intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 năm học 2015-2016 môn Hoá học 9 - Trường THCS Long Mỹ

Chia sẻ: Minh Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

142
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh, sinh viên "Đề thi học kì 1 năm học 2015-2016 môn Hoá học 9 - Trường THCS Long Mỹ", đề thi bao gồm 2 phần, với 12 cau hỏi trắc nghiệm và 3 câu hỏi tự luận có kèm đáp án và thang điểm với thời gian làm bài 60 phút. Hy vọng đề thi là nguồn thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình học tập và ôn thi của các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 năm học 2015-2016 môn Hoá học 9 - Trường THCS Long Mỹ

  1. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2015 - 2016 TRƯỜNG THCS LONG MỸ MÔN HOÁ HỌC – KHỐI LỚP 9 Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ A I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào trả lời đúng: Câu 1: Khí SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. CaO, K2SO4, Ca(OH)2 B. NaOH, CaO, H2O C. Ca(OH)2, H2O, BaCl2 D. NaCl, H2O, CaO Câu 2: Dãy gồm các chất toàn là oxit axit là A. CaO, CO2, CO B. CO2, Na2O, MgO C. CO2, SO2, P2O5 D. CaO, P2O5, Na2O Câu 3: Dãy gồm các chất toàn là muối A. NaCl, MgSO4, CuCl2 B. MgSO4, CuCl2, NaOH C. CuCl2, HCl, Na2CO3 D. H2O, NaOH, CuSO4 Câu 4: Thí nghiệm bột nhôm tác dụng với oxi được tiến hành bằng cách A. Cho bột nhôm vào muỗng sắt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn B. Cho bột nhôm vào muỗng sắt hơ nóng và đưa vào bình chứa oxi C. Lấy bột nhôm vào mãnh bìa cứng và rắc nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn D. lấy thìa sắt xúc bột nhôm đổ lên ngọn lửa đèn cồn Câu 5: Cặp chất nào sau đây có phản ứng tạo thành sản phẩm là chất khí A. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2 B. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl C. Dung dịch KOH và dung dịch MgCl2 D. Dung dịch KCl và dung dịch AgNO3 Câu 6: Dãy gồm các kim loại được sắp theo chiều tăng dần về hoạt động hoá học là A. Na, Al, Fe, Cu, K, Mg B. Cu, Fe, Al, K, Na, Mg C. Fe, Al, Cu, Mg, K, Na D. Cu, Fe, Al, Mg, Na, K Câu 7: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với H2SO4 loãng là A. Na, Cu, Mg B. Zn, Mg, Al C. Na, Fe, Cu D. K, Na, Ag Câu 8: Dãy kim loại nào sau đây đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? A. Na, Ag B. K, Ca C. Zn, Cu D. Fe, K Câu 9: Thí nghiệm hóa học nào giúp ta hiểu được lý do không nên dùng dụng cụ bằng nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi,vữa xây dựng A. Nhôm tác dụng với nước B. Nhôm tác dụng với dung dịch muối C. Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm D. Nhôm tác dụng với dung dịch axit Câu 10: Kim loại nào có thể phản ứng được với dung dịch muối đồng sunfat A. Fe B. Ag C. Au D. Hg Câu 11: Kim loại nào trong các kim loại sau không tác dụng với oxi A. Au B. Na C. Cu D. Fe Câu 12: Cho H2SO4 đặc nóng tác dụng với Cu tạo ra chất khí nào trong các chất khí sau: A. SO3 B. SO2 C. H2S D. H2 II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1 (1,5đ) Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn dãy chuyển hóa theo sơ đồ sau và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) Fe (1) FeCl2  ( 2) Fe(OH)2  ( 3) FeO Câu 2 (1,5đ) Cho các oxit có công thức sau: Na2O; SO2; BaO; CuO Phân loại và gọi tên các oxit trên. Câu 3 (1,5 đ) Chỉ dùng thêm quỳ tím, nêu phương pháp nhận biết các dung dịch sau và viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra (nếu có): H2SO4; Na2SO4; BaCl2; NaOH
  2. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu 4 (2,5đ) Hòa tan 8,8 gam hỗn hợp gồm bột sắt và bột đồng bằng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,24 lít khí sinh ra (đktc) và chất rắn X. a. Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp. b. Hòa tan hoàn toàn chất rắn X bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được bao nhiêu lít khí (đktc)? (Cu = 64; Fe = 56; S = 32; H = 1; O = 16) PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2015 - 2016 TRƯỜNG THCS LONG MỸ MÔN HOÁ HỌC – KHỐI LỚP 9 Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ B Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Câu 1: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với H2SO4 loãng là A. Na; Cu; Mg B. Zn; Mg; Al C. Na; Fe; Cu D. K; Na; Ag Câu 2: Dãy kim loại nào sau đây đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? A. Na, Ag B. K, Ca C. Zn, Cu D. Fe, K Câu 3: Thí nghiệm hóa học nào giúp ta hiểu được lý do không nên dùng dụng cụ bằng nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi,vữa xây dựng A. Nhôm tác dụng với nước B. Nhôm tác dụng với dung dịch muối C. Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm D. Nhôm tác dụng với dung dịch axit Câu 4: Kim loại nào có thể phản ứng được với dung dịch muối đồng sunfat A. Fe B. Ag C. Au D. Hg Câu 5: Kim loại nào trong các kim loại sau không tác dụng với oxi A. Au B. Na C. Cu D. Fe Câu 6: Cho H2SO4 đặc nóng tác dụng với Cu tạo ra chất khí nào trong các chất khí sau: A. SO3 B. SO2 C. H2S D. H2 Câu 7: Khí SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. CaO; K2SO4; Ca(OH)2 B. NaOH; CaO; H2O C. Ca(OH)2; H2O; BaCl2 D. NaCl; H2O; CaO Câu 8: Dãy gồm các chất toàn là oxit axit là A. CaO, CO2, CO B. CO2, Na2O, MgO C. CO2, SO2, P2O5 D. CaO, P2O5, Na2O Câu 9: Dãy gồm các chất toàn là muối A. NaCl, MgSO4, CuCl2 B. MgSO4, CuCl2, NaOH C. CuCl2, HCl, Na2CO3 D. H2O, NaOH, CuSO4 Câu 10. Thí nghiệm bột nhôm tác dụng với oxi được tiến hành bằng cách A. Cho bột nhôm vào muỗng sắt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn B. Cho bột nhôm vào muỗng sắt hơ nóng và đưa vào bình chứa oxi C. Lấy bột nhôm vào mãnh bìa cứng và rắc nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn D. lấy thìa sắt xúc bột nhôm đổ lên ngọn lửa đèn cồn Câu 11. Cặp chất nào sau đây có phản ứng tạo thành sản phẩm là chất khí A. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2 B. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl C. Dung dịch KOH và dung dịch MgCl2 D. Dung dịch KCl và dung dịch AgNO3 Câu 12. Dãy gồm các kim loại được sắp theo chiều tăng dần về hoạt động hoá học là A. Na; Al; Fe; Cu; K; Mg B. Cu; Fe; Al; K; Na; Mg C. Fe; Al; Cu; Mg; K; Na D. Cu; Fe; Al; Mg; Na; K II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1 (1,5đ) Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn dãy chuyển hóa theo sơ đồ sau và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) Fe (1) FeCl2 ( 2) Fe(OH)2  ( 3) FeO
  3. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu 2 (1,5đ) Cho các oxit có công thức sau: Na2O; SO2; BaO; CuO Phân loại và gọi tên các oxit trên. Câu 3 (1,5 đ) Chỉ dùng thêm quỳ tím, nêu phương pháp nhận biết các dung dịch sau và viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra (nếu có): H2SO4; Na2SO4; BaCl2; NaOH. Câu 4 (2,5đ) Hòa tan 8,8 gam hỗn hợp gồm bột sắt và bột đồng bằng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,24 lít khí sinh ra (đktc) và chất rắn X. a. Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp. b. Hòa tan hoàn toàn chất rắn X bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được bao nhiêu lít khí (đktc)? (Cu = 64; Fe = 56; S = 32 ; H = 1; O = 16)
  4. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM HÓA 9 I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐỀ B A C B A B B C B C B D A ĐỀ B C B C B D B A C B A B B II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Mỗi phương trình đúng 0.5 điểm 1. Fe + 2HCl   FeCl2 + H2 2. FeCl2 + 2NaOH   Fe(OH)2 + 2NaCl 0 3. Fe(OH)2  t  FeO + H2O Câu 2: (2 điểm) Gọi tên đúng 4 oxit: (0.5điểm). Phân loại 4 oxit (1 điểm) Câu 3: (1.5 điểm) H2SO4; Na2SO4; BaCl2; NaOH - Dùng quỳ tím: H2SO4 làm quỳ tím hóa đỏ NaOH làm quỳ tím hóa xanh 0.5 điểm - Dùng H2SO4: nhận được BaCl2 (xuất hiện kết tủa trắng BaSO4) 0.5 điểm PTPƯ: H2SO4 + BaCl2   BaSO4 ↓ + 2H2O 0.5 điểm Câu 4: (2,5 điểm) Số mol H2 = 0,1 mol 0.5 điểm PTPƯ: H2SO4 + Fe   FeSO4 + H2 0.25 điểm mFe = 5,6 g => %Fe = 63,6% => %Cu = 36,4% 0.5 điểm 0 PTPƯ: 2H2SO4 đ + Cu  t  CuSO4 + SO2 + 2H2O 0.5 điểm Số mol Cu = 0,05 mol => nSO2 = 0,05 mol 0.5 điểm VSO2 = 1,12 lít 0.25 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2