intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Lạc Quới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Lạc Quới’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Lạc Quới

  1.    BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 9 Thời gian : 90 phút --------ooo-------- I/ LIỆT KÊ KIẾN THỨC: 1. Văn học: a/. Văn bản nhật dụng (8 tiết) - Phong cách Hồ Chí Minh (2 tiết) - Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (3 tiết) - Tuyên bố thế giới về… trẻ em (3 tiết) b/. Truyện trung đại (13 tiết) - Chuyện người con gái Nam Xương (3 tiết) - Hoàng Lê nhất thống chí (3 tiết) - Truyện Kiều – Nguyễn Du (2 tiết) + Chị em Thúy Kiều (1,5 tiết) + Kiều ở lầu Ngưng Bích (1,5 tiết) - Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (2,0 tiết) c/. Thơ hiện đại (9 tiết) - Đồng chí (2,0 tiết) - Bài thơ về tiểu đội xe không kính (2,0 tiết) - Đoàn thuyền đánh cá (2,0 tiết) - Bếp Lửa (2,0 tiết) - Ánh trăng (1 tiết) d/ Truyện hiện đại (16 tiết) - CTĐP : Nhà văn Lê Văn Thảo-Ông cá hô (3 tiết) - Làng (3,0 tiết) - Lặng lẽ Sa Pa (3,0 tiết) - Chiếc lược ngà (3,0 tiết) - Cố hương (2 tiết) - Ôn tập kiểm tra giữa kì I (2,0 tiết) 2. Tiếng Việt: (21 tiết) - Các phương châm hội thoại (3 tiết) - Cách dẫn trực tiếp/ gián tiếp (1 tiết) - Sự phát triển của từ vựng (2 tiết) - Thuật ngữ (1 tiết) - Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức,… ) (3 tiết) - Tổng kết về từ vựng (Sự phát triển của từ vựng,… Trau dồi vốn từ) (1 tiết) - Tổng kết về từ vựng (Từ tượng thanh… một số phép tu từ từ vựng) (3 tiết) - Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp) (1 tiết) - CTĐP : Từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học. (1 tiết) - Ôn tập Tiếng việt (Các phương châm hội thoại…cách dẫn gián tiếp). (3 tiết) - Ôn tập kiểm tra cuối học kì I (2 tiết) 3. Làm văn: a/. Văn thuyết minh (5 tiết) - Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh (1 tiết). - Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh (1 tiết).
  2.    - Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh (1 tiết). - Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh (2 tiết). Đề tài : - Cây lúa quê em/Việt Nam. - Một loại cây đặc sản của quê hương. - Một đặc sản của quê em. - Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em (trâu, bò, heo, cá,...) - Một con thú cưng của em. - Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê hương. - Một lễ hội ở quê em (cúng đình, đua thuyền, đua bò,...) b/. Văn Tự sự (12 tiết) - Miêu tả trong VBTS (2 tiết). - Miêu tả nội tâm trong VBTS (2 tiết). - Nghị luận trong văn bản tự sự (1 tiết). - Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. (1 tiết). - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. (2,0 tiết) - Luyện nói tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm. (1,0 tiết) - Ôn tập Tập làm văn (3 tiết) Đề tài : - Kể lại một giấc mơ gặp lại người thân xa cách. - Tưởng tượng 10 – 20 năm sau, về thăm lại trường/thầy/bạn cũ. - Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn. - Kể lại một kỉ niệm (buồn hoặc vui) của mình với ông, bà, cha, mẹ, hoặc thầy, cô. - Kể lại những việc làm và lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của (ông, bà hoặc cha, mẹ) đã làm cho em cảm động. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I: Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % Tổng TT Kĩ năng Tỉ lệ Thời gian Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời điểm (%) (phút) (%) gian (%) gian (%) gian câu gian (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) 1 Đọc hiểu 15 5 15 5 10 10 0 0 06 20 40 2 Làm văn 25 10 15 10 10 30 10 20 01 70 60 Tổng 40 15 30 15 20 40 10 20 07 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 III. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TT Phần Câu Đơn vị kiến thức, kĩ Mức độ nhận thức cần đánh giá năng I Đọc hiểu Nhận biết: nhận diện được tên bài thơ đã 1 Tên bài thơ học. 2 Tên tác giả Nhận biết: xác định được tên tác giả. 3 Thể thơ Nhận biết: xác định được thể thơ. 4 Cách dẫn trực tiếp Thông hiểu: hiểu được cách dẫn trực tiếp
  3.    và dấu hiệu nhận biết cách dẫn trực tiếp. Thông hiểu: hiểu được nội dung của 5 Phương châm hội thoại phương châm hội thoại về chất. Vấn đề liên quan được Vận dụng: Đánh giá và trình bày được suy 6 gợi ra từ đoạn thơ “ Bếp nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ “ Bếp lửa”. lửa”. Nhận biết: - Xác định được kiểu bài tự sự, câu chuyện cần kể. - Nhớ được các sự việc chính, các nhân vật, Em hãy kể lại một kỉ niệm chi tiết tiêu biểu của kỉ niệm. (buồn hoặc vui) của mình - Xác định được bố cục 3 phần của bài văn với ông, bà, cha, mẹ, bạn tự sự. học hoặc thầy, cô giáo. Thông hiểu: - Hiểu được yêu cầu của đề là kể được một kỉ niệm (buồn hoặc vui) của mình với ông, bà, cha, mẹ, bạn học hoặc thầy, cô giáo. II Làm văn 1 - Hiểu được kỉ niệm đáng nhớ nhất, ấn tượng nhất, và kể được câu chuyện chi tiết nhất. - Hiểu và chọn đúng ngôi kể, lời người kể chuyện. Vận dụng: - Sử dụng ngôi kể, lời kể phù hợp. - Trình bày được một câu chuyện diễn biến tình tiết theo trình tự thời gian, hợp lí, đầy đủ). - Rút ra được bài học cho bản thân/ mọi người hoặc thông điệp mà truyện gửi gắm. - Vận dụng các kiến thức đã học về văn tự sự vào bài viết. Vận dụng cao: - Lựa chọn và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; sáng tạo, có giọng điệu riêng để chuyện kể hấp dẫn lôi cuốn. - Trình bày câu chuyện một cách mạch lạc, sáng tạo, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. - Vận dụng tốt các yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm và nghị luận vào bài viết. - Vận dụng các cách diễn đạt sáng tạo, biết sắp xếp chi tiết diễn biến một cách sáng tạo; thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, mới mẻ về câu chuyện. IV. ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Phần I: Đọc hiểu (4,0) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
  4.    Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ… Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa! (Ngữ văn 9-tập 1) Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào ? (0,5đ) Câu 2. Tác giả của đoạn thơ trên là ai ? (0,5đ) Câu 3. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? (0,5đ) Câu 4. Dựa vào 7 câu thơ đầu, em hãy ghi ra những câu thơ được dẫn trực tiếp? Theo em dấu hiệu nào nhận biết đó là những câu thơ được dẫn trực tiếp? (0,5đ) Câu 5. Đọc những câu thơ sau và cho biết lời nói của người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? Vì sao em biết ? (1,0 điểm) Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
  5.    Câu 6. Từ nội dung của đoạn thơ trên (đoạn thơ phần đọc hiểu), em có suy nghĩ gì về người bà trong cuộc kháng chiến chống Pháp? (1,0 điểm) Phần II. BÀI VĂN VIẾT: (6.0 điểm) Câu 7. Em hãy kể lại một kỉ niệm (buồn hoặc vui) của mình với ông, bà, cha, mẹ, bạn học hoặc thầy, cô giáo. * ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 - Đoạn thơ trích từ văn bản : Bếp lửa 0,5 đ Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời không đúng tên văn bản:0,0 điểm. 2 - Tác giả đoạn thơ là Bằng Việt 0,5 đ Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời không đúng họ, tên tác giả: 0,0 điểm. 3 - Thể thơ: tự do 0,5 đ Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời không đúng thể thơ: 0,0 điểm. 4 - “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, 0,5 Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” - Dấu hiệu nhận biết: các câu thơ được đặt trong dấu ngoặc kép và sau dấu hai chấm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng những câu thơ dẫn trực tiếp như trên 0,25đ. - Học sinh xác định đúng dấu hiệu các câu thơ dẫn trực tiếp như trên 0,25đ. Lưu ý: nếu học sinh chỉ trả lời được dấu hiệu nhận biết: các câu thơ được đặt trong dấu ngoặc kép vẫn cho 0,25đ. 5 - Lời nói của người bà đã vi phạm phương châm về chất. 1,0 - Vì lời của người bà nói sai sự thật (vì nhà cháy hết mà bà bảo cháu nói với bố mẹ nhà vẫn bình yên). Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được vi phạm phương châm về chất: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được Vì lời của người bà nói sai sự thật (vì nhà cháy hết mà bà bảo cháu nói với bố mẹ nhà vẫn bình yên): 0,5 điểm. Lưu ý: nếu học sinh chỉ trả lời được vì lời của người bà nói sai sự
  6.    thật vẫn cho 0,5đ. Hoặc có cách diễn đạt khác nhưng hợp lí vẫn cho 0,5 điểm). 6 - Người bà rất yêu thương con, cháu, xóm làng và đất nước. 1,0 - Người bà luôn ấp ủ tình thương, niềm tin, hi vọng về tương lại của đứa cháu và đất nước. - Người bà chịu thương, chịu khó giàu đức hi sinh. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng 3 ý như đáp án: 1,0 điểm hoặc có cách diễn đạt khác nhưng hợp lí vẫn cho 1,0 điểm) - Học sinh trả lời được 2 ý như đáp án nhưng chưa đầy đủ lắm vẫn cho 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý như đáp án: 0.5 điểm - Trả lời chung chung, chưa cụ thể: 0,25 điểm II/ LÀM VĂN 6,0 đ Em hãy kể lại một kỉ niệm (buồn hoặc vui) của mình với ông, bà, cha, mẹ, bạn học hoặc thầy, cô giáo. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,5đ Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề cần kể, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. Hướng dẫn chấm: - Bố cục bài văn rõ ràng, tương xứng: 0,5 điểm. - Bố cục không rõ, không thành bài văn: 0,0 điểm. b. Xác định đúng yêu cầu cần kể. 0,5đ Kỉ niệm (buồn hoặc vui) của mình với ông, bà, cha, mẹ, bạn học hoặc thầy, cô giáo. Hướng dẫn chấm: - Xác định được rõ ràng yêu cầu: 0,5 điểm. - Xác định được yêu cầu nhưng chưa rõ ràng lắm: 0,25 điểm. c. Triển khai các nội dung cần kể. Học sinh có thể kể chuyện theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác kể chuyện, ngôi kể, kết hợp chặt chẽ giữa các sự việc gắn với nhân vật; biết đưa vào bài viết yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm và nghị luận. Mở bài: Giới thiệu được một kỉ niệm (buồn hoặc vui) đáng nhớ nhất hoặc ấn tượng 4,0 nhất với người thân, bạn học hoặc thầy cô. Thân bài: Kể lại câu chuyện (diễn biến tình tiết câu chuyện theo trình tự thời gian, hợp lí, đầy đủ). - Câu chuyện ấy xảy ra như thế nào? Đưa ra nguyên nhân xảy ra câu chuyện, Câu chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu? Tại sao lại có kỉ niệm đó? - Giới thiệu và miêu tả sơ lược người thân, bạn học hoặc thầy cô. - Hành động, việc làm, suy nghĩ, thái độ, tình cảm của em đối với người thân, bạn học hoặc thầy cô? - Câu chuyện được giải quyết như thế nào? Kết bài: Qua câu chuyện đó em rút ra được bài học gì trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm:
  7.    - Kể được rõ ràng, mạch lạc, lời kể hấp dẫn, lôi cuốn, sâu sắc về kỉ niệm và vận dụng tốt yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm và nghị luận vào bài viết: 3,5 – 4,0 điểm. - Kể được rõ ràng, mạch lạc câu chuyện, vận dụng được một ít yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm hoặc nghị luận vào bài viết: 2,0 - 3,25 điểm. - Kể được câu chuyện nhưng chưa rõ ràng, mạch lạc (còn chung chung): 0,25 – 1,75 điểm. d. Sáng tạo 0,5đ Có cách diễn đạt sáng tạo, biết sắp xếp chi tiết diễn biến một cách sáng tạo; thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, mới mẻ về câu chuyện. Hướng dẫn chấm: - Học sinh có một số ý diễn đạt mới mẻ, sáng tạo: 0,5 điểm. - Học sinh chưa diễn đạt mới mẻ, sáng tạo:0,0 điểm e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5đ Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu Hướng dẫn chấm: - Học sinh sai ít lỗi chính tả (5 lỗi trở xuống): 0,5 điểm. - Học sinh sai ít lỗi chính tả (dưới 10 lỗi): 0,25 điểm. - Học sinh sai nhiều lỗi chính tả: 0,0 điểm. ĐIỂM TOÀN BÀI: Phần I + Phần II = 10,00 điểm Người ra đề kiểm tra TTCM Trần Văn Chiến TRẦN VĂN CHIẾN Ban giám hiệu (duyệt)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2