intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU: (5 điểm) Đọc đoạn trích sau: Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào… Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. (Làng, Kim Lân, SGK Ngữ văn 9, tập Một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010, trang 165,166) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (1.0 điểm). Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra yếu tố độc thoại và độc thoại nội tâm có trong đoạn trích. Câu 3 (1.0 điểm). Trong câu “Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú”, từ “chua” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Từ “chua” trong trường hợp này có nghĩa là gì? Câu 4. (1.0 điểm) Qua đoạn trích, em hiểu gì về tâm trạng nhân vật ông Hai? Câu 5. (1.0 điểm) Trong cuộc sống, mỗi người đôi khi cũng “ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm”. Theo em, trong giao tiếp, làm thế nào để có lời nói đúng? II. LÀM VĂN: (5 điểm) Viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với người thân trong gia đình. --- Hết ---
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2021 - 2022 QUẢNG NAM Môn: Ngữ văn - Lớp 9 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý ghi điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lý ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm A. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 Ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích: ngôi thứ ba. 1.0 (1.0 đ) HS chỉ ra được: - 1 trong 2 lời độc thoại có trong đoạn trích: + “- Hà, nắng gớm, về nào…” 0.5 + “- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái Câu 2 giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!” (1.0 đ) - Lời độc thoại nội tâm: 0.5 “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” * Dẫn ra được 2 lời độc thoại, độc thoại nội tâm nhưng không chỉ rõ mỗi lời thuộc yếu tố nào, ghi 0,75 điểm cho cả câu. - Nghĩa chuyển - Nghĩa từ “chua” trong câu “Ông nghe rõ cái giọng chua lanh 0.5 Câu 3 lảnh của người đàn bà cho con bú”: (giọng) cao lanh lảnh, nghe 0.5 (1.0 đ) khó chịu. HS có thể trả lời: giọng nói gây cảm giác khó chịu/khó nghe, hoặc có cách diễn đạt khác gần nghĩa với ý trên vẫn được chấp nhận. HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo hướng đến những nội dung sau: - Ở quán nước và trên đường về: ông Hai mang cảm giác xấu hổ. 0.25 Câu 4 - Trở về nhà: ông Hai nặng trĩu tâm trạng buồn tủi, xót xa, căm giận 0.75 (1.0 đ) xen lẫn với nỗi băn khoăn, nghi ngờ. * Lưu ý: HS có thể trả lời gộp chung các sắc thái tâm trạng mà không tách thành 02 phần ý như trên vẫn được chấp nhận.
  3. * Học sinh có thể diễn đạt ý trả lời bằng nhiều cách khác nhau. Song nội dung cần bám sát yêu cầu của đề bài và đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là một số gợi ý: + Xác định đúng mục đích, đối tượng và hoàn cảnh nói. + Lựa chọn nội dung nói và hình thức trình bày lời nói phù hợp với mục đích, đối tượng và hoàn cảnh nói. - Mức 1: Học sinh trình bày nội dung đầy đủ, hợp lí, thuyết phục. 1.0 Câu 5 - Mức 2: Học sinh trình bày nội dung phù hợp nhưng chưa đầy đủ, 0.75 (1.0 đ) chưa thuyết phục. - Mức 3: Học sinh trình bày được nội dung phù hợp nhưng còn 0.5 chung chung, sơ sài. - Mức 4: Học sinh trình bày được 1 khía cạnh của nội dung vấn đề. 0.25 - Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu 0.0 của đề. B. LÀM VĂN (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, ...; biết sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm...; biết sử dụng ngôi kể phù hợp. b) Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, có ý nghĩa, thể hiện được nội dung về kỉ niệm sâu sắc với người thân trong gia đình. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: mở 0.25 bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: 0.25 Một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với người thân trong gia đình. c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm sâu sắc với người thân. 0.5 - Thân bài: + Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện. 3.0 + Kể lại được chuỗi sự việc gắn với bản thân và người thân trong gia đình tạo nên kỉ niệm sâu sắc. - Kết bài: Nêu được những suy cảm của bản thân về nội dung sự việc, về người thân được kể trong câu chuyện. 0.5 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sự sáng tạo trong xây dựng trình tự 0,25 kể, sử dụng ngôi kể, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nội dung kể. --- Hết ---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2