intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc

  1. PHÒNG GDĐT HUYỆN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I-NĂM HỌC 2023-2024 ĐẠI LỘC Môn: Ngữ văn – Lớp 7 TRƯỜNG THCS NGUYỄN Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) TRÃI Mã phách Họ và tên:.......................................... ..... Lớp..............SBD..............Phò ng............ Điểm Chữ ký giám khảo Chữ ký giám thị Mã phách I/ ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc với biệt danh là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười hai tuổi mà bằng đứa chín, mười tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc mà học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi đã có lúc hiểu nhầm rằng Lộc “ki bo” thì có. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì: - Bố tớ sắp mù hẳn rồi. Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa, bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn và nói: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi ! Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc: - Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm. (Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021) * Khoanh tròn vào chữ cái của phương án trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 7 (3,5đ): Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy ?
  2. A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 2. Văn bản viết về chủ đề chính nào ? A. Đất nước B. Thiên nhiên C. Tình bạn D. Quê hương Câu 3. Trong câu chuyện, biệt danh “Lộc còi” được các bạn trong lớp đặt cho Lộc dựa vào điều gì ? A. Quê quán B. Năng khiếu C. Tính cách D. Ngoại hình Câu 4. Trong câu: “Mẹ tôi rất mến Lộc.”, từ nào là phó từ ? A. mẹ B. tôi C. rất D. mến Phần phách bị cắt ......................................................................................................................................... .......... Câu 5. Trong câu: “Tôi đã có lúc hiểu nhầm rằng Lộc “ki bo” thì có”, từ “ki bo” được hiểu như thế nào ? A. Vui vẻ, hòa đồng C. Hào phóng, thỏa mái B. Keo kiệt, giữ của D. Hoạt bát, lanh lợi Câu 6. Thông tin: “Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp” giúp em hiểu gì về Lộc ? A. Rất quý dụng cụ học tập của mình và luôn giữ gìn rất cẩn thận. B. Rất ki bo, không cho ai đụng đến cặp sách và đồ đạc của mình. C. Không thích dùng đồ mới mà cứ khư khư giữ các đồ vật đã cũ. D. Quý chiếc cặp hơn là bạn bè, không hòa đồng cùng với các bạn. Câu 7. Trong câu chuyện, em thấy tính cách của nhân vật Lộc được thể hiện qua những điều gì ? A. Những lời Lộc nói với bạn bè về cây bút, về hoàn cảnh gia đình mình. B. Cách ứng xử của Lộc với các bạn trong lớp, với mọi người xung quanh. C. Lời nói, hành động, cách ứng xử, lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác. D. Suy nghĩ của các bạn và các phụ huynh khi tiếp xúc, nói chuyện với Lộc. * Trả lời các câu hỏi (thực hiện ở phần bài làm phía dưới): Câu 8 (1,0đ). Theo em, trong câu chuyện, vì sao mẹ nhân vật “tôi” thường hay nêu Lộc để làm gương cho bạn ấy ? Câu 9 (1,0đ). Nhân vật Lộc thường được các bạn gọi là “Lộc còi”. Liên quan đến điều này, có ý kiến cho rằng trong cuộc sống, chúng ta không nên đặt biệt danh cho người khác. Em có đồng ý với ý kiến ấy không ? Vì sao ? Câu 10 (0,5đ). Cũng trong câu chuyên, đã có lúc nhân vật “tôi” hiểu nhầm Lộc. Từ đó, theo em, trong cuộc sống, chúng ta cần làm những gì để không hiểu nhầm người khác ? II. VIẾT (4,0 điểm)
  3. Cuộc sống ban tặng chúng ta nhiều điều tuyệt vời và bao tình cảm tốt đẹp. Em hãy viết bài văn biểu cảm về một người mà em luôn quý mến (người thân hoặc bạn bè, thầy cô,…). BÀI LÀM: ………………………………………………………………………………………… ……… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2