intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

  1. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024 1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I VẬT LÍ 10 Số câu hỏi theo các mức độ Tổng Nội Vận dụng % dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT Đơn vị kiến thức, kĩ năng cao Số CH tổng kiến Thời Thời Thời Thời Thời điểm thức Số Số Số Số gian gian gian gian gian TN TL CH CH CH CH (ph) (ph) (ph) (ph) (ph) 1.1. Làm quen với vật lí 1 0,75 0 0 0 0 0 0 1.2. Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật 1 0,75 0 0 0 0 0 0 1 Mở đầu lí. 2 0 1,5 5 1.3. Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả 0 0 0 0 0 0 0 0 đo. 2.1 Độ dịch chuyển và 1 0,75 1 1,5 quãng đường đi được. 2.2 Tốc độ và vận tốc. 1 0,75 1 1,5 2.3 Thực hành : đo tốc độ 0 0 0 0 1 4,5 0 0 Động của vật chuyển động. 2 1,5 học 2.4. Đồ thị độ dịch chuyển 13 2 23,25 52,5 1 0,75 1 thời gian. 2.5 Chuyển động biến đổi. 1,5 1 0,75 1 Gia tốc. 2.6 Chuyển động thẳng biến 0 1 0,75 0 đổi đều. 1 4,5 0 0 2.7 Sự rơi tự do. 1 0,75 1 1,5
  2. 2.8 Thực hành: Đo gia tốc 0 0 rơi tự do. 2.9. Chuyển động ném 1 0,75 1 1,5 3.1 Tổng hợp và phân tích 0 1 0,75 0 lực. Cân bằng lực. Động 3.2. Định luật 1 Newton 1 0,75 1 1,5 3 lực học 3.3. Định luật 2 Newton 1 0,75 1 1,5 3.4. Định luật 3 Newton 1 0,75 1 1,5 0 0 1 6 13 1 20,25 42,5 3.5. Trọng lực và lực căng 1 0,75 1 1,5 3.6. Lực ma sát 1 0,75 1 1,5 3.7. Lực cản và lực nâng 1 0,75 1 1,5 Tổng 16 12 12 18 2 9 1 6 28 3 45 100 Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 70 30 100 100 (%) 2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I VẬT LÍ 10 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức T Nội dung Đơn vị kiến thức, Mức độ kiến thức, kĩ năng Vận Nhận Thông Vận T kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá dụng biết hiểu dụng cao Nhận biết: - Đối tượng nghiên cứu của vật lí và mục tiêu của môn vật lí. 1.1 Làm quen với 1 Mở đầu - Biết được các thành tựu nghiên cứu của vật lí tương 1 0 0 0 vật lí ứng với các cuộc cách mạng công nghiệp - Nêu được được các quá trình phát triển của vật lí
  3. 1.2 Các quy tắc an Nhận biết: toàn trong phòng - An toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm. 1 0 0 0 thực hành vật lí. - Quy tắc an toàn trong phòng thực hành. Nhận biết: - Sai số hệ thống, sai số ngẫu nhiên. 1.3 Thực hành tính - Nêu được một số nguyên nhân gây ra sai số khi tiến hành sai số trong phép 0 0 0 0 thí nghiệm vật lí đo. Ghi kết quả đo. Thông hiểu: - Cách xác định sai số phép đo. Cách ghi đúng kết quả phép đo và sai số phép đo. 2.1. Độ dịch Nhận biết: chuyển và quãng - Nêu được độ dịch chuyển là gì? đường đi Thông hiểu: 1 1 - So sánh được độ dịch chuyển và quãng đường đi được. - Xác định được độ dịch chuyển và quãng đường đi được 2.2. Tốc độ và vận Nhận biết: - Biết được ý nghĩa và công thức của tốc độ tốc trung bình. - Biết tốc độ tức thời. 0 - Biết cách đo tốc độ trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm. 1 - Nêu được định nghĩa vận tốc và viết được công thức tính 1 1 vận tốc Động học 2 - Biết được công thức cộng vận tốc.. chất điểm Thông hiểu: - Phân biệt được tốc độ tức thời và vận tốc trung bình. - Xác định được vectơ vận tốc. 2.3. Thực hành đo Nhận biết: - Xác định được dụng cụ đo tốc độ. tốc độ của vật - Nêu được ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng đồng hồ 0 0 0 chuyển động đo thời gian hiện số và cổng quang điện
  4. 2.4. Đồ thị độ dịch Nhận biết: Mô tả được chuyển động của vật dựa vào đồ chuyển – thời gian thị dịch chuyển – thời gian. Thông hiểu: - Từ đồ thị xác định được loại chuyển động. 1 1 - Tính được tốc độ từ độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian. Vận dụng cao: Vận dụng giải các bài toán nâng cao về chuyển động thẳng đều 2.5 Chuyển động Nhận biết: Biết được khái niệm gia tốc, công thức tính gia biến đổi. Gia tốc tốc và đơn vị của gia tốc. 1 1 0 Thông hiểu: Phân biệt được chuyển động nhanh dần và chậm dần dựa vào vận tốc và gia tốc. 2.6 Chuyển động Nhận biết: thẳng biến đổi đều - Biết được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều - Biết được định nghĩa chuyển động nhanh dần đều và chuyển động chậm dần đều - Biết được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều. - Biết được mối quang hệ giữa a và v trong chuyển động 1 0 1 0 thẳng biến đổi đều. Thông hiểu: Sử dụng được các công thức để tính được vận tốc, gia tốc, độ dịch chuyển của vật Vận dụng: Vận dụng giải các bài toán về chuyển động thẳng biến đổi đều Vận dụng cao: Vận dụng giải các bài toán nâng cao về chuyển động thẳng biến đổi đều
  5. 2.7 Sự rơi tự do Nhận biết: - Nêu được sự rơi tự do là gì và tính chất của chuyển động rơi tự do. - Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do. Thông hiểu: Xác định được vận tốc và gia tốc và quãng 1 1 đường đi của chuyển động rơi tự do Vận dụng: Vận dụng giải các bài toán đơn giản về chuyển động rơi tự do. Vận dụng cao: Vận dụng giải các bài toán nâng cao về chuyển động rơi tự do. 2.8 Thực hành: Đo Thông hiểu: gia tốc rơi tự do - Hiểu được công thức tính gia tốc rơi tự do vận dụng cho bài thực hành Vận dụng: 0 0 - Lắp ráp được dụng cụ thí nghiệm để đo gia tốc rơi tự do của viên bi thép. 0 - Tiến hành thí nghiệm nhanh, chính xác. - Xác định được sai số của phép đo. 2.9 Chuyển động Nhận biết: ném - Nêu được khái niệm chuyển động ném ngang. - Nêu được đặc điểm của chuyển động ném ngang - Viết được phương trình của các chuyển động thành phần. Thông hiểu: - Xác định được các đại lượng trong chuyển động ném xiên. 1 1 0 - Xác định được thời gian rơi và tầm ném xa của vật bị ném ngang. - So sánh thời gian rơi của vật bị ném ngang ở những độ cao khác nhau. Vận dụng cao: Vận dụng giải các bài toán nâng cao về chuyển động ném.
  6. 3.1. Tổng hợp và Nhận biết: phân tích lực. Cân - Biết được định nghĩa của tổng hợp lực, phân tích lực và bằng lực cân bằng lực. - Nhận biết được tổng hợp lực và phân tích lực. Thông hiểu: 1 0 0 0 - Sử dụng được quy tắc cộng vecto để tính độ lớn của hợp lực của 2 lực cùng phương. - Hiểu được đặc điểm hai lực cân bằng, hai lực trực đối. Vận dụng: Tính và xác định được hướng hợp lực của 2 lực trong trường hợp cùng chiều, ngược chiều. 3.2. Định luật 1 Nhận biết: Newton - Biết được nội dung của định luật I. - Biết được tính chất và ý nghĩa của quán tính.. 1 1 Động lực học Thông hiểu: Vận dụng định luật 1 Newton và quán tính để giải thích một số hiện tượng liên quan. 3.3. Định luật 2 Nhận biết: Biết được nội dung và công thức của định luật Newton II. Thông hiểu: Hiểu được định luật II để xác định gia tốc và 1 1 lực tác dụng vào 1 vật. 0 1 Vận dụng: Vận dụng công thức định luật II Niu tơn để tính toán đơn giản. 3.4. Định luật 3 Nhận biết: Newton - Viết được công thức và phát biểu được định luật III Niu tơn. 1 1 - Nêu được đặc điểm của lực và phản lực. Thông hiểu: Vận dụng định luật III Newton để giải thích một số hiện tượng thực tế.
  7. 3.5. Trọng lực và Nhận biết: lực căng - Biết được nội dung và công thức của định luật III. - Biết được đặc điểm của lực và phản lực. 1 1 Thông hiểu: Hiểu được định luật III để xác định các lực tác dụng vào 1 vật. Vận dụng: Tính được lực căng hoặc rút các đại lượng. 3.6. Lực ma sát Nhận biết: - Biết được đặc điểm của lực ma sát nghỉ, ma sát trượt và hệ số ma sát trượt. - Viết được công thức tính lực ma sát trượt. Thông hiểu: 1 1 - Hiểu được hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào yếu tố nào. - Tính được độ lớn của lực ma sát trượt và hệ số ma sát trượt đơn giản. - Hiểu được tác dụng có lợi, có hại của lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật. 3.7. Lực cản và lực Nhận biết: nâng - Biết được lực cản và lực nâng trong thực tế. - Nhận biết được hướng của lực cản và các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của lực cản. - Nhận biết được tác dụng của lực cản. - Biết được lực nâng của chất lưu xuất hiện khi nào và tác 1 1 dụng của nó. Thông hiểu: - Phân biệt được lực đẩy Acsimet và lực nâng mà chất lưu tác dụng lên vật chuyển động. - Hiểu được ảnh hưởng của lực nâng và lực cản trong các chuyển động thực tế.
  8. Tổng 16 12 2 1 Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung% 70 30
  9. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT TỈNH MÔN VẬT LÝ 10 ĐỀ KT CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 31 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : .................................................. Số báo danh : ................... Mã đề 001 I. TRẮC NGHIỆM (7 Điểm) Câu 1: Điều nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của hai lực cân bằng? A. Cùng độ lớn. B. Cùng chiều. C. Cùng giá. D. Ngược chiều. Câu 2: Khi vật treo trên sợi dây nhẹ cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật A. cân bằng với lực căng dây. B. cùng hướng với lực căng dây. C. hợp với lực căng dây một góc 90o. D. bằng không. Câu 3: Lực cản của chất lưu tác dụng lên vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. chỉ phụ thuộc vào hình dạng của vật B. chỉ phụ thuộc vào tốc độ của vật C. phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật D. không phụ thuộc vào tốc độ của vật. Câu 4: Khi nhìn vào tốc kế của ô tô đang chạy, số chỉ trên tốc kế cho ta biết A. gia tốc tức thời của ô tô. B. vận tốc trung bình của ô tô. C. tốc độ tức thời của ô tô. D. tốc độ trung bình của ô tô. Câu 5: Trong chuyển động ném ngang, nếu bỏ qua sức cản của không khí thì A. chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng là chuyển động chậm dần đều, chuyển động thành phần theo phương ngang là chuyển động thẳng đều. B. chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng là chuyển động nhanh dần đều, chuyển động thành phần theo phương ngang là chuyển động chậm dần đều. C. chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng là chuyển động rơi tự do, chuyển động thành phần theo phương ngang là chuyển động thẳng đều. D. chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng là chuyển động rơi tự do, chuyển động thành phần theo phương ngang là chuyển động nhanh dần đều. Câu 6: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính hành khách sẽ A. nghiêng sang phải. B. nghiêng sang trái. C. ngả người về phía sau. D. chúi người về phía trước. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi? A. Vectơ gia tốc cùng phương với đường thẳng quỹ đạo. B. Vectơ gia tốc có phương vuông góc với đường thẳng quỹ đạo. C. Chuyển động thẳng chậm dần thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. D. Chuyển động thẳng nhanh dần thì vectơ gia tốc cùng chiều với vectơ vận tốc. Câu 8: Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật A. khi vật chuyển động thẳng đều có độ lớn thay đổi. B. có hướng trùng với hướng của gia tốc mà vật thu được. C. có hướng không trùng với hướng chuyển động của vật. D. có hướng trùng với hướng chuyển động của vật. Câu 9: Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về Trang 1/4 - Mã đề 001
  10. phía trước là A. lực do ngựa tác dụng vào xe. B. lực do mặt đất tác dụng vào ngựa. C. lực do ngựa tác dụng vào mặt đất. D. lực do xe tác dụng vào ngựa. Câu 10: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A. Mang đồ ăn vào phòng thực hành. B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất. C. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp. D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. Câu 11: Một vật chịu tác dụng của các lực có hợp lực là Fhl , khi Fhl  0 thì vật chuyển động A. thẳng nhanh dần đều. B. thẳng chậm dần đều. C. tròn đều. D. thẳng đều hoặc đứng yên. Câu 12: Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là A. một đường elip. B. một đường thẳng. C. một đường hyperbol. D. một đường parabol. Câu 13: Tốc độ trung bình được tính bằng A. độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển. B. quãng đường đi được nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó. C. độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển. D. quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó. Câu 14: Khi nói về lực ma sát trượt, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt vật khác. B. Lực ma sát trượt có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc. C. Độ lớn lực ma sát trượt tỉ lệ với độ lớn áp lực lên bề mặt tiếp xúc. D. Lực ma sát trượt có độ lớn phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. Câu 15: Tác dụng vào vật khối lượng 3 kg đang đứng yên một lực theo phương ngang thì vật này chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,5 m/s 2 . Độ lớn của lực này là A. 4,5N. B. 2 N. C. 3N. D. 1,5 N. Câu 16: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều A. Vận tốc tăng dần theo thời gian. B. Vận tốc lúc tăng lúc giảm. C. Vận tốc là một hàm bậc nhất của thời gian. D. Vận tốc giảm dần theo thời gian. Câu 17: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm: A. các chuyển động cơ học và năng lượng. B. các hiện tượng tự nhiên. C. các dạng vận động của vật chất và năng lượng. D. vật chất và năng lượng. Câu 18: Lực và phản lực A. cùng bản chất. B. tác dụng vào cùng một vật. C. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. D. không cùng bản chất. Câu 19: Độ dốc đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của chuyển động thẳng cho biết độ lớn Trang 2/4 - Mã đề 001
  11. A. quãng đường đã đi được của vật chuyển động. B. quãng đường đi tiếp của vật chuyển động. C. gia tốc của chuyển động. D. vận tốc của chuyển động. Câu 20: Biểu thức nào sau đây dùng để xác định gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều? v  v0 v  v0 v 2  v02 v 2  v02 A. a  . B. a  . C. a  . D. a  t  t0 t  t0 t  t0 t  t0 Câu 21: Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do? A. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang. B. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao. C. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc. D. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi. Câu 22: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? A. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn. B. Ma sát làm mòn lốp xe C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe D. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy Câu 23: Một vật chuyển động thẳng có đồ thị (d - t) được mô tả như hình. Trên đoạn nào thì vật đứng yên? A. AB. B. OA. C. OC. D. BC. Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về độ dịch chuyển? A. Vectơ độ dịch chuyển là một vectơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động. B. Vectơ độ dịch chuyển luôn có độ lớn bằng quãng đường đi được của vật. C. Độ dịch chuyển có thể có giá trị âm, dương hoặc bằng 0. D. Khi vật đi từ điểm A đến điểm B, sau đó đến điểm C rồi quay về điểm A thì độ dịch chuyển của vật có độ lớn bằng 0. Câu 25: Độ dịch chuyển là A. quãng đường đi từ điểm đầu đến điểm cuối của chuyển động B. đường tròn nối từ điểm đầu đến điểm cuối của chuyển động C. đường cong nối từ điểm đầu đến điểm cuối của chuyển động D. vec tơ nối từ điểm đầu đến điểm cuối của chuyển động Câu 26: Một vật có khối lượng m trượt trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là  , gia tốc trọng trường là g. Biểu thức xác định lực ma sát trượt là A. Fmst  mg. B. Fmst  g. C. Fmst  m. D. Fmst  mg. Câu 27: Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là: Trang 3/4 - Mã đề 001
  12. A. v  2 gh. B. v  2gh. gh C. v  gh. D. v  . 2 Câu 28: Sở dĩ chuồn chuồn có thể bay lượn trong không trung. Tại sao chúng không bị rơi xuống đặt do trọng lực ? A. Do có lực nâng của chất lưu. B. Do có lực cản của không khí. C. Do có lực ma sát. D. Do có lực đẩy Ác-si-mét. II. TỰ LUẬN (3 Điểm) Câu 29: (1,0 điểm) Dựa vào đồ thị (v - t) của vật chuyển v (m/s) động trong Hình 7.7. a. Tính gia tốc của vật trong giai đoạn từ 0 s đến 40 s. 1,2 b. Mô tả chuyển động của vật 0,4 Câu 30: (1 điểm): Người ta thả một vật rơi tự do từ một tòa tháp cao 80 m xuống mặt cho g = 10m/s2. Hãy tính. a. Thời gian vật rơi đến khi chạm đất b. Vận tốc của vật khi vừa chạm đất? Bài 31: (1 điểm) Một vật có khối lượng m = 6kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực ngang F = 30N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,4. Hãy tính: a. Gia tốc của vật. b. Quãng đường vật đi được trong giây thứ 4. ------ HẾT ------ (Học sinh không được sử dụng tài liệu. CBCT không giải thích gì thêm) Trang 4/4 - Mã đề 001
  13. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT TỈNH MÔN VẬT LÝ 10 ĐỀ KT CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 31 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ........................................... Số báo danh : ................... Mã đề 002 I. TRẮC NGHIỆM (7 Điểm) Câu 1: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều A. Vận tốc là một hàm bậc nhất của thời gian. B. Vận tốc tăng dần theo thời gian. C. Vận tốc lúc tăng lúc giảm. D. Vận tốc giảm dần theo thời gian. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về độ dịch chuyển? A. Vectơ độ dịch chuyển là một vectơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động. B. Vectơ độ dịch chuyển luôn có độ lớn bằng quãng đường đi được của vật. C. Độ dịch chuyển có thể có giá trị âm, dương hoặc bằng 0. D. Khi vật đi từ điểm A đến điểm B, sau đó đến điểm C rồi quay về điểm A thì độ dịch chuyển của vật có độ lớn bằng 0. Câu 3: Độ dốc đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của chuyển động thẳng cho biết độ lớn A. vận tốc của chuyển động. B. quãng đường đã đi được của vật chuyển động. C. gia tốc của chuyển động. D. quãng đường đi tiếp của vật chuyển động. Câu 4: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính hành khách sẽ A. nghiêng sang phải. B. nghiêng sang trái. C. ngả người về phía sau. D. chúi người về phía trước. Câu 5: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm A. các hiện tượng tự nhiên. B. vật chất và năng lượng. C. các dạng vận động của vật chất và năng lượng. D. các chuyển động cơ học và năng lượng. Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi? A. Vectơ gia tốc cùng phương với đường thẳng quỹ đạo. B. Vectơ gia tốc có phương vuông góc với đường thẳng quỹ đạo. C. Chuyển động thẳng chậm dần thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. D. Chuyển động thẳng nhanh dần thì vectơ gia tốc cùng chiều với vectơ vận tốc. Câu 7: Khi nói về lực ma sát trượt, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt vật khác. B. Độ lớn lực ma sát trượt tỉ lệ với độ lớn áp lực lên bề mặt tiếp xúc. C. Lực ma sát trượt có độ lớn phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. D. Lực ma sát trượt có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc. Câu 8: Tác dụng vào vật khối lượng 3 kg đang đứng yên một lực theo phương ngang thì vật này chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,5 m/s 2 . Độ lớn của lực này là A. 2 N. B. 3N. C. 4,5N. D. 1,5 N. Trang 1/4 - Mã đề 002
  14. Câu 9: Trong chuyển động ném ngang, nếu bỏ qua sức cản của không khí thì A. chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng là chuyển động rơi tự do, chuyển động thành phần theo phương ngang là chuyển động thẳng đều. B. chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng là chuyển động chậm dần đều, chuyển động thành phần theo phương ngang là chuyển động thẳng đều. C. chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng là chuyển động nhanh dần đều, chuyển động thành phần theo phương ngang là chuyển động chậm dần đều. D. chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng là chuyển động rơi tự do, chuyển động thành phần theo phương ngang là chuyển động nhanh dần đều. Câu 10: Một vật có khối lượng m trượt trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là  , gia tốc trọng trường là g. Biểu thức xác định lực ma sát trượt là A. Fmst  mg. B. Fmst  g. C. Fmst  m. D. Fmst  mg. Câu 11: Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là A. lực do ngựa tác dụng vào xe. B. lực do xe tác dụng vào ngựa. C. lực do ngựa tác dụng vào mặt đất. D. lực do mặt đất tác dụng vào ngựa. Câu 12: Tốc độ trung bình được tính bằng A. quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó. B. độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển. C. độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển. D. quãng đường đi được nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó. Câu 13: Lực cản của chất lưu tác dụng lên vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. chỉ phụ thuộc vào hình dạng của vật B. chỉ phụ thuộc vào tốc độ của vật C. phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật D. không phụ thuộc vào tốc độ của vật. Câu 14: Khi nhìn vào tốc kế của ô tô đang chạy, số chỉ trên tốc kế cho ta biết A. vận tốc trung bình của ô tô. B. gia tốc tức thời của ô tô. C. tốc độ trung bình của ô tô. D. tốc độ tức thời của ô tô. Câu 15: Một vật chịu tác dụng của các lực có hợp lực là Fhl , khi Fhl  0 thì vật chuyển động A. tròn đều. B. thẳng nhanh dần đều. C. thẳng chậm dần đều. D. thẳng đều hoặc đứng yên. Câu 16: Lực và phản lực A. tác dụng vào cùng một vật. B. cùng bản chất. C. không cùng bản chất. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. Câu 17: Sở dĩ chuồn chuồn có thể bay lượn trong không trung. Tại sao chúng không bị rơi xuống đặt do trọng lực ? Trang 2/4 - Mã đề 002
  15. A. Do có lực cản của không khí. B. Do có lực đẩy Ác-si-mét. C. Do có lực ma sát. D. Do có lực nâng của chất lưu. Câu 18: Độ dịch chuyển là A. quãng đường đi từ điểm đầu đến điểm cuối của chuyển động B. đường cong nối từ điểm đầu đến điểm cuối của chuyển động C. đường tròn nối từ điểm đầu đến điểm cuối của chuyển động D. vec tơ nối từ điểm đầu đến điểm cuối của chuyển động Câu 19: Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do? A. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc. B. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang. C. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao. D. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi. Câu 20: Một vật chuyển động thẳng có đồ thị (d - t) được mô tả như hình. Trên đoạn nào thì vật đứng yên? A. OA. B. BC. C. AB. D. OC. Câu 21: Biểu thức nào sau đây dùng để xác định gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều? v  v0 v  v0 v 2  v02 v 2  v02 A. a  . B. a  . C. a  . D. a  t  t0 t  t0 t  t0 t  t0 Câu 22: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? A. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy B. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn. C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe D. Ma sát làm mòn lốp xe Câu 23: Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là A. một đường elip. B. một đường thẳng. C. một đường hyperbol. D. một đường parabol. Câu 24: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất. B. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp. C. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. D. Mang đồ ăn vào phòng thực hành. Câu 25: Khi vật treo trên sợi dây nhẹ cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật A. hợp với lực căng dây một góc 90o. B. cân bằng với lực căng dây. C. bằng không. D. cùng hướng với lực căng dây. Câu 26: Điều nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của hai lực cân bằng? Trang 3/4 - Mã đề 002
  16. A. Cùng độ lớn. B. Cùng giá. C. Ngược chiều. D. Cùng chiều. Câu 27: Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật A. có hướng trùng với hướng chuyển động của vật. B. có hướng không trùng với hướng chuyển động của vật. C. khi vật chuyển động thẳng đều có độ lớn thay đổi. D. có hướng trùng với hướng của gia tốc mà vật thu được. Câu 28: Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là: A. v  2 gh. B. v  2gh. gh C. v  gh. D. v  . 2 II. TỰ LUẬN (3 Điểm) Câu 29: (1,0 điểm) Dựa vào đồ thị (v - t) của vật chuyển v (m/s) động trong Hình 7.7. a. Tính gia tốc của vật trong giai đoạn từ 0 s đến 40 s. 1,2 b. Mô tả chuyển động của vật 0,6 Câu 30: (1 điểm): Người ta thả một vật rơi tự do từ một tòa tháp cao 45 m xuống mặt cho g = 10m/s2. Hãy tính. a. Thời gian vật rơi đến khi chạm đất. b. Vận tốc của vật khi vừa chạm đất. Bài 31: (1 điểm) Một vật có khối lượng m = 6kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực ngang F = 40N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,4. Hãy tính: a. Gia tốc của vật. b. Quãng đường vật đi được trong giây thứ 4. ------ HẾT ------ (Học sinh không được sử dụng tài liệu. CBCT không giải thích gì thêm) Trang 4/4 - Mã đề 002
  17. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT TỈNH MÔN VẬT LÝ 10 ĐỀ KT CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 31 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : .................................... Số báo danh : ................... Mã đề 003 I. TRẮC NGHIỆM (7 Điểm) Câu 1: Một vật chuyển động thẳng có đồ thị (d - t) được mô tả như hình. Trên đoạn nào thì vật đứng yên? A. OC. B. BC. C. OA. D. AB. Câu 2: Lực cản của chất lưu tác dụng lên vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. chỉ phụ thuộc vào hình dạng của vật B. chỉ phụ thuộc vào tốc độ của vật C. phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật D. không phụ thuộc vào tốc độ của vật. Câu 3: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm A. các chuyển động cơ học và năng lượng. B. các hiện tượng tự nhiên. C. vật chất và năng lượng. D. các dạng vận động của vật chất và năng lượng. Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi? A. Chuyển động thẳng nhanh dần thì vectơ gia tốc cùng chiều với vectơ vận tốc. B. Vectơ gia tốc có phương vuông góc với đường thẳng quỹ đạo. C. Vectơ gia tốc cùng phương với đường thẳng quỹ đạo. D. Chuyển động thẳng chậm dần thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. Câu 5: Một vật chịu tác dụng của các lực có hợp lực là Fhl , khi Fhl  0 thì vật chuyển động A. thẳng chậm dần đều. B. thẳng đều hoặc đứng yên. C. thẳng nhanh dần đều. D. tròn đều. Câu 6: Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật A. có hướng trùng với hướng chuyển động của vật. B. có hướng không trùng với hướng chuyển động của vật. C. có hướng trùng với hướng của gia tốc mà vật thu được. D. khi vật chuyển động thẳng đều có độ lớn thay đổi. Câu 7: Độ dịch chuyển là A. đường cong nối từ điểm đầu đến điểm cuối của chuyển động B. vec tơ nối từ điểm đầu đến điểm cuối của chuyển động Trang 1/4 - Mã đề 003
  18. C. quãng đường đi từ điểm đầu đến điểm cuối của chuyển động D. đường tròn nối từ điểm đầu đến điểm cuối của chuyển động Câu 8: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? A. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe B. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn. C. Ma sát làm mòn lốp xe D. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy Câu 9: Khi nói về lực ma sát trượt, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lực ma sát trượt có độ lớn phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. B. Lực ma sát trượt có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc. C. Độ lớn lực ma sát trượt tỉ lệ với độ lớn áp lực lên bề mặt tiếp xúc. D. Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt vật khác. Câu 10: Khi nhìn vào tốc kế của ô tô đang chạy, số chỉ trên tốc kế cho ta biết A. gia tốc tức thời của ô tô. B. vận tốc trung bình của ô tô. C. tốc độ trung bình của ô tô. D. tốc độ tức thời của ô tô. Câu 11: Tác dụng vào vật khối lượng 3 kg đang đứng yên một lực theo phương ngang thì vật này chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,5 m/s 2 . Độ lớn của lực này là A. 2 N. B. 4,5N. C. 3N. D. 1,5 N. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về độ dịch chuyển? A. Độ dịch chuyển có thể có giá trị âm, dương hoặc bằng 0. B. Khi vật đi từ điểm A đến điểm B, sau đó đến điểm C rồi quay về điểm A thì độ dịch chuyển của vật có độ lớn bằng 0. C. Vectơ độ dịch chuyển là một vectơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động. D. Vectơ độ dịch chuyển luôn có độ lớn bằng quãng đường đi được của vật. Câu 13: Một vật có khối lượng m trượt trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là  , gia tốc trọng trường là g. Biểu thức xác định lực ma sát trượt là A. Fmst  mg. B. Fmst  g. C. Fmst  m. D. Fmst  mg. Câu 14: Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là A. một đường elip. B. một đường thẳng. C. một đường hyperbol. D. một đường parabol. Câu 15: Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do? A. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi. B. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc. C. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang. D. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao. Câu 16: Điều nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của hai lực cân bằng? A. Cùng chiều. B. Cùng độ lớn. C. Cùng giá. D. Ngược chiều. Câu 17: Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là A. lực do mặt đất tác dụng vào ngựa. B. lực do xe tác dụng vào ngựa. C. lực do ngựa tác dụng vào mặt đất. D. lực do ngựa tác dụng vào xe. Câu 18: Trong chuyển động ném ngang, nếu bỏ qua sức cản của không khí thì A. chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng là chuyển động rơi tự do, chuyển động thành phần theo phương ngang là chuyển động nhanh dần đều. Trang 2/4 - Mã đề 003
  19. B. chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng là chuyển động nhanh dần đều, chuyển động thành phần theo phương ngang là chuyển động chậm dần đều. C. chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng là chuyển động rơi tự do, chuyển động thành phần theo phương ngang là chuyển động thẳng đều. D. chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng là chuyển động chậm dần đều, chuyển động thành phần theo phương ngang là chuyển động thẳng đều. Câu 19: Biểu thức nào sau đây dùng để xác định gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều? v  v0 v  v0 v 2  v02 v 2  v02 A. a  . B. a  . C. a  . D. a  t  t0 t  t0 t  t0 t  t0 Câu 20: Sở dĩ chuồn chuồn có thể bay lượn trong không trung. Tại sao chúng không bị rơi xuống đặt do trọng lực ? A. Do có lực cản của không khí. B. Do có lực ma sát. C. Do có lực nâng của chất lưu. D. Do có lực đẩy Ác-si-mét. Câu 21: Lực và phản lực A. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. B. không cùng bản chất. C. cùng bản chất. D. tác dụng vào cùng một vật. Câu 22: Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là: gh A. v  2 gh. B. v  2gh. C. v  gh. D. v  . 2 Câu 23: Khi vật treo trên sợi dây nhẹ cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật A. cân bằng với lực căng dây. B. bằng không. C. hợp với lực căng dây một góc 90o. D. cùng hướng với lực căng dây. Câu 24: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính hành khách sẽ A. nghiêng sang phải. B. nghiêng sang trái. C. ngả người về phía sau. D. chúi người về phía trước. Câu 25: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều A. Vận tốc tăng dần theo thời gian. B. Vận tốc giảm dần theo thời gian. C. Vận tốc lúc tăng lúc giảm. D. Vận tốc là một hàm bậc nhất của thời gian. Câu 26: Tốc độ trung bình được tính bằng A. quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó. B. quãng đường đi được nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó. C. độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển. D. độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển. Câu 27: Độ dốc đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của chuyển động thẳng cho biết độ lớn A. quãng đường đã đi được của vật chuyển động. B. vận tốc của chuyển động. Trang 3/4 - Mã đề 003
  20. C. gia tốc của chuyển động. D. quãng đường đi tiếp của vật chuyển động. Câu 28: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A. Mang đồ ăn vào phòng thực hành. B. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp. C. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất. D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. II. TỰ LUẬN (3 Điểm) Câu 29: (1 điểm) Dựa vào đồ thị (v - t) của vật chuyển v (m/s) động trong Hình 7.7. a. Tính gia tốc của vật trong giai đoạn từ 0 s đến 40 s. 1,2 b. Mô tả chuyển động của vật 0,4 Câu 30: (1 điểm): Người ta thả một vật rơi tự do từ một tòa tháp cao 80 m xuống mặt cho g = 10m/s2. Hãy tính. a. Thời gian vật rơi đến khi chạm đất b. Vận tốc của vật khi vừa chạm đất? Bài 31: (1 điểm) Một vật có khối lượng m = 6kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực ngang F = 30N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,4. Hãy tính: a. Gia tốc của vật. b. Quãng đường vật đi được trong giây thứ 4. ------ HẾT ------ (Học sinh không được sử dụng tài liệu. CBCT không giải thích gì thêm) Trang 4/4 - Mã đề 003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1