intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG THCS LÊ THỊ HỒNG GẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra viết trên lớp III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ T ổng nhận Nội thức Kĩ năng dung/đơ Nhận Thông Vận Vận n vị KT biết hiểu dụng dụng TT cao Số câu Số câu Số câu Số câu Văn bản 4 1 1 6c 1 Đọc hiểu truyện Tỷ lệ % điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 đ 2 Viết Bài văn 1* 1* 1* 1* 1c tự sự Tỷ lệ % điểm 10 20 10 10 5.0đ Tỷ lệ % các mức độ 40 30 20 10 100
  2. IV. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội dung/ Kĩ TT Đơn vị Mức độ đánh giá năng kiến thức 1 Đọc Văn Nhận biết: hiểu bản - Nhận biết ngôi kể truyện - Nhận biết từ láy - Nhận biết yếu tố độc thoại nội tâm - Nhận biết nghĩa gốc, nghĩa chuyển Thông hiểu: - Hiểu và nhận xét được tính cách nhân vật trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được suy nghĩ về một vấn đề trong cuộc sống liên quan đến văn bản. 2 Viết Viết bài Nhận biết: văn tự Viết được bài văn đúng thể loại tự sự, bài viết có bố cục ba sự. phần, nội dung hướng tới đúng yêu cầu của đề. Thông hiểu: Hiểu và viết được bài văn tự sự có nhân vật, sự việc, diến biến và kết cục. Các sự việc diễn ra theo trình tự hợp lý. Câu chuyện có ý nghĩa. Biết cách dùng từ, dùng các kiểu câu, dấu câu chính xác. Vận dụng: Viết được một bài văn tự sự đúng với yêu cầu của đề bài, các sự việc được sắp xếp theo trình tự hợp lý, thể hiện được suy nghĩ, bài học rút ra từ câu chuyện, vận dụng được các yểu tố nghị luận, biểu cảm, nội tâm… Văn phong trôi chảy Vận dụng cao: Viết được bài văn tự sự có đầy đủ các yếu tố của thể loại tự sự. Vận dụng nhuần nhuyễn các hính thức ngôn ngữ, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, miêu tả, biểu cảm. Nêu được bài học sâu sắc từ câu chuyện. Dẫn dắt chặt chẽ, văn phong trôi chảy, sáng sủa, tự nhiên. Có sự sáng tạo trong việc tạo tình huống, trong dùng từ, diễn đạt, tạo sự hấp dẫn.
  3. V. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi 1 đến 6: Có một người phụ nữ nọ vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ nghĩ bụng: Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất. Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến, nên con đem sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ". Lúc này, bà vừa xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng. (Theo Internet) Câu 1. ( 0.5đ) Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản. Câu 2. (0.5đ ) Chỉ ra các từ láy trong văn bản. Câu 3. (1 đ) Cho biết yếu tố độc thoại nội tâm có trong văn bản. Câu 4. (1 đ) Từ bụng trong “nghĩ bụng” và từ mắt trong “nước mắt”, mỗi từ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 5. ( 1 đ) Nêu nhận xét của em về nhân vật người mẹ và cậu bé trong câu chuyện. Câu 6. ( 1 đ) Qua câu chuyện, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự sẻ chia, quan tâm đến nhau trong cuộc sống. ( từ 5-7 câu) II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Kể lại một lần trực nhật đáng nhớ nhất của em.
  4. VI. HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Phần Đọc hiểu: 5 đ ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: Ngôi kể: ngôi thứ ba 0.5 Câu 2: Các từ láy : nhè nhẹ, rạng rỡ. 0.5 Câu 3: Yếu tố độc thoại nội tâm 1.0 Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là 1.0 không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất. ( Mỗi câu giáo viên ghi 0.5đ) Câu 4: Nghĩa gốc, nghĩa chuyển 1.0 - bụng: nghĩa chuyển ; mắt: nghĩa gốc 0.5; 0.5 Câu 5: Học sinh nêu được nhận xét về nhân vật người mẹ và cậu bé trong câu 1.0 chuyện, cách diễn đạt có thể khác nhau song cần xuất phát từ văn bản. Cần nêu được 2 trong các ý sau : - Họ là những người nghèo nhưng tốt bụng, chân thành. 0.5 - Họ biết quan tâm đến người khác, biết chia sẻ lúc khó khăn với mọi 0.5 người. - Người mẹ luôn dạy con những điều hay lẽ phải, người con rất lễ phép, ngoan. Tùy theo mức độ đạt được, GV định điểm phù hợp Câu 6: Suy nghĩ gì về ý nghĩa của sự sẻ chia, quan tâm nhau qua câu chuyện 1.0 Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau, song nội dung trả lời phải liên quan đến câu chuyện và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Bài làm cần hướng đến các ý sau: + Chia sẻ, quan tâm nhau là điều cần thiết trong cuộc sống. + Chia sẻ, quan tâm những điều nhỏ nhặt với mọi người, ta sẽ nhận lại sự yêu thương, sự tôn trọng. + Chia sẻ, quan tâm đến mọi người cuộc sống sẽ tràn ngập sự yêu thương, sẽ kết nối tình cảm giữa người với người. + Chia sẻ, quan tâm bằng sự chân thành còn giúp người khác trở nên tốt đẹp hơn. ……. Mức 1: Học sinh trình bày đầy đủ, rõ ràng, thuyết phục. 1.0 Mức 2: Học sinh trình bày đầy đủ ý, diễn đạt tương đối rõ ràng. 0.75
  5. Mức 3: Học sinh trình bày còn chung chung hoặc chưa đủ ý. 0.5 Mức 4: Học sinh trình bày được 1 ý nhỏ, diễn đạt chưa tốt. 0.25 Mức 5: Học sinh trả lời lạc đề hoặc không trả lời. 0.0 PHẦN LÀM VĂN (5 điểm) Kể lại một lần trực nhật đáng nhớ nhất của em. 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Bài viết đủ 3 phần mạch lạc : Mở bài, Thân bài và Kết bài . Mở bài và Kết 0.5 bài có sự cân đối. Bài viết đủ 3 phần nhưng Mở và Kết bài không cân đối. Thân bài là một 0.25 đoạn văn. 0.0 Chưa tổ chức được bài văn thành 3 phần (thiếu Mở bài hoặc Kết bài, hoặc cả bài viết là một đoạn văn) 2. Tiêu chí 2: Nội dung (3.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 2.5- 3.0 - Giới thiệu về một lần trực nhật đáng nhớ nhất của em một cách hợp lý. - Kể lại hoàn cảnh cụ thể (thời gian, không gian) của lần trực nhật đáng nhớ. - Kể lại được sự việc đáng nhớ diễn ra trong lần trực nhật. - Nêu được những suy nghĩ, bài học, tình cảm của bản thân về lần trực nhật đáng nhớ. * Vận dụng tốt các phương pháp làm bài văn tự sự. Kết hợp kể với tả, nghị luận, biểu cảm, miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm, các hình thức ngôn ngữ… làm câu chuyện sinh động, hấp dẫn. Sử dụng đúng ngôi kể. - Kể được đầy đủ nội dung câu chuyện nhưng sự việc đáng nhớ chưa rõ nét . 1.5- 2.0 * Kết hợp mờ nhạt các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm… 0.5-1.0 - Kể câu chuyện nhưng nội dung còn sơ sài, qua loa. 0.0 - Bài làm chỉ vài dòng hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các 0.75 – 1.0 đoạn trong bài văn. Sử dụng ngôi kể thứ nhất. Cách diễn đạt lôi cuốn. - Bài viết bày rõ ràng, sạch đẹp. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 – 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  6. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách kể chuyện, cách sắp xếp trình tự thời gian, cách diễn đạt, dùng từ, dẫn dắt câu chuyện. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sự sáng tạo.
  7. KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 DÀNH CHO HỌC SINH KT Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi 1 đến 5: Có một người phụ nữ nọ vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ nghĩ bụng: Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất. Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến, nên con đem sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ". Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, rồi bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng. (Theo Internet) Câu 1. ( 1.0đ) Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản. Câu 2. (1.0 đ) Chỉ ra các từ láy trong văn bản. Câu 3. (1 đ) Cho biết yếu tố độc thoại nội tâm có trong văn bản. Câu 4. (1 đ) Từ bụng trong “nghĩ bụng” và từ mắt trong “nước mắt”, mỗi từ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 5. ( 1 đ) Nêu nhận xét của em về nhân vật người mẹ và cậu bé trong câu chuyện. II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
  8. Viết đoạn văn kể lại một lần trực nhật đáng nhớ nhất của em. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 DÀNH CHO HỌC SINH KT ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC HIỂU ĐIỂM Câu 1: Ngôi kể: ngôi thứ ba 1.0 Câu 2: Các từ láy : nhè nhẹ, rạng rỡ. 1.0 Câu 3: Yếu tố độc thoại nội tâm 1.0 Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất. ( Mỗi câu đúng giáo viên ghi 0.5đ) Câu 4: Nghĩa gốc, nghĩa chuyển 1.0 - bụng: nghĩa chuyển 0.5 0.5 - mắt: nghĩa gốc Câu 5: Học sinh nêu được nhận xét về nhân vật người mẹ và cậu bé 1.0 trong câu chuyện, cách diễn đạt có thể khác nhau song cần xuất phát từ văn bản. Cần nêu được các ý sau: - Họ là những người nghèo nhưng tốt bụng 0.5 - Biết quan tâm đến người khác 0.5 - Người mẹ luôn dạy con điều hay, người con rất lễ phép, ngoan. - Tùy theo mức độ đạt được, GV định điểm phù hợp PHẦN LÀM VĂN 5.0 1. Cấu trúc đoạn văn: 1.0 - Đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa và dấu chấm cuối đoạn; có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. 2. Về nội dung: 3.0 + Hướng tới câu chuyện về lần trực nhật đáng nhớ nhất của bản thân + Kể được các sự việc chính theo trình tự câu chuyện + Nội dung câu chuyện được dẫn dắt hợp lý với ngôi kể thứ nhất 3. Diễn đạt, dùng từ, đặt câu 1.0 Diễn đạt khá rõ ràng, chữ viết dễ theo dõi, ít mắc lỗi chính tả.
  9. GVBM: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2