Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức
lượt xem 2
download
“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức
- TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Cấu trúc đề gồm 2 phần: Đọc hiểu và Viết - Đọc hiểu (6.0 điểm): Kiểm tra theo hình thức tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm với tự luận gồm 10 câu hỏi/yêu cầu: Nhận biết (4 câu: 2,0 điểm), thông hiểu (4 câu: 2.5 điểm), vận dụng (2 câu: 1.5 điểm). - Viết (4đ): Kiểm tra theo hình thức gồm 1 câu hỏi/yêu cầu: Nhận biết (1,0 điểm), thông hiểu (1,0 điểm), vận dụng (1,0 điểm), vận dụng cao (1,0 điểm). Mức độ Tổng nhận thức Nội Nhận Thông Vận Vận dụng Kĩ năng dung/đơn TT biết hiểu dụng cao vị kiến thức (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL Thơ trào phúng thất Đọc hiểu ngôn bát cú Đường 1 luật Số câu 4 0 3 1 0 2 0 0 10 Tỉ lệ % 20 15 10 15 60 điểm 2 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống Viết (con người trong mối quan hệ cộng đồng, đời sống, đất nước) Số câu (1) (1) (1) (1) 1
- Tỉ lệ % 10 10 10 10 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 30 10 100 TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Số câu hỏi Nội dung/ Đơn Mức độ đánh theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng vị kiến thức giá Nhận Thông Vận dụng Vận dụng cao biết hiểu 1 Đọc hiểu Thơ trào phúng Nhận biết: 4TN 3TN 2 TL thất ngôn bát cú - Nhận biết được +1TL Đường luật. thể thơ. - Nhận biết đặc điểm thi luật của bài thơ. - Nhận biết đối tượng hướng đến của bài thơ. - Nhận biết được từ tượng hình có trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu được giá trị nội dung của bài thơ. - Hiểu được giọng điệu chủ đạo của bài thơ. - Hiểu được nội dung câu thơ
- trong bài thơ. - Xác định và hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ có trong bài thơ. Vận dụng: - Đưa ra nhận xét về tình cảm, thái độ tác giả thể hiện qua bài thơ - Liên hệ được các câu ca dao, tục ngữ cùng đề tài, giải thích được ý nghĩa các câu ca dao, tục ngữ đó. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: nghị luận về một Nhận biết được vấn đề đời sống yêu cầu của đề (1) (1) (1) 1 (con người trong về kiểu văn bản, mối quan hệ về vấn đề nghị cộng đồng, đời luận. sống, đất nước) Thông hiểu: Hiểu yêu cầu về bài văn nghị luận về vấn đề trong đời sống ( nội dung, hình thức, sử dụng từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…)
- Vận dụng: Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được thái độ của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. 4 TN 3TN Tổng 3TL 1TL + 1TL + 2TL Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 65 35
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: Điểm Điểm Nhận xét và chữ ký Chữ ký của bằng số bằng chữ của giám khảo giám thị ………………………………... Lớp: 8 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu: THAN ĐẠO HỌC (Tú Xương) Đạo học(1) ngày nay đã chán rồi Mười người đi học, chín người thôi
- Cô hàng bán sách lim dim ngủ Thầy khóa tư lương(2) nhấp nhổm ngồi Sĩ khí rụt rè gà phải cáo Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi Tôi đâu dám mỉa làng tôi(3) nhỉ Trình có ông tiên, thứ chỉ(4) tôi (Thơ Trần Tế Xương, NXB Văn hóa - Thông tin, 1998) Chú thích: (1) Đạo học: Tức Nho học; từ 1900 thực dân Pháp bắt sửa chương trình thi cử, bớt chữ Hán, tăng chữ quốc ngữ. (2) Tư lương: tức thầy khóa dạy tư. (3) Làng tôi: chỉ làng Nho. (4) Ông tiên, thứ chỉ: (tiên chỉ, thứ chỉ) - chức sắc của các vị khoa bảng ở địa phương. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất (câu 1 đến câu 7) Câu 1 (0.5 điểm). Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Song thất lục bát. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. C. Thất ngôn bát cú Đường luật. D. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Câu 2 (0.5 điểm). Câu nào dưới đây nói đúng về yếu tố thi luật của bài thơ? A. Luật trắc – vần bằng. A. Luật bằng – vần bằng. C. Luật bằng – vần trắc. D. Luật trắc – vần trắc. Câu 3. (0.5 điểm). Đối tượng trào phúng của bài thơ là gì? A. Những kẻ đi học. B. Cô bán hàng sách. C. Thầy khóa tư lương. D. Đạo học đương thời. Câu 4 (0.5 điểm). Các từ nào sau đây là những từ láy tượng hình gợi tư thế, dáng vẻ của con người? A. lim dim, nhấp nhổm. B. nhấp nhổm, liều lĩnh. C. rụt rè, liều lĩnh. D. liều lĩnh, lim dim. Câu 5 (0.5 điểm). Câu nào sau đây nói lên nội dung chính của bài thơ? A. Phê phán những kẻ đua đòi Tây học, bỏ quên giá trị Nho học. B. Mỉa mai các vị khoa bảng ở địa phương, hám danh lợi hão huyền. C. Lời cảm khái não nề trước sự xuống cấp của đạo Nho đang lúc suy tàn, mạt vận. D. Châm biếm chế độ cai trị nửa thực dân nửa phong kiến lẫn lộn của nhà nước đương thời.
- Câu 6 (0.5 điểm). Giọng điệu chủ đạo của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì? A. Trữ tình sâu lắng. B. Mỉa mai – châm biếm. C. Nhẹ nhàng, thâm sâu. D. Hài hước, bông đùa. Câu 7 (0.5 điểm). Theo em hai câu thơ sau diễn tả điều gì? “Sĩ khí rụt rè gà phải cáo Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi” A. Sự khôn ngoan trong cách ứng phó với tình hình thi cử lúc đương thời của các nhà nho thời Pháp thuộc. B. Sự cố chấp trên con đường thi cử của các nhà nho thời Pháp thuộc dù biết thi cử thời vô nghĩa nhưng vẫn cố theo. C. Sự sợ sệt trên trường thi nhưng háo danh của các nhà nho thời Pháp thuộc dù biết thi cử thời vô nghĩa nhưng vẫn cố theo, càng theo càng bế tắc. D. Sự ngu dốt trên trường thi nhưng háo danh của các nhà nho thời Pháp thuộc dù biết thi cử thời vô nghĩa nhưng vẫn cố theo, càng theo càng bế tắc. Câu 8 (1.0 điểm). Gọi tên biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó qua câu thơ sau: “Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi” Câu 9 (0.5 điểm). Từ bài thơ, em hãy liên hệ tìm các câu ca dao tục, ngữ viết cùng chủ đề học hành, thi cử? Giải thích ý nghĩa câu ca dao, tục ngữ em tìm được? Câu 10 (1.0 điểm). Nhận xét về thái độ, tình cảm của tác giả qua bài thơ trên? PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Trong đại dịch Covid – 19 vừa qua tinh thần tương thân tương ái của dân tộc đã được thể hiện rất rõ rệt, góp phần không nhỏ vào việc đẩy lùi đại dịch. Em hãy viết bài văn nghị luận bàn về vấn đề đó? BÀI LÀM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU (6.0đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C A D A C B C Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 HSKT trí tuệ: Trả lời đúng 4 câu trở lại thì mỗi câu được tính 0.75 điểm, nếu đúng từ 5 đến 7 câu thì đều được điểm tối đa là 3.5 điểm. Câu 8 (1.0đ) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ: Đảo ngữ, đảo từ “nhấp nhổm” lên trước từ “ngồi”. (0.5đ) Học sinh trả lời được Tác dụng: Nhằm khắc họa, nhấn mạnh sự lo âu, sốt một ý trong hai ý bên Trả lời nhưng không ruột ngồi không yên của thầy khóa tư lương khi hoặc trả lời được cả hai chính xác hoặc không không có người theo học, đồng thời khiến câu thơ ý nhưng chưa ý nào đầy trả lời. thêm sinh động, hấp dẫn. (0.5đ) đủ HSKT trí tuệ: Trả lời đúng tên biện pháp tu từ thì được 1.0 điểm trọn vẹn. Câu 9. (0.5đ)
- Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0đ) Gợi ý: + Câu tục ngữ: Dốt đến đâu học lâu cũng biết + Ý nghĩa: Nói về sự chăm chỉ, kiên trì học thì dù không thông minh như người ta nhưng bạn cũng sẽ Trả lời nhưng không gặt hái được một số kiến thức, kĩ năng nào đó. Học sinh nêu được một chính xác hoặc không Lưu ý: HS có thể đưa ra một câu ca dao hoặc câu tục ý ở bên. trả lời. ngữ khác nhưng cùng đề tài và giải thích ý nghĩa hợp lí vẫn tính điểm. HSKT trí tuệ: Chỉ cần nêu được câu ca dao hoặc tục ngữ thì sẽ được điểm trọn vẹn là 0.5 điểm. Câu 10 (1.0đ) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) * Tình cảm, thái độ của tác giả qua bài thơ trên: - Thái độ: Mỉa mai, châm biếm chuyện học hành thi cử trong xã hội đương thời – vấn đề vốn rất nghiêm chỉnh đối với các nhà Nho. - Tình cảm: Bộc lộ nỗi niềm cảm khái chua Trả lời nhưng xót trước hiện thực của “đạo học” đang đi đến Học sinh trả lời đúng không chính xác chỗ tàn, đến ngày mạt vận. một ý trong hai ý bên. hoặc không trả lời. HSKT trí tuệ: Trình bày được một ý ngắn gọn so với đáp án trên hoặc trình bày có ý gần giống với đáp án thì được 1.0 điểm trọn vẹn. Ví dụ: Thái độ, châm biếm, mỉa mai chuyện học hành thi cử trong xã hội bấy giờ hoặc Bộc lộ nỗi niềm chua xót trước thực trạng đạo học của đất nước. II. VIẾT (4.0đ) A. Bảng điểm chung cho toàn bài
- Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0.25 điểm 2. Nội dung 2.0 điểm 3. Trình bày, diễn đạt 1.25 điểm 4. Sáng tạo 0.5 điểm B. Bảng điểm chi tiết cho từng tiêu chí Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.25 điểm) Bài viết đủ 3 phần: mở bài, thân Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt được bài và kết bài. Phần thân bài biết vấn đề cần nghị luận. 0.25 tổ chức thành nhiều đoạn văn có Thân bài: Trình bày được nội sự liên kết chặt chẽ với nhau. dung vấn đề nghị luận Chưa tổ chức được bài văn thành Kết bài: Khẳng định lại được vấn 0 3 phần (thiếu mở bài hoặc kết bài, đề nghị luận. hoặc cả bài viết là một đoạn văn) Tiêu chí 2. Nội dung (2.0 điểm) - Giới thiệu, dẫn dắt được vấn đề Bài văn có thể trình bày theo nghị luận. nhiều cách khác nhau nhưng cần - Trình bày được các ý chính, khía thể hiện được những nội dung 2.0 cạnh của vấn đề nghị luận. Đưa ra sau: (Mỗi ý trong tiêu chí được tối đa được dẫn chứng, lí lẽ chứng minh Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt về 0.5đ) cụ thể, đầy đủ và thuyết phục. vấn đề cần nghị luận: Tinh thần - Mở rộng được vấn đề nghị luận. tương thân tương ái trong đại dịch - Khẳng định lại được vấn đề nghị Covid. luận. Thân bài: 1.0-1.5 - Giới thiệu, dẫn dắt được vấn đề - Giải thích vấn đề tinh thần nghị luận. tương thân là gì? - Trình bày được các ý chính, khía - Trình được vai trò, sức mạnh, ý cạnh của vấn đề nghị luận. Đưa ra nghĩa của tinh thần tương thân được dẫn chứng, lí lẽ chứng minh tương ái của dân tộc. nhưng chưa đầy đủ. - Dẫn chứng, lí lẽ để chứng minh - Mở rộng được vấn đề nghị luận cụ thể (lấy các dẫn chứng cụ thể nhưng chưa rõ ràng, thuyết phục. về tinh thần tương thân tương ái
- - Khẳng định lại được vấn đề nghị của dân tộc ta trong đại dịch luận nhưng còn sơ sài. Covid vừa qua) - Giới thiệu, dẫn dắt được vấn đề - Mở rộng vấn đề: Phê phán nghị luận. những hành động đi ngược lại với - Nêu được các ý chính về vấn đề tinh thần tương thân tương ái nghị luận nhưng còn lủng củng, (đưa ra các dẫn chứng cụ thể các chưa mạch lạc logic. Đưa ra được việc làm sai trái trong đại dịch 0.5-0.75 dẫn chứng, lí lẽ chứng minh Covid vừa qua) nhưng đầy đủ, thuyết phục. - Liên hệ rút ra bài học cho bản - Chưa mở mở rộng được vấn đề thân, kêu gọi mọi người phát huy nghị luận. tinh thần tương thân tương ái. - Khẳng định lại được vấn đề nghị Kết bài: Khẳng định lại giá trị luận còn sơ sài. của tinh thần tương thân tương ái. Bài làm quá sơ sài hoặc không 0.0 làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.25 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong 1.25 bài văn. Mắc lỗi nhẹ về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… - Vốn từ ngữ tương đối phong phú, nhiều đoạn sử dụng kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic 1.0 giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày tương đối sạch sẽ, ít gạch, xóa. - Vốn từ nghèo, câu đơn điệu. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 - Chữ viết không rõ ràng, bài văn trình bày chưa sạch sẽ. 0.0 - Mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt không rõ nghĩa, chữ viết khó đọc. 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Lối phân tích, lối diễn đạt sáng tạo độc đáo. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0 Chưa có sự sáng tạo.
- HSKT trí tuệ: Viết được bài văn ngắn đảm bảo bố cục 3 phần, nội dung đúng với đề bài, trình bày logic, sạch sẽ được từ 3.0 đến 4.0 điểm; viết được bài văn ngắn đảm bảo bố cục, nội dung đúng với đề bài nhưng còn lủng củng, chưa rõ ràng, mạch lạc, trình bày sạch sẽ sẽ được từ 2.0 đến 3.0 điểm; viết được đoạn văn có nội dung đúng với đề bài, trình bày sạch sẽ được từ 1.0 đến 2.0 điểm. * Lưu ý: Giáo viên chấm linh động với khả năng củahọc sinh khuyết tật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 811 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phan Văn Ba
4 p | 229 | 35
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 463 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 358 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 488 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 334 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 181 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 471 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
5 p | 331 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 152 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
2 p | 138 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn