận. Câu 3. Những tiếng được gieo vần với nhau trong khổ thơ đầu là A. ve - hè. B. quê - đê. C. liêu - xiêu. D. vàng - chiều. Câu 4. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy được tác giả sử dụng trong bài? A. Chiều chiều, ngân nga, liêu xiêu. B. Chiều chiều, liêu xiêu, mênh mang. C. Bình minh, ngân nga, mênh mang. D. Ngân nga, liêu xiêu, mênh mang. Câu 5. Trong đoạn thơ sau có bao nhiêu cụm động từ? “Quê hương là dáng mẹ yêu Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về” A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong bài thơ?
  2. A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Điệp ngữ. D. Ẩn dụ. Câu 7. Hình ảnh không được nhắc tới trong bài thơ là A. dòng sông. B. rặng tre. C. cánh đồng. D. cánh cò. Câu 8. Nội dung chính của bài thơ là gì? A. Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê ven biển. B. Vẻ đẹp bình dị chốn quê hương Bắc bộ. C. Nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả. D. Mong muốn được quay trở về với cuộc sống ở làng quê của tác giả. 2. Tự luận Câu 1. Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Quê hương là dáng mẹ yêu Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về” Câu 2. Qua văn bản, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? Từ đó, em hãy rút ra bài học cho bản thân. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên.
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 1 Môn: Ngữ văn 6 Phần Câu Nội dung Điểm PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) Trắc nghiệm 1 C 0.25 2 C 0.25 3 A 0.25 4 D 0.25 5 A 0.25 6 C 0.25 7 B 0.25 8 C 0.25 Tự luận 1 - Trong đoạn thơ trên, 0.5 tác giả đã sử dụng 0.25 biện pháp tu từ so sánh. - So sánh: “quê 0.25 hương” với “dáng mẹ 0.5 yêu, áo nâu nón lá liêu xiêu đi về” 0.5
  4. - Tác dụng: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Nhấn mạnh hình ảnh của quê hương gắn bó gần gũi, thiêng liêng như dáng đi của mẹ. + Thể hiện tình yêu, nỗi nhớ của tác giả dành cho quê hương. 2 - HS đưa ra được 1.0 thông điệp mà tác giả gửi gắm qua bài thơ: Thể hiện tình yêu, nỗi nhớ, niềm tự hào về 0.5 quê hương đất nước. - HS rút ra được 2 bài 0.5 học cho bản thân. Gợi ý: + Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một công dân tốt trong xã hội. + Giữ gìn, bảo vệ và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc 0.25 đoạn văn tự sự b. Xác định đúng yêu 0.25 cầu của đề c. Trình bày cảm nhận về bài thơ HS có thể triển khai mạch bài nhiều cách, 0.5 nhưng cần đảm bảo 0.5 các yêu cầu sau: 0.75 - Giới thiệu khái quát 0.75 được nội dung chính của bài thơ. 0.5
  5. - Bộc lộ được cảm xúc chung, khái quát về toàn bộ bài thơ. - Bộc lộ được cảm xúc về nội dung của bài thơ. - Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. - Nêu được ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục 0.25 mạch lạc, lời văn giàu hình ảnh/ giàu cảm xúc. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ Văn 6 ĐỀ CHÍNH THỨC - SỐ 2 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 21/12/2023 PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (6 điểm) Đọc bài thơ sau: Tiếng ru Tố Hữu (1)Con ong làm mật, yêu hoa (3)Núi cao bởi có đất bồi Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời. Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? Con người muốn sống, con ơi Muôn dòng sông đổ biển sâu Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn (2)Một ngôi sao chẳng sáng đêm (4)Tre già yêu lấy măng non Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng. Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày Một người – đâu phải nhân gian? Mai sau con lớn hơn thày Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! Các con ôm cả hai tay đất tròn. (Trích Gió lộng, NXB Văn học, 1981) Chú thích: Tố Hữu (1920-2022), tên thật là Nguyễn Kim Thành, ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông tỏa sáng đến mọi tâm hồn vì dạt dào lòng nhân ái, chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người. Bài thơ “Tiếng ru” được trích trong tập thơ “Gió lộng” (1955 - 1961).
  6. Thực hiện các yêu cầu: 1. Trắc nghiệm: Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thơ tự do. B. Thơ lục bát. C. Thơ bốn chữ. D. Thơ năm chữ. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là A. tự sự. B. miêu tả. C. nghị luận. D. biểu cảm. Câu 3. Những tiếng nào được gieo vần với nhau trong khổ thơ số 3? A. trời - ơi. B. bồi - ngồi. C. non - tròn. D. gian - tàn. Câu 4. Xét về cấu tạo, “chắt chiu” là A. từ đơn. B. từ đa nghĩa. C. từ láy. D. từ ghép. Câu 5. Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn thơ sau? “Một người – đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!” A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong khổ thơ số 2? A. Điệp ngữ. B. Nhân hóa. C. So sánh. D. Ẩn dụ. Câu 7. Các hình ảnh được nhắc tới trong bài thơ là A. Mẹ già, trẻ em, đồng chí. B. Ngôi sao, tre già, cây đa. C. Con cá, con ong, con bướm. D. Ngôi sao, mùa vàng, sông núi. Câu 8. Nội dung chính của bài thơ là gì? A. Con người cần phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau khi sống trong cùng một cộng đồng. B. Tất cả con người, sự vật phải biết yêu thương nơi họ sinh sống. C. Con người phải biết yêu thương anh em, đồng chí. D. Tất cả con người, sự vật phải biết yêu thương những thứ nuôi sống họ. 2. Tự luận Câu 1. Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Tre già yêu lấy măng non Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày.”
  7. Câu 2. Qua văn bản, tác giải muốn gửi gắm thông điệp gì? Từ đó, em hãy rút ra bài học cho bản thân. PHẦN II: VIẾT (4 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 2 Môn: Ngữ văn 6 Phần Câu Nội dung Điểm PHẤN I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) 1 B 0.25 2 D 0.25 Trắc nghiệm 3 B 0.25 4 C 0.25 5 B 0.25 6 A 0.25 7 D 0.25 8 A 0.25 - HS chọn một trong
  8. các BPTT sau: 0.75 Tự luận 1 + Biện pháp tu từ so sánh: “tre già yêu lấy măng non” với “mẹ yêu con tháng ngày” + Biện pháp tu từ nhân 0.25 hóa: “tre già” – “yêu” 0.5 (HS gọi tên BPTT: 0,5 điểm; chỉ rõ BPTT: 0.5 0,25 điểm) - Tác dụng: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Nhấn mạnh sự gắn bó gần gũi giữa tre già và măng non như tình cảm của mẹ yêu thương, che chở dành cho con. + Thể hiện lẽ sống cao đẹp, tình yêu thương của con người với con người. - HS đưa ra được 1.0 2 thông điệp mà tác giả gửi gắm qua bài thơ: Thể hiện lý tưởng sống cao đẹp, ý thức trách 0.5 nhiệm đối với xã hội. - HS rút ra được 2 bài 0.5 học cho bản thân. Gợi ý: + Cần yêu quý, chia sẻ, giúp đỡ những người thân trong gia đình đến bạn bè, làng xóm, cộng đồng; đoàn kết, đề cao tinh thần tập thể. + Sống có mục đích, mang lại những giá trị cho bản thân, xã hội. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc 0.25 đoạn văn tự sự b. Xác định đúng yêu 0.25 cầu của đề c. Trình bày cảm nhận về bài thơ
  9. HS có thể triển khai mạch bài nhiều cách, 0.5 nhưng cần đảm bảo 0.5 các yêu cầu sau: 0.75 - Giới thiệu khái quát 0.75 được nội dung chính 0.5 của bài thơ. - Bộc lộ được cảm xúc chung, khái quát về toàn bộ bài thơ. - Bộc lộ được cảm xúc về nội dung của bài thơ. -Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. - Nêu được ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục 0.25 mạch lạc, lời văn giàu hình ảnh/ giàu cảm xúc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2