
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Dương, Điện Bàn
lượt xem 1
download

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Dương, Điện Bàn" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Dương, Điện Bàn
- UBND THỊ XÃ ĐIỆN BÀN KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC 2024- 2025 TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH DƯƠNG Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 01 đến tuần 16) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học tập của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN (Theo Ma trận của Phòng Giáo dục) Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận biết Thông Vận dụng % kiến thức kĩ hiểu điểm năng TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Văn bản truyện Số câu thơ Nôm (Ngữ 4 2 1 7 liệu ngoài SGK) Tỉ lệ % 20 20 10 50 Viết Viết bài văn Số câu nghị luận về 1* 1* 1* 1 2 một tác phẩm Tỉ lệ % 20 10 20 50 truyện hiện đại Tỉ lệ % điểm các mức độ 40 30 30 100 IV. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ Nội dung/ Kĩ nhận thức TT Đơn vị kiến Mức độ đánh giá năng Nhận Thông Vận thức biết hiểu dụng 1 Đọc Văn bản Nhận biết: 4 TN hiểu truyện thơ - Nhận biết được một số yếu tố Nôm (Ngữ của truyện thơ Nôm như: cốt liệu ngoài truyện, nhân vật, ngôn ngữ, lời SGK) thoại, chữ viết,… - Nhận biết được cách dẫn trực tiếp; cách dẫn gián tiếp. - Nhận biết được các biện pháp tu từ. Thông hiểu: 2 TL - Hiểu đặc điểm, tính cách của nhân vật. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa Trang 1/7
- của văn bản/ câu thơ. - Vận dụng: 2 TL - Rút ra được bài học từ nội dung đoạn trích. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: 1* nghị luận về - Nhận biết được kiểu bài và yêu một tác cầu đối với bài văn nghị luận về phẩm truyện một tác phẩm truyện. hiện đại - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: 1* - Trình bày được nội dung, chủ đề của tác phẩm. - Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ người kể chuyện, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu,…) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp. Vận dụng: 1* - Vận dụng tốt các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt để làm rõ vấn đề nghị luận. - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình/không đồng tình với thông điệp của tác giả thể hiện trong tác phẩm. Tổng số câu 4 + 1/3 2+ 1/3 1+ 1/3 Tỉ lệ % 40 30 30 Tỉ lệ chung 70 30 Trang 2/7
- UBND THỊ XÃ ĐIỆN BÀN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH DƯƠNG Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Vân Tiên mình lụy(1) giữa dòng, Ngư ông khi ấy hỏi han, Giao long(2) dìu đỡ vào trong bãi rày. Vân Tiên thưa hết mọi đàng gần xa. Vừa may trời đã sáng ngày, Ngư rằng: “Người ở cùng ta, Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ. Hôm mai hẩm hút (4) với già cho vui”. Hối con vầy lửa(3) một giờ, Tiên rằng: “Ông lấy chi nuôi, Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày. Thân tôi như thể trái mùi (5) trên cây. Vân Tiên vừa ấm chơn tay, Nay đà trôi nổi đến đây, Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi. Không chi báo đáp mình nầy trơ trơ”. Ngỡ thân mình phải nước trôi, Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ, Hay đâu còn hãy đặng ngồi dương gian. Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?”. (Trích Truyện Lục Vân Tiên, trong Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập I) - Bối cảnh của câu chuyện: Vân Tiên bị mù mắt, đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đang trên đường trở về. Vốn có lòng đố kỵ, ganh ghét tài năng của Vân Tiên, Trịnh Hâm lợi dụng cơ hội đã hãm hại chàng. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng rồi trói lại, giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền. Đợi đến đêm khuya vắng vẻ, Trịnh Hâm ra tay đẩy Vân Tiên xuống sông. Đoạn trích trên tiếp theo sự việc đó. - Chú thích: (1) Lụy: chịu lấy hậu quả việc làm của người khác, ở đây ý nói bị hại. (2) Giao long: con rồng nước hay gây sóng dữ. (3) Vầy lửa: nhóm lửa, đốt lửa. (4) Hẩm hút (từ cổ): chỉ những thức ăn đạm bạc của người nghèo (hẩm: hư hỏng, biến chất, biến màu; hút: chỉ gạo không trắng). Ở đây Ngư ông ngỏ ý muốn Vân Tiên ở lại nhà mình, cùng chia sẻ rau, cháo… (5) Trái mùi: trái cây quá chín, đã nẫu, ý nói trái cây chín nẫu tất phải rụng, mình bệnh tật nhiều không biết chết khi nào, sẽ phụ công ơn ông Ngư. *Chọn đáp án đúng trong các câu (từ câu 1 đến câu 4) rồi ghi vào giấy làm bài: Câu 1 (0.5 điểm). Phương án nào nêu đúng đặc điểm truyện thơ Nôm thể hiện qua đoạn trích trên? A. Không có chi tiết, sự việc và cốt truyện B. Nhân vật không chia thành hai tuyến đối lập C. Sử dụng thể thơ lục bát và chữ Nôm D. Sử dụng thể thơ lục bát và chữ Hán Câu 2 (0.5 điểm). Hai câu thơ: Ngư rằng: “Người ở cùng ta Hôm mai hẩm hút với già cho vui” Lời ông Ngư đề nghị Vân Tiên được dẫn theo cách gián tiếp. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3 (0.5 điểm). Hai câu thơ: Tiên rằng: “Ông lấy chi nuôi Thân tôi như thể trái mùi trên cây” có sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. So sánh Câu 4 (0.5 điểm). Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ trong đoạn trích trên là gì? A. Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương tạo làm cho đoạn thơ mang đậm sắc thái Nam Bộ B. Sử dụng hiệu quả nhiều điển cố, điển tích giúp cho ý nghĩa đoạn thơ trở nên sâu sắc C. Dùng nhiều từ Hán Việt giúp cho đoạn thơ mang vẻ đẹp thành kính, trang trọng D. Dùng nhiều từ láy mới mẻ, sinh động cho thấy sự tìm tòi sáng tạo của tác giả *Trả lời các câu hỏi (từ câu 5 đến câu 7): Câu 5 (1.0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 6 (1.0 điểm). Em nhận ra đặc điểm, tính cách nào của nhân vật ông Ngư qua đoạn trích? Câu 7 (1.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích, em rút ra những bài học nào trong việc rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất của bản thân? Trang 3/7
- II. VIẾT (5.0 điểm) Em hãy viết bài văn nghị luận phân tích truyện ngắn Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư. ÁO TẾT Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: - Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi. Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó. Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp Một tới lớp Năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về ngoại thì mùng hai hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn. Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm: - Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa? - Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được. - Vậy mầy được mấy bộ? - Có một bộ hà. Con bé Em trợn mắt: - Ít quá vậy? - Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó. - Vậy à? Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không. Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó: - Còn mầy? - Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng một tới mùng bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn. - Mầy sướng rồi. Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em […]. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới […]. Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng: - Bộ đồ mầy may chắc đẹp lắm, bữa mùng hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen? Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen: - Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng. Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý bé Em. Thiệt đó. (Áo Tết, Nguyễn Ngọc Tư, in trong Bánh trái mùa xưa, NXB Văn học) *Cước chú: Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam với giọng văn đậm chất Nam Bộ, giọng kể trữ tình mềm mại mà sâu sắc. Năm 2018, tác giả được trao Giải thưởng Văn học Liberaturpreis 2018 do Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học chấu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) bình chọn, dựa trên việc xem xét các bản dịch tiếng Đức tác phẩm nổi bật của các tác giả nữ đương đại tiêu biểu trong khu vực. “Áo Tết” là một trong những truyện ngắn nổi bật, giàu tính nhân văn của Nguyện Ngọc Tư được nhiều người biết đến. Trang 4/7
- UBND THỊ XÃ ĐIỆN BÀN KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 DƯƠNG Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. 2. Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. 3. Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Nội dung Điểm I/ Chọn đáp án đúng trong mỗi câu (từ câu 1 đến câu 4) 2.0 ĐỌC Câu 1 2 3 4 HIỂU Đáp án C B D A (5,0 Mỗi câu đúng, ghi 0.5 điểm điểm) Câu 5: Nêu được nội dung chính của đoạn trích. 1.0 Gợi ý: Vân Tiên gặp nạn, gia đình ông Ngư cứu giúp. Ông Ngư tỏ ý cưu mang Vân Tiên và bày tỏ quan niệm về làm ơn. Mức 1 (1,0 điểm): HS cơ bản nêu được các ý trên. Mức 2 (0.25-0.75 điểm): HS nêu được ½ hoặc 2/3 ý trên (tùy mức độ trả lời của HS). Mức 3 (0.0 điểm): HS không nêu được nội dung chính hoặc nêu sai ý *Lưu ý: HS có thể có cách diễn tả khác, miễn là phù hợp với yêu cầu đặt ra. Câu 6: Đặc điểm, tính cách của nhân vật ông Ngư thể hiện trong đoạn trích 1.0 Gợi ý: - Là người có hành động hào hiệp, lòng nhân ái, tốt bụng, biết sẻ chia, đồng cảm với người hoạn nạn (+ cứu người không hề lưỡng lự, không sợ tai vạ + tỏ ý cưu mang, sẵn lòng đùm bọc kẻ tật nguyền không chốn nương thân dù gia đình mình rất nghèo) - Là người có quan niệm sống cao đẹp (làm ơn mà không cần báo đáp, không vì lợi ích hay có một sự tính toán nào) => Đại diện cho cái thiện, cho người dân lao động có đạo đức cao đẹp và trong sáng. Mức 1 (1.0 điểm): HS nhận xét được đặc điểm, tính cách của nhân vật ông Ngư cơ bản theo 2 ý trên (không nhất thiết phải lấy bằng chứng) Mức 2 (0.25-0.75 điểm): HS nêu được ½ hoặc 2/3 ý trên (tùy mức độ trả lời của HS). Mức 3 (0.0 điểm): HS nêu không đúng, nhận xét không đúng hoặc bỏ giấy trắng. Trang 5/7
- *Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là phù hợp với yêu cầu đặt ra. Câu 7: HS rút ra được những bài học trong việc rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất của bản thân từ nội dung đoạn trích. 1.0 Gợi ý: - Bài học về lòng nhân ái: biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn; biết đồng cảm và sẻ chia với những người khổ đau, bất hạnh,… - Bài học về xác định quan điểm sống: biết làm việc thiện, làm ơn không màng vụ lợi, không chờ sự đền đáp. - Bài học về lòng biết ơn: biết ơn người khác khi họ giúp đỡ mình (theo ý nghĩa tích cực) -… Mức 1 (1.0 điểm): HS nêu được từ 2 bài học phù hợp. Mức 2 (0.25-0.75 điểm): HS nêu được từ 1 bài học phù hợp (tùy mức độ trả lời của HS). Mức 3 (0.0 điểm): HS nêu sai hoặc không nêu bài học nào. *Lưu ý: Đây là câu hỏi mở, giáo viên cần trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh (nhưng phải phù hợp, chuẩn mực, tích cực); linh hoạt ghi điểm tùy theo mức độ trình bày bài học của các em. II/ HS tạo lập văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện hiện đại 5.0 VIẾT a. - Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm 0.5 (5,0 truyện hiện đại. điểm) - Đảm bảo cấu trúc, bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài của một văn bản nghị luận. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận phân tích truyện 0.5 ngắn Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư. c. Triển khai hợp lý nội dung của bài văn nghị luận 2,0 HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: *Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả, thể loại) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. *Thân bài: 1/ Phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm: Chủ đề: Ca ngợi tình bạn đẹp, sự yêu thương, sẻ chia và đồng cảm giữa con người với con người. Chủ đề ấy được thể hiện qua các nhân vật trong truyện và cái nhìn của nhà văn. a/ Bé Em: - Hồn nhiên, trong sáng, có tình cảm chân thành, ấm áp (lí lẽ, bằng chứng) - Có lòng yêu thương, trắc ẩn, sự sẻ chia, đồng cảm với bạn (lí lẽ, bằng chứng) - Có cách ứng xử đẹp, văn hóa (lí lẽ, bằng chứng) b/ Bé Bích - Có tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm, hiểu chuyện (lí lẽ, bằng chứng) - Chân thành và trân trọng tình bạn (lí lẽ, bằng chứng) => Các nhân vật làm sáng tỏ chủ đề của tác phẩm. (HS có thể khai thác theo hướng: câu chuyện đẹp về tình bạn giữa bé Em và bé Bích- những người bạn tốt của nhau. Miễn sao làm nổi bật được nội dung chủ đề của truyện) c/ Cái nhìn ấm áp, nhân hậu của nhà văn về cuộc sống (lí lẽ, bằng chứng) Trang 6/7
- 2/ Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm - Cách kể chuyện tự nhiên, sử dụng ngôi kể thứ ba, giọng kể nhẹ nhàng sâu lắng -> rung động trái tim người đọc. - Cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc sống đời thường: kể về chuyện áo mặc ngày Tết của những người bạn nhỏ -> truyền cảm mạnh mẽ về giá trị của tình bạn. - Tình huống truyện: Nhân vật bé Em ở trong tình huống lựa chọn giữa việc mặc khoe áo hay là mặc đơn giản để giống bạn để hai người vui. -> bộc lộ tính cách, phẩm chất nhân vật, đồng thời gợi nhiều liên tưởng, suy nghĩ cho người đọc về sự thiệt thòi của những đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo. - Xây dựng nhân vật phù hợp với cách suy nghĩ, nói năng của trẻ em -> nhà văn am hiểu thế giới tâm hồn trẻ thơ, thấu hiểu niềm hạnh phúc của các em nhỏ. - Chi tiết tiêu biểu (bé Em chọn mặc đồ giống bé Bích) -> góp phần nổi bật đặc điểm, tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm. - Ngôn ngữ đối thoại ngắn, có một số lời độc thoại -> phù hợp tính cách nhân vật, giúp người đọc cảm nhận được tâm hồn trong sáng, nhân hậu của những đứa trẻ. - Dùng ngôn ngữ địa phương Nam Bộ -> đặc trưng phong cách riêng của nhà văn, lôi cuốn người đọc. (HS có thể liên hệ: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhận xét về ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư: “Thoại trong văn Tư không hề bị lai, rặt Nam bộ mà người ta đọc vẫn hiểu và cảm thấu trọn vẹn. Cái lớn nhất mà Tư làm được ở chỗ cổ có công nâng ngôn ngữ bình dân của người miền Tây thành ngôn ngữ văn học”) - Nhan đề -> phù hợp với tâm lí trẻ thơ, gợi tò mò cho bạn đọc trẻ, góp phần thể hiện chủ đề của truyện *Lưu ý: HS có thể không phát hiện hết các đặc sắc về hình thức nghệ thuật. Giáo viên ghi nhận những HS biết đưa ra luận điểm và biết dùng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm, nêu được hiệu quả thẩm mỹ của các hình thức nghệ thuật đó.) * Kết bài: - Khẳng định lại ý kiến của người viết về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm - Nêu suy nghĩ, cảm xúc trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 2,0 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Triển khai được các luận điểm về nội dung chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Vận dụng tốt các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt để làm rõ vấn đề nghị luận. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. NGƯỜI RA ĐỀ: TRẦN THỊ MỸ Trang 7/7

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p |
671 |
81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p |
277 |
28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p |
494 |
23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
392 |
22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p |
557 |
20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p |
351 |
18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p |
386 |
16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
464 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p |
251 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p |
378 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p |
312 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
469 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p |
239 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
317 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p |
230 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p |
186 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p |
157 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p |
141 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
