
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lê Hồng Phong, Bắc Trà My
lượt xem 1
download

Cùng ôn tập và chinh phục kỳ thi với tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lê Hồng Phong, Bắc Trà My”. Tài liệu này giúp các em củng cố lại kiến thức quan trọng, làm quen với các dạng đề và rèn luyện kỹ năng giải bài nhanh chóng, chính xác. Chúc các em thành công!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lê Hồng Phong, Bắc Trà My
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng điểm TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Truyện Số câu 4 3 1 0 2 10 Tỉ lệ % điểm 20 15 0,5 0 2,0 6,0 2 Làm văn Nghị luận về một vấn đề trong đề sống. Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % điểm 0 2,0 0 10 0 10 4,0 Tỉ lệ % điểm 20 20 15 15 0 30 10 các mức độ 40% 30% 30% 100%
- BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 TT Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/Đơn vị kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1 thức Đọc hiểu Truyện Nhận biết: - Nhận biết được kiểu văn bản truyện. - Nhận diện được thời gian tổ chức 4 TN cuộc thi. 0 TN - Đặc điểm của (2,0 đ) “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua. - Nhận diện các câu ghép trong Đoạn văn. Thông hiểu: - Hiểu nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài. - Hiểu được công dụng của dấu 3 TN ngoặc kép. 1 TN - Hiểu nghĩa của (2,0 đ) từ với từ “kiên trì”. - Khi gặp khó khắn tác giả nghĩ đến “Người chạy cuối cùng”. Vận dụng: 2 TL - Nội dung chính (2,0 đ) của văn bản. - Rút ra bài học gì
- khi đọc xong bài văn. 2 Làm văn Nghị luận về một Nhận biết: Nhận 1* TL vấn đề trong đề biết được yêu cầu (2,0 đ) sống. của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận. Thông hiểu: Viết 1* TL đúng về nội dung, (1,0 đ) hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) Vận dụng: Viết 1* TL được một bài văn (1,0 đ) nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Tổng điểm 4,0 3,0 3,0 Tỉ lệ % 40% 30% 30% Tỉ lệ chung 70% 30% Người ra đề Người duyệt đề TTCM
- Lê Thị Thu Hằng PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC 2024-2025 LÊ HỒNG PHONG MÔN: NGỮ VĂN 8 Họ và tên:………………………… Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Lớp: 8/… I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc đua ma ra tông hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở giùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. (Theo John Ruskin)
- Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7 (mỗi câu đúng 0,5 điểm). Câu 1. Truyện đọc "Người chạy cuối cùng" thuộc kiểu văn bản nào? A. Miêu tả C. Biểu cảm B. Tự sự D. Nghị luận Câu 2. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào? A. Mùa xuân C. Mùa thu B. Mùa hè D. Mùa đông Câu 3: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là: A. Đi thi chạy. C. Đi cổ vũ. B. Đi diễu hành. D. Chăm sóc y tế cho vận động viên. Câu 4: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì? A. Là một em bé. C. Có đôi chân tật nguyền. B. Là một cụ già. D. Là một người đàn ông mập mạp. Câu 5: Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có công dụng gì: Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. A. Đánh dấu từ ngữ,câu, đoạn dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa hàm ý mỉa mai. D. Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn. Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”? A. nhẫn nại C. dũng cảm B. chán nản D. hậu đậu Câu 7: Đoạn văn sau có mấy câu ghép: "Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh". A. 1 câu C. 3 câu B. 2 câu D. 4 câu Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu từ câu 8 đến câu 10. Câu 8. (0,5 điểm) Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác giả lại nghĩ đến ai? Câu 9. (1,0 điểm) Nội dung chính của văn bản là gì? Câu 10. (1,0 điểm) Em rút ra bài học gì khi đọc xong bài văn trên? II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu thương. ------------------------- Hết -------------------------
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 8 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5 8 * Mức độ 1. Học sinh Trả lời được : Tác giả nghĩ đến người phụ nữ có 0,5
- đôi chân tật nguyền đã chiến thắng cuộc thi. (0,5 điểm) * Mức độ 2. Học sinh nêu được người phụ nữ nhưng còn thông tin ở mức 1. (0,25 điểm) * Mức độ 3. Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời. (0,0 điểm) 9 * Mức độ 1. Học sinh có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm 1,0 của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy. (1,0 điểm) * Mức độ 2. Học sinh nêu được một trong các ý ở mức 1. (0,25 đến 0,5 điểm) * Mức độ 3. Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời. (0,0 điểm) 10 * Mức độ 1. HS nêu được bài học từ văn bản: Bài học rút ra là cần phải 1,0 quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp. (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa). (1,0 điểm) * Mức độ 2. Học sinh nêu được một trong hai vế ở mức 1. (0,25 đến 0,5 điểm) * Mức độ 3. Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời. (0,0 điểm) II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Tình yêu thương trong cuộc sống. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. 2.5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài : + Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận. + Nêu vấn đề: Tình yêu thương trong cuộc sống. 2. Thân bài : * Nêu quan niệm về tình yêu thương? – Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người. * Nêu biểu hiện của tình yêu thương trong đời sống ( HS nêu được từ 3-4 biểu hiện GV cho điểm tối đa) - Trong gia đình ông bà cha mẹ anh chị em yêu thương đùm bọc nhau.
- - Cha mẹ hi sinh, chấp nhận những khó khăn gian khổ để đổi lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con. - Con cái biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và yêu thương anh chị em. - Ngoài xã hội: Tình yêu thương được biểu hiện ở hành động nhường chỗ trên xe bus cho cụ già, chia sẻ phần ăn sáng của mình cho em bé đang đói bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm chia sẻ với họ cả vật chất lẫn tinh thần… * Phân tích ý nghĩa của tình yêu thương: - Tình yêu thương thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. - Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người. - Yêu thương còn tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu đối với những người lầm đường lạc lối, mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin để họ sống tốt đẹp hơn. - Tình yêu thương con người còn là cơ sở để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN... * Dẫn chứng về tình yêu thương - Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã biết yêu thương đùm bọc nhau để chống lại kẻ thù xâm lược, có biết bao nhiêu bà mẹ VN nuôi giấu bộ đội như con đẻ của mình, biết bao nhiêu chiến sĩ coi đồng đội của mình như anh em ruột thịt,.... - Ngày nay, nhân dân ta thể hiện tình yêu thương qua những hành động cụ thể như giúp đỡ nhau để xoá đói giảm nghèo, hay mỗi khi một vùng nào trong cả nước gặp thiên tai hạn hán, lũ lụt thì nhân nhân cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài cùng chung tay giúp đỡ chia sẻ vật chất, động viên tinh thần để họ có thể ổn định cuộc sống. - Nhiều phong trào nhân đạo được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng như: “Trái tim cho em”, “Lục lạc vàng”, “Vì bạn xứng đáng”, “Cặp lá yêu thương”, “Hiến máu nhân đạo”... * Phản biện: Bên cạnh những người sống có tình yêu thương thì trong XH vẫn còn những người sống vô cảm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, nhận vào thật nhiều nhưng không muốn cho đi, không quan tâm, giúp đỡ người khác. * Liên hệ bản thân - Học tập theo những tấm gương có tình yêu thương con người. - Sống có trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình và những người xung quanh. - Tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện. 3. Kết bài : Khẳng định vai trò của tình yêu thương. Nêu suy nghĩ về
- hướng rèn luyện của em. * Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 * Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, sáng tạo. 0,25 ĐÁNH GIÁ Dành cho học sinh khuyết tật- rối loạn phổ tự kỉ học hoà nhập I. ĐỌC HIỂU (1) Từ câu 1 đến câu 7: HS chọn đúng 2 câu trong số 7 câu: đánh giá Đạt. (2) Từ câu 8 đến câu 10: HS chỉ cần trả lời được 01 trong 03 câu ở mức 2 của Hướng dẫn chấm: đánh giá Đạt. I. VIẾT (3) Học sinh viết được phần mở bài đơn giản hoặc có nêu được 01 ý chính của thân bài, đánh giá Đạt. Đánh giá chung: Bài làm đạt 02 trong 03 nội dung trên: Xếp loại: ĐẠT

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p |
1488 |
81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p |
1095 |
28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p |
1308 |
23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
1213 |
22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p |
1374 |
20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p |
1180 |
18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p |
1191 |
16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
1291 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p |
1078 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p |
1191 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p |
1137 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
1301 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p |
1060 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
1145 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p |
1054 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p |
1011 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p |
978 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p |
957 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
