Phòng GD & ĐT YÊN LẠC<br />
Trường THCS Hồng Phương<br />
Họ và tên:…………………….<br />
Lớp:.......SBD...........................<br />
<br />
ĐỀ THI KT HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn: Vật lý 8<br />
(Thời gian làm bài 45 phút)<br />
<br />
I. Trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý trả lời đúng và đầy đủ nhất<br />
mà em chọn<br />
Câu 1: Trong các phát biểu sau đây về độ lớn của vận tốc, cách phát biểu nào<br />
là đúng nhất?<br />
A. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời<br />
gian.<br />
B. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một giờ.<br />
C. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một ngày.<br />
D. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một ngày.<br />
Câu 2: Một người đi bộ với vận tốc 4,4 km/h. Khoảng cách từ nhà tới nơi làm<br />
việc là bao nhiêu km, biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc<br />
là 15 phút.<br />
A. 4,4 km<br />
B. 1,5 km<br />
C. 1,1 km<br />
D. Một kết quả khác.<br />
Câu 3: Một chiếc xe khách đang chuyển động trên đường thẳng thì phanh đột<br />
ngột, hành khách trên xe sẽ như thế nào?<br />
A. Bị nghiêng người sang bên trái.<br />
B. Bị nghiêng người sang bên phải<br />
C. Bị ngã người ra phía sau.<br />
D. Bị ngã người tới phía trước.<br />
Câu 4: Càng lờn cao thì áp suất khí quyển :<br />
A. Càng tăng<br />
B. Càng giảm<br />
C. Không thay đổi<br />
D. Có thể tăng và cũng có thể giảm.<br />
Câu 5: Muốn tăng, giảm áp suất thì phải làm thế nào? Trong các câu sau câu<br />
nào không đúng?<br />
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.<br />
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực và giảm diện tích bị ép.<br />
C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép.<br />
D. Muốn giảm áp suất thì phải tăng diện tích bị ép.<br />
Câu 6: Khi xe ô tô bị sa lầy, người ta thường đổ cát , sạn hoặc đặt dưới lốp xe<br />
một tấm ván . Cách làm ấy nhằm mục đích gì?<br />
A. Làm tăng ma sát<br />
B. Làm tăng ma sát<br />
C. Làm giảm áp suất<br />
D. Làm tăng áp suất.<br />
Câu 7: Lực đẩy Ac-Si-Mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?<br />
A. Trọng lượng riêng của vật<br />
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng<br />
C. Thể tích của vật và thể tích của chất lỏng<br />
<br />
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm<br />
chỗ.<br />
Câu 8: Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?<br />
A. Vỡ trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn so với trọng lượng riêng của nước.<br />
B. Vỡ trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn so với trọng lượng riêng của nước.<br />
C. Vỡ gỗ là một vật nhẹ.<br />
D. Vỡ khi thả gỗ vào nước thì nước không thấm được vào gỗ.<br />
Câu 9: Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng, câu nào sau đây là đúng<br />
nhất?<br />
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.<br />
B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần.<br />
C. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi mãi.<br />
D. Vật đang chuyển động thì vận tốc của vật sẽ biến đổi<br />
Câu 10: Trong các hiện tượng sau hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây<br />
ra?<br />
A. Quả bóng bàn bị bẹp, thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.<br />
B. Săm ( ruột ) xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.<br />
C. Dựng một ống nhựa có thể hút nước từ cốc vào miệng.<br />
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.<br />
Câu 11: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Áp suất của nước lên đáy thùng<br />
là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là d = 10 000 kg/m3<br />
A. p = 1 200N/m2.<br />
B. p = 8 000N/m2<br />
C. p = 12 000N/m2<br />
D. Một đáp án khác<br />
Câu 12: Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì hiện tượng xảy ra như thế<br />
nào?<br />
A. Bi lơ lửng trong thủy ngân.<br />
B. Bi chìm hoàn toàn trong thủy ngân.<br />
C. Bi nổi trên mặt thoáng của thủy ngân.<br />
D. Bi chìm đúng 1/3 thể tích của nó trong thủy ngân.<br />
Câu 13: Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt<br />
khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau?<br />
A. F = 10N<br />
B. F = 15N<br />
C. F = 20N<br />
D. F = 25N<br />
Câu 14: Khi một vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Acsimét được tính như thế<br />
nào?<br />
A.Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.<br />
B. Bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.<br />
C. Bằng trọng lượng của vật<br />
D. Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.<br />
<br />
II. Tự luận<br />
Câu 15:<br />
Viết công thức tính áp suất và giải thích rõ các đại lượng có trong công thức?<br />
Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2. Diện tích bàn chân tiếp<br />
xúc với mặt sàn là 0,06m2. Hỏi trọng lượng riêng và khối lượng của người đó là<br />
bao nhiêu?<br />
Câu 16:<br />
Một vật hình cầu có thể tích là V = 500cm3 thả vào một chậu nước thấy vật chỉ bị<br />
chìm trong nước 1/3, 2/3 còn lại nổi trên mặt nước. Biết khối lượng riêng của nước<br />
là D = 1000kg/m3. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật và tính khối lượng riêng<br />
của vật.<br />
………………………………………………………………………………..……<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………..……………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………..……………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………..……………………………………………………<br />
<br />
TRƯỜNG THCS HỒNG PHƯƠNG<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
MÔN : VẬT LÝ 8<br />
Năm học: 2017 - 2018<br />
<br />
I.Trắc nghiệm. 7đ<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10 11 12 13 14<br />
hỏi<br />
Đáp<br />
A<br />
C<br />
D<br />
B<br />
B<br />
B<br />
D A<br />
C<br />
B<br />
A<br />
C<br />
C<br />
B<br />
án<br />
Thang 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5<br />
điểm<br />
II. Tự luận<br />
Câu 15: 1,5đ<br />
-<br />
<br />
Công thức tính áp suất: P <br />
<br />
F<br />
trong đó P là áp suất, F là áp lực tác<br />
S<br />
<br />
dụng lên mặt bị ép có diện tích S. ( 0,5đ )<br />
- Trọng lượng chính là áp lực : P = F = p.S= 255N ( 0,5đ )<br />
- Khối lượng của người m = P/10 = 510/10 = 25,5kg (0,5đ)<br />
Câu 16: 1,5đ<br />
- Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật là:<br />
- FA = V. d = 10 000. 0,0005.1/3 = 1,67N.<br />
- Vật nổi trên mặt nước P = FA P = 1,67N.<br />
- Mà P = 10.m = 10. V.D=> D= P/10.V = 1,67/10.0,0005 = 333,3kg/m3<br />
- Vậy khối lượng riêng của vật là D = 333,3kg/m3<br />
<br />