intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Mỹ Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Mỹ Lộc” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Mỹ Lộc

  1. Điểm BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Bài KT Đọc: …….. Bài kiểm tra Đọc (Thời gian làm bài: 35 phút) Bài KT Viết:……... Điểm chung:……... Họ và tên học sinh: …………………..……………………Lớp ...... Trường Tiểu học Mỹ Lộc 1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 2. Đọc hiểu. Đọc đoạn văn sau: NGƯỜI BẠN MỚI Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo: - Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học… - Mời bác đưa em vào! – Thầy Kốt-ski nói. Bà mẹ bước ra hành lang và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về phía cô bé nhỏ xíu – em bị gù. Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: “Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo!”. Các trò ngoan của thầy đã hiểu, các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới. Thầy giáo giới thiệu: - Tên bạn mới của các em là Ô-li-a. – Thầy liếc nhìn tập hồ sơ bà mẹ đưa. - Bạn ấy từ tỉnh Tôm-ski của nước Nga chuyển đến trường chúng ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Các em đều thấy bạn bé nhỏ nhất lớp mà. Tất cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay: - Em nhường chỗ cho bạn… Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy. (Mạnh Hường dịch) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu trong mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1. Người bạn mới đến lớp có đặc điểm gì? A. Nhỏ nhắn và xinh xắn B. Đáng yêu và dịu dàng C. Nhỏ bé và bị gù D. Xinh xắn và đáng yêu Câu 2. Vì sao khi bạn bước vào lớp, thầy giáo nhìn học sinh trong lớp với ánh mắt cầu khẩn? A. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ chế nhạo ngoại hình của bạn mới. B. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ không quý mến người bạn mới. C. Vì thầy sợ rằng người bạn mới sẽ cảm thấy lo lắng, bất an. D. Vì thầy sợ rằng người bạn mới sẽ khóc.
  2. Câu 3. Các bạn học sinh đã hiểu mong muốn của thầy và biểu lộ tình cảm với người bạn mới như thế nào? A. Chê bai, chế giễu ngoại hình của bạn. B. Thân thiện, chủ động nhường chỗ ngồi cho bạn. C. Vui vẻ với bạn trước mặt thầy giáo và nói xấu bạn sau khi ra khỏi lớp. D. Vờ như không nhìn thấy bạn. Câu 4. Em thấy các bạn học sinh trong câu chuyện là người như thế nào? A. Ích kỉ, nhỏ nhen. B. Không biết lẽ phải, luôn cho bản thân mình đúng. C. Không quan tâm đến bất cứ ai. D. Hiểu chuyện, cảm thông trước hoàn cảnh của bạn. Câu 5. Câu chuyện muốn nói điều gì? ......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ Câu 6. Gạch chân từ so sánh trong các câu sau: a. Mùa hè, nắng như rót mật. b. Dòng sông tựa như một dải lụa mềm. Câu 7. Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây. “Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về phía cô bé nhỏ xíu.” ......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ Câu 8. Câu "Bà mẹ bước ra hành lang và trở lại ngay với một bé gái." thuộc mẫu câu nào? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Ở đâu? Câu 9. Tìm 2 từ có nghĩa giống với từ in đậm trong câu sau: Các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới. ........................................................................................................................................ Câu 10. Em hãy đặt một câu cảm để khen các bạn trong lớp học trong câu chuyện trên. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
  3. BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 – 2024 Điểm MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Bài kiểm tra Viết (Thời gian làm bài: 35 phút) Họ và tên học sinh…………………………….……………..Lớp ……. Trường Tiểu học:……………………………………………………… 1. Bài viết 1. Nghe - viết Giáo viên đọc đoạn văn chuẩn bị sẵn cho học sinh viết (Thời gian 15- 17 phút). 2. Bài viết 2. Viết đoạn văn kể về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT LỚP 3 NĂM HỌC: 2023 – 2024 I. Bài kiểm tra đọc: 10 điểm
  5. 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm) * Đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu khoảng 70 – 80 tiếng/phút : 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm - Nếu chưa đảm bảo yêu cầu trên thì tùy vào mức độ đọc thực tế của HS, GV cho điểm phù hợp. Lưu ý : Không kiểm tra 2 HS liên tiếp đọc một đoạn giống nhau. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (6 điểm) Câu1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 C (0.5đ) A (0.5đ) B (0.5đ) D (0,5đ) Câu 5: 1 điểm. Yêu câu: Học sinh trả lời đúng ý nội dung, diễn đạt rõ ý, sử dụng câu từ đúng, rõ ràng. GV căn cứ bài làm học sinh để cho điểm. Nội dung: Bài đọc khuyên chúng ta hãy yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ bạn mới, nhất là những bạn bị tàn tật, kém may mắn trong cuộc sống. Câu 6: 0,5 điểm. Gạch chân từ so sánh trong các câu, mỗi ý 0,25 điểm a. Mùa hè, nắng như rót mật. b. Dòng sông tựa như một dải lụa mềm. Câu 7: 1 điểm (đúng mỗi từ 0.5 điểm) Từ chỉ đặc điểm trong câu: ngạc nhiên, nhỏ xíu Câu 8: 0.5 điểm. Đáp án B. Ai làm gì? Câu 9: 0.5 điểm (tìm đúng mỗi từ tương ứng 0,25 điểm) VD: phấn khởi, vui mừng, hớn hở, hào hứng..... Câu 10: 0,5 điểm. Học sinh đặt câu đúng yêu cầu, diễn đạt rõ ý, có đầy đủ dấu câu. GV căn cứ mức độ đặt câu học sinh để cho điểm. II. Bài kiểm tra viết: 10 điểm - Bài viết chính tả Rừng xuân
  6. Trời xuân chỉ hơi lạnh, vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh với nhiều sắc độ khác nhau. Nhưng giữa đám lá xanh vấn rớt lại những đốm lá già đỏ như hồng ngọc. Ở phía xa, những chùm hoa chói chang như những ngọn lửa thắp sáng một vùng. Theo Ngô Quân Miện 1. Bài viết 1: (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm ->Sai một lỗi chính tả (âm, vần, dấu câu, viết hoa,…): trừ 0,2 điểm (các lỗi giống nhau chỉ trừ một lần). Viết thiếu, thừa một chữ trừ 0,2 đ 2. Bài viết 2: (6 điểm) Viết đoạn văn theo yêu cầu khoảng 7 - 8 câu theo đề ra. Diễn đạt rõ ý, cấu trúc rõ ràng, trình bày sạch, đẹp, không sai lỗi chính tả. - Nội dung: 3 điểm HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài: + Giới thiệu đồ dùng học tập gì? + Đặc điểm của đồ dùng đó. + Tác dụng, lợi ích của đồ dùng học tập đó. + Người làm ra đồ dùng học tập đó là ai? + Bày tỏ suy nghĩ (nhận xét, bày tỏ tình cảm….) về đồ dùng học tập đó - Kĩ năng : 3 điểm + Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm + Kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm + Sáng tạo: 1 điểm Lưu ý: Tùy vào nội dung bài làm của học sinh giáo viên chấm điểm tương ứng, phù hợp. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 NĂM HỌC 2023 – 2024
  7. (PHẦN ĐỌC HIỂU – KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT) TT Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Mạch kiến Số câu, thức, KN số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Kiến thức Số câu 1 1 2 1 1 4 Tiếng Việt Câu số 8 6 7, 9 10 Số điểm 0,5 0,5 1,5 0,5 0,5 2,5 2 Đọc hiểu Số câu 3 1 1 4 1 văn bản Câu số 1,3,4 2 5 Số điểm 1,5 0,5 1 2 1 Số câu 5 3 2 Tổng số Số điểm 2,5 2 1,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2