intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

  1. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút, (không kể thời gian phát đề) ĐỀ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1. Thuộc nhóm ngành chăm sóc sức khỏe là ngành nào sau đây? A. Y học. B. Nông nghiệp. C. Lâm nghiệp. D. Thủy sản [] Câu 2: Để quan sát cấu tạo một số sinh vật đơn bào (trùng roi, trùng đế giày...) người ta sử dụng phương pháp: A. quan sát B. làm việc trong phòng thí nghiệm. C. thực nghiệm khoa học. D. phân tích. [] Câu 3. “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở. C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung [] Câu 4: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao? A. Vì luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường B. Vì luôn có khả năng tự điều chỉnh C. Vì thường xuyên biến đổi và liên tục biến hóa D. Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động [] Câu 5: ………….. là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.Cụm từ nào sau đây phù hợp để điền vào chỗ……….? A. Tế bào B. Phân tử C. Đại phân tử D. DNA [] Câu 6. Các nguyên tố vi lượng mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng rất quan trọng với thực vật vì: A. phần lớn chúng có trong các hợp chất của thực vật. B. chức năng chính của chúng là hoạt hóa các enzim. C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật. D. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định. [] Câu 7: Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể, các nguyên tố hóa học được chia thành hai nhóm là A. nguyên tố vô cơ và nguyên tố hữu cơ. B. nguyên tố cần thiết và nguyên tố không cần thiết. C. nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
  2. D. nguyên tố đơn giản và nguyên tố phức tạp. [] Câu 8: Một phân tử nước được cấu tạo từ A. 1 nguyên tử oxygen liên kết với 2 nguyên tử hydrogen bằng liên kết hydrogen. B. 1 nguyên tử oxygen liên kết với 2 nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị. C. 2 nguyên tử oxygen liên kết với 1 nguyên tử hydrogen bằng liên kết hydrogen. D. 2 nguyên tử oxygen liên kết với 1 nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị. [] Câu 9: Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi, đường đa dựa vào A. Số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó B. Số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân C. Số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó D. Số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó. [] Câu 10: Phân tử nào sau đây khác so với các phân tử còn lại? A. Glycogen B. Tinh bột C. Maltose D. Testosterol [] Câu 11: Những chất nào sau đây thuộc nhóm đường đôi? I. Glucose. II. Chitin. III. Saccharose. IV. Fructose . V. Tinh bột. VI. Maltose. VII. Lactose. VIII. Glycogen. A. I, II, III, IV, V. B. I, III, IV, VI, VII. C. III, VI, VII. D. II, III, V, VI, VIII. [] Câu 12: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với DNA ở sinh vật nhân thực? I. Có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 chuỗi polynucleotide xoắn với nhau. II. Các base nito trên 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A - U, G - X và ngược lại. III. Có thể có mạch thẳng hoặc mạch vòng. IV. Trên mỗi phân tử DNA chứa nhiều gen. A.3. B.1. C.4. D.2. [] Câu 13: Thành tế bào của vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ A. chitin. B. cellulose. C. peptidoglycan. D. phospholipid [] Câu 14. Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng A. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ. B. trao đổi chất mạnh, sinh sản nhanh do có tỷ lệ S/V lớn. C. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện. D. tiêu tốn ít thức ăn. []
  3. Câu 15: Căn cứ để phân chia vi khuẩn thành loại Gram dương và Gram âm là dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của A. thành tế bào. B. màng tế bào. C. vùng tế bào. D. tế bào chất. [] Câu 16: Cho các đặc điểm sau đây? 1. Kích thước nhỏ bé. 2. Sống ký sinh và gây bệnh. 3. Cơ thể chỉ có 1 tế bào. 4. Có nhân hoàn chỉnh. 5. Sinh sản rất nhanh. Những đặc điểm nào có ở tất cả các loại vi khuẩn? A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 5. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 5. [] Câu 17. Bên ngoài thành tế bào của một số vi khuẩn Gr- còn có màng ngoài A. chứa kháng nguyên có bản chất là lypoprotein do vi khuẩn sản sinh ra gây 1 số tác hại cho vật chủ B. có chức năng bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của thuốc kháng sinh, chất độc làm tổn thương tế bào C. giúp thực hiện quá trình trao đổi chất có chọn lọc với môi trường bên ngoài D. là nơi diễn ra một số quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào [] Câu 18. Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật là A. ti thể. B. trung thể. C. lục lạp. D. lưới nội chất hạt. [] Câu 19. Ribosome có chức năng A. hấp thụ các chất dinh dưỡng cho tế bào. B. tổng hợp prôtêin cho tế bào. C. giúp trao đổi chất giữa tế bào và môi trường sống. D. truyền thông Tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác. [] Câu 20. Lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây? A. Chuyển hóa đường. B. Tổng hợp prôtêin. C. Tổng hợp lipit, phân giải chất độc. D. Vận chuyển nội bào [] Câu 21. Màng sinh chất là một cấu trúc động vì A. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng. B. được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau. C. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển ra khỏi màng. D. được cấu tạo bởi nhiều loại chất vô cơ khác nhau. [] Câu 22. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là A. có chứa sắc tố quang hợp. B. có chứa nhiều loại enzyme hô hấp. C. được bao bọc bởi lớp màng kép. D. có chứa nhiều enzyme quang hợp [] Câu 23. Hoạt động nào sau đây xảy ra trong quá trình đồng hóa? A. Giải phóng năng lượng từ chất hữu cơ. B. Tích luỹ năng lượng trong chất hữu cơ.
  4. C. Vừa tích luỹ vừa giải phóng năng lượng. D. Vừa phân giải vừa tổng hợp chất hữu cơ. [] Câu 24. Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng: A. hòa tan trong dung môi. B. thể rắn. C. thể nguyên tử. D. thể khí. [] Câu 25. Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ: A. sự biến dạng của màng tế bào. B. bơm protein và tiêu tốn ATP. C. sự khuếch tán của các ion qua màng. D. kênh prôtêin đặc biệt là “aquaporin”. [] Câu 26. Vì sao sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP? A. Tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng. B. Phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển. C. Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất. D. Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn. [] Câu 27. Điều nào dưới đây là đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào? A. Cần cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển. B. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. C. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật. D. Tuân thủ theo nguyên lí khuếch tán. [] Câu 28: “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi dành cho hợp chất cao năng nào sau đây? A. NADPH B. ATP C. ADP D. FADH2 [] PHẦN II. TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Khi cơ thể người bị thiếu sắt và calcium thì có tác hại như thế nào đến sức khỏe? Câu 2. (1,0 điểm) Vì sao khi ta nấu canh cua (cua giã nhỏ và được lọc lấy nước để nấu canh) thì có hiện tượng đóng lại từng mảng nổi lên mặt nước nồi canh? Câu 3: (1,0 điểm) Loại bỏ nhân của tế bào trứng thuộc cá thể A (a), sau đó, chuyển nhân từ tế bào soma của cá thể B (b) vào. Nuôi cấy tế bào chuyển nhân cho phát triển thành cơ thể mới. Cơ thể này mang phần lớn đặc điểm của cá thể nào? Tại sao? ---------- HẾT--------- Lưu ý: Đề kiểm tra có 04 trang
  5. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút, (không kể thời gian phát đề) ĐỀ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1. Ngành nào không phải là lĩnh vực nghiên cứu của ngành Sinh học? 1. Hóa dầu. 2. Di truyền học. 3. Giải phẫu học. 4. Sinh lí thực vật học. 5. Công nghệ thực phẩm. 6. Tài chính. A. 1, 6. B. 4, 6. C. 2. 6. D. 1, 3 [] Câu 2: Có nhiều nguyên nhân làm cho dưa cải bị hư hỏng, trong đó có 2 nguyên nhân được đưa ra: (1) do đậy nắp hũ dưa không kín, (2) do không đảm bảo về điều kiện ánh sáng. Dựa vào phương pháp nào để xác định đâu là nguyên nhân làm cho dưa cải muối bị hỏng? A. Phương pháp quan sát. B. Phương pháp thí nghiệm. C. Phương pháp thực nghiệm khoa học. D. Phương pháp phân tích. [] Câu 3: Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây: A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc B. Là một hệ thống kín C. Hệ thống tự điều chỉnh D. Liên tục tiến hóa [] Câu 4. Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là 1. Cơ thể. 2. Tế bào 3. Quần thể 4. Quần xã 5. Hệ sinh thái Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5 C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1 D. 2 → 1 → 4 → 3→ 5 [] Câu 5: Sinh vật có cơ thể được cấu tạo từ một tế bào gọi là: A. Sinh vật đa bào B. Sinh vật đơn bào C. Sinh vật kí sinh D. Sinh vật ngoại sinh [] Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các nguyên tố hóa học có trong tế bào? A. Có khoảng 25 nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống. B. C, H, O, N là những nguyên tố hóa học chính trong tế bào. C. Các nguyên tố khác nhau chiếm tỉ lệ như nhau trong một cơ thể sống. D. Tỉ lệ của một nguyên tố có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cơ thể. [] Câu 7: Nguyên tố hóa học chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01 % khối lượng chất khô của tế bào được gọi là A. nguyên tố vi lượng. B. nguyên tố đa lượng.
  6. C. nguyên tố vô cơ. D. nguyên tố hữu cơ. [] Câu 8: Khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước vì A. nước giúp ổn định nhiệt độ của đất để thực vật dễ hấp thụ phân bón. B. nước giúp hòa tan phân bón thành dạng ion tự do để thực vật dễ hấp thụ. C. nước giúp ổn định nhiệt độ của tế bào rễ để thực vật dễ hấp thụ phân bón. D. nước giúp cố định phân bón ở một vị trí nhất định để thực vật dễ hấp thụ [] Câu 9: Động vật dùng loại đường nào sau đây làm chất dự trữ? A. Saccharose. B. Chitin. C. Tinh bột. D. Glicogen. [] Câu 10: Tại sao trong điều kiện bình thường, dầu thực vật tồn tại ở trạng thái lỏng? A. Vì dầu thực vật được cấu tạo từ các acid béo no B. Vì dầu thực vật được cấu tạo từ các acid béo không no C. Vì dầu thực vật có thành phần chủ yếu là glycerol D. Vì dầu thực vật có thành phần chủ yếu là acid béo. [] Câu 11: Protein sẽ bị biến tính khi gặp bao nhiêu điều kiện sau đây? I. Áp suất của môi trường tăng cao. II. Chịu tác động của các loại hoá chất. III. Nhiệt độ môi trường được tăng lên. IV. Độ pH của môi trường thay đổi. A.3. B.4. C.1. D.2. [] Câu 12: Khi nói về Cellulose, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cellulose có vai trò cấu trúc nên thành tế bào thực vật. II. Đơn phân cấu tạo Cellulose là glucose. III. Cellulose có cấu trúc mạch thẳng. IV. Cellulose là loại đường cùng nhóm với tinh bột, maltosevà glycogen. A.4. B.3. C.2. D.1. [] Câu 13: Sinh vật nào sau đây có cấu tạo tế bào nhân sơ? A. Thực vật B. Virus C. Vi khuẩn D. Nấm [] Câu 14: Tế bào nào sau đây là tế bào nhân sơ? A. tế bào bạch cầu B. tế bào thần kinh C. tế bào vi khuẩn D. tế bào biểu bì [] Câu 15: Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là A. nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào. B. bảo vệ nhân. C. nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường. D. nơi diễn ra hoạt động sống của tế bào. [] Câu 16: Cho các đặc điểm sau đây: 1. Kích thước nhỏ bé. 2. Sống ký sinh và gây bệnh. 3. Cơ thể chỉ có 1 tế bào. 4. Có nhân hoàn chỉnh. 5. Sinh sản rất nhanh. Những đặc điểm nào có ở tất cả các loại vi khuẩn? A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 5. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 5. [] Câu 17. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ đem lại lợi thế nào sau đây? A. Tỷ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất mạnh nên sinh trưởng, sinh sản nhanh
  7. B. Tỷ lệ S/V nhỏ , giúp tế bào trao đổi chất dễ dàng nên phân bố rất rộng C. Sử dụng ít năng lượng nên khả năng sinh trưởng rất nhanh chóng D. Dễ di chuyển nên phát tán nhanh, đồng thời ít tiêu hao năng lượng nên sinh trưởng sinh sản nhanh [] Câu 18. Ở sinh vật nhân thực, nhân tế bào có chức năng là A. chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào thông qua tổng hợp prôtêin. B. cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào. C. vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào. D. duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. [] Câu 19. Ở động vật, bào quan có chức năng cung cấp năng lượng cho tế bào là A. lục lạp. B. ribosome. C. ti thể. D. nhân. [] Câu 20. Tế bào động vật được cấu tạo bởi các thành phần cơ bản sau: A. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân . B. màng sinh chất, các bào quan, vùng nhân. C. màng sinh chất, tế bào chất, và nhân. D. nhân, tế bào chất, các bào quan. [] Câu 21. Bào quan có ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là A. Ti thể. B. Bộ máy Golgi. C. Ribosome. D. Lục lạp. [] Câu 22. Cho các đặc điểm: (1) Có màng sinh chất (2) Có lục lạp (3) Có vùng nhân (4) Có nội màng (5) Có ribosome (6) Có màng nhân (7) Có thành peptidoglycan Đặc điểm của tế bào nhân thực là A. (1),(2),(3),(4),(6) B. (1),(2),(3),(6),(7) C. (1),(2),(4),(5),(6) D. (1),(2),(3),(4),(5),(6) [] Câu 23. Các chất như O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức nào sau đây? A. Khuếch tán qua lớp photpholipit kép. B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào. C. Nhờ kênh protein đặc biệt. D. Vận chuyển chủ động. [] Câu 24. Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan A. cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào. B. bằng nồng độ chất tan trong tế bào. C. thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào. D. luôn ổn định. [] Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng với hình thức vận chuyển chủ động? A. Cần ATP. B. Cần kênh protein đặc hiệu. C. Dùng để vận chuyển nước. D. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp về nơi có nồng độ cao. [] Câu 26. Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào không đúng? A. O2, CO2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit. B. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.
  8. C. Các ion Na+, Ca2+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất. D. Glucose khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng. [] Câu 27. Điều nào dưới đây là đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào? A. Cần cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển. B. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. C. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật. D. Tuân thủ theo nguyên lí khuếch tán. [] Câu 28: Trong tế bào dạng năng lượng nào được sử dụng chủ yếu? A. Hóa năng. B. Động năng. C. Nhiệt năng. D. Thế năng. [] PHẦN II. TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1.(1,0 điểm) Tại sao phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối? Câu 2.(1,0 điểm)Vì sao khi ta nấu canh cua (cua giã nhỏ và được lọc lấy nước để nấu canh) thì có hiện tượng đóng lại từng mảng nổi lên mặt nước nồi canh? Câu 3.(1,0 điểm) Cho biết cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome để tiêu diệt một số loài vi khuẩn có hại kí sinh trong cơ thể người. ---------- HẾT--------- Lưu ý: Đề kiểm tra có 04 trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2