ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II<br />
MÔN LỊCH SỬ LỚP 6<br />
II. ĐỀ BÀI VÀ ĐIỂM SỐ<br />
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)<br />
Câu 1 (0,5 điểm): “Vua đen” là biệt hiệu nhân dân đặt cho:<br />
A. Mai Thúc Loan<br />
B. Triệu Quang Phục<br />
C. Phùng Hưng<br />
D. Khúc Thừa Dụ<br />
Câu 2(0,5 điểm): Dưới thời nhà Hán, đứng đầu châu và quận là những viên<br />
quan cai trị:<br />
A. Người Hán. B. Cả người Việt và người Hán<br />
C. Người Việt D. Tuỳ từng nơi<br />
Câu 3 (0,5 điểm): Vị vua đầu tiên của nước ta là ai và đặt tên nước là gì?<br />
A. Vua An Dương Vương, đặt tên nước là Văn Lang<br />
B. Vua An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc<br />
C. Vua Hùng, đặt tên nước là Văn Lang<br />
D. Vua Hùng, đặt tên nước là Âu Lạc<br />
Câu 4 (0,5 điểm): Sư kiện lịch sử nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của dân<br />
nhân ta trong sự nghiệp giành độc lập cho Tổ quốc?<br />
A. Chiến thắng của Khúc Thừa Dụ<br />
B. Chiến thắng của Hai Bà Trưng<br />
C. Chiến thắng chống quân xâm lược Nam Hán của Dương Đình Nghệ<br />
D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền<br />
Câu 5 (1 điểm): Điền Đ - S vào ô trống kiến thức lịch sử:<br />
Khúc Thừa Dụ quê ở Thanh Hoá<br />
Khúc Hạo được vua Đường phong cho chứa tiết độ sứ<br />
Khúc Thừa Mĩ được vua Đường phong cho chức tiết độ sứ<br />
Khúc Hạo đặt lại khu vực hành chính.<br />
Dương Đình Nghệ tự xưng là tiết độ sứ.<br />
<br />
Phần II: Tự luận(7 điểm)<br />
Câu 6( 1 điểm): Kể tên những vị anh hùng dân tộc đã giương cao ngọn cờ đấu<br />
tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho Tổ quốc?<br />
Câu 7 (2 điểm): Những việc làm của họ Khúc sau khi giành quyền tự chủ? Những<br />
việc làm đó nhằm mục đích gì?<br />
Câu 8 (4 điểm): Em hãy trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến<br />
thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền?<br />
<br />
PHẦN 2. Đáp án – Thang điểm<br />
Câu<br />
Đáp án<br />
A<br />
1<br />
A<br />
2<br />
C<br />
3<br />
D<br />
4<br />
S-S-S-Đ-Đ<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
Điểm<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
Mỗi<br />
câu<br />
đúng<br />
0,25<br />
1<br />
<br />
* Các anh hùng dân tộc thời kì Bắc thuộc (10 người)<br />
- Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị), Bà Triệu (Triệu Thị Trinh)<br />
Lý Bí (Lý Bôn), Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan,<br />
Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.<br />
2<br />
Những việc làm của họ Khúc và mục đích:<br />
* Những việc làm của họ Khúc:<br />
1,5<br />
- Khúc Hạo lên thay cha, tiếp tục xây dựng chính quyền tự chủ:<br />
+ Chia lại khu vực hành chính.<br />
+ Cử người trông coi mọi việc đến tận xã<br />
+ Định lại mức thuế, bãi bỏ lao dịch thời Bắc thuộc.<br />
+ Lập lại sổ hộ khẩu…<br />
* Mục đích:<br />
- Xây dựng củng cố nền độc lập, giảm bớt đóng góp cho nhân dân 0,5<br />
- Chứng tỏ người Việt tự quản và tự quyết định tương lai của mình<br />
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.<br />
* Bối cảnh lịch sử:<br />
- Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt<br />
chức Tiết độ sứ.<br />
- Ngô Quyền từ Thanh Hoá kéo quân ra Bắc trị tội tên Kiều Công<br />
Tiễn<br />
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền.<br />
- 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần hai.<br />
* Kế hoạch của Ngô Quyền:<br />
<br />
4<br />
1<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Ngô Quyền nhanh chóng kéo quân vào thành Đại La giết Kiều<br />
Công Tiễn chuẩn bị đánh giặc.<br />
- Xây dựng trận địa cọc ngầm ở sông Bạch Đằng và bố trí quân<br />
mai phục hai bên bờ.<br />
* Diễn biến:<br />
- Cuối năm 938 Lưu Hoằng Tháo chỉ huy quân kéo vào cửa biển<br />
nước ta.<br />
- Ngô Quyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến<br />
sâu vào bãi cọc ngầm lúc triều đang lên.<br />
- Nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đáng quật trở lại. Quân<br />
Nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển.<br />
- Đúng lúc nước triều rút nhanh, bãi cọc ngầm nhô lên. Quân ta từ<br />
phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục 2 bên bờ đánh<br />
tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền nhô vào bãi cọc nhọn<br />
vỡ tan. Quân ta thuyền nhỏ luần lách đánh giáp lá cà. Địch nhảy<br />
xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại đến quá nửa.<br />
Lưu Hoằng Tháo cũng thiệt mạng.<br />
* Kết quả:<br />
- Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước.<br />
- Trận Bạch đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.<br />
* ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt<br />
hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta , mở ra thời kỳ độc lập lâu<br />
dài của Tổ quốc.<br />
<br />
1,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />