intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2

Chia sẻ: Thiên Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

243
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2 dưới đây, đề thi dành cho các bạn học sinh lớp 10 chuẩn bị ôn tập cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br /> TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br /> -----------<br /> <br /> ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2017 - 2018<br /> MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 10<br /> Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.<br /> Đề thi gồm 02 trang.<br /> ———————<br /> <br /> I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)<br /> Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:<br /> Tôi là viên đá mọn không tên<br /> Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên<br /> Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng.<br /> Tôi yêu bản hùng ca không tắt<br /> Mà lời ca sang sảng những tên người<br /> Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi<br /> Thân trai trẻ vì nhân dân làm lá súng.<br /> Phan Đình Giót như một hòn núi lớn<br /> Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai<br /> La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay<br /> Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới.<br /> Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi<br /> Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du<br /> Chị Sáu ơi! bông hoa chị cài đầu<br /> Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo.<br /> (Trích Vinh quang thay thế hệ Hồ Chí Minh – Lưu Trùng Dương)<br /> <br /> Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên?<br /> Câu 2. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Nêu tác dụng?<br /> Câu 3. Hình ảnh Lý Tự Trọng ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du và chị Võ Thị Sáu với<br /> Bông hoa chị cài đầu gợi lên ý nghĩa gì?<br /> Câu 4. Từ những tấm gương: Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu … anh/chị hãy viết một<br /> đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh.<br /> II. LÀM VĂN (6,0 điểm)<br /> Cảm nhận đoạn thơ sau:<br /> Cậy em em có chịu lời,<br /> Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.<br /> Giữa đường đứt gánh tương tư,<br /> <br /> Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.<br /> Kể từ khi gặp chàng Kim,<br /> Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.<br /> Sự đâu sóng gió bất kì,<br /> Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.<br /> Ngày xuân em hãy còn dài,<br /> Xót tình máu mủ thay lời nước non.<br /> Chị dù thịt nát xương mòn,<br /> Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.<br /> (Trích Trao duyên – Truyện Kiều –Nguyễn Du, Ngữ văn tập 2 lớp 10)<br /> <br /> —Hết—<br /> (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)<br /> <br /> Họ và tên thí sinh .......................................................................................... SBD ..................<br /> <br /> SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br /> TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br /> <br /> ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2017 – 2018<br /> MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 10<br /> Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.<br /> Đáp án gồm 03 trang.<br /> ———————<br /> <br /> I. Lưu ý chung:<br /> - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí<br /> sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.<br /> - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng<br /> đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả<br /> năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.<br /> II. Đáp án:<br /> Phần Câu Nội dung<br /> /Ý<br /> <br /> Điểm<br /> <br /> ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)<br /> <br /> I<br /> 1<br /> <br /> Xác định các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Biện pháp tu từ chính: liệt kê (tên tuổi và hành động dũng cảm của những 0,5<br /> anh hùng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.)<br /> - Tác dụng:<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> + Nhấn mạnh vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của những anh hùng, qua đó, bộc<br /> lộ lòng tự hào, ngợi ca, biết ơn của tác giả.<br /> + Tạo âm hưởng hào hùng, mạnh mẽ cho đoạn thơ.<br /> 3<br /> <br /> - Hình ảnh Lý Tự Trọng ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du và chị Võ 1,0<br /> Thị Sáu với bông hoa chị cài đầu gợi lên ý nghĩa:<br /> + Làm nổi bật tư thế hiên ngang, lòng yêu nước, tinh thần lạc quan và vẻ đẹp<br /> tâm hồn của những người anh hùng sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ<br /> quốc, ngay cả khi họ đối diện với cái chết.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nói lên lòng biết ơn của mình với các 1,5<br /> thế hệ cha anh.<br /> Về hình thức: học sinh trình bày một đoạn văn dung lượng khoảng 5-7 dòng,<br /> bố cục chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt lưu loát.<br /> Về nội dung: đoạn văn cần nêu được những ý chính sau:<br /> - Nhận thức đúng đắn vai trò của những thế hệ cha anh đã không tiếc xương<br /> máu sẵn sàng hi sinh cho độc lập dân tộc. Từ đó hình thành thái độ cảm phục,<br /> ngợi ca, biết ơn một cách chân thành.<br /> - Thể hiện lòng biết ơn qua những việc làm, hành động cụ thể: tự hào về<br /> truyền thống lịch sử, xây dựng lối sống đúng đắn, tích cực; ra sức học tập góp<br /> <br /> phần xây dựng đất nước…<br /> LÀM VĂN (6,0 điểm)<br /> <br /> II<br /> <br /> Cảm nhận 12 câu thơ trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều Nguyễn Du)<br /> 1<br /> <br /> Giới thiệu chung<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> - Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.<br /> - Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du. Tác phẩm là tiếng khóc của<br /> người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công.<br /> - Đoạn trích Trao duyên đã nói lên nỗi xót xa của Thúy Kiều khi phải trao<br /> duyên cho Thúy Vân. Đặc sắc nhất là 12 câu thơ đầu của đoạn trích, Kiều nhờ<br /> cậy, thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim trọng.<br /> 2<br /> <br /> Cảm nhận đoạn thơ<br /> a. Nội dung.<br /> * Hoàn cảnh của Kiều trước đó: Gia đình Kiều gặp gia biến, nàng vì chữ hiếu 0,5<br /> quyết định bán mình chuộc cha.<br /> * Lời nhờ cậy của Thúy Kiều (2 câu đầu):<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> - Trước khi trao duyên, Kiều đặt Vân vào tình thế không thể chối từ.<br /> + Ngôn ngữ: Cậy em, chịu lời ( phân tích từ cậy, chịu khác với nhờ, nhận.<br /> Kiều vừa nhờ vả vừa nài nỉ, ướm hỏi nhưng thực chất là ép buộc Thúy Vân.<br /> + Hành động, lời nói: lạy (trang nghiêm, trịnh trọng); thưa (tư thế hạ mình)<br /> => cặp từ này phi lí khi sử dụng trong quan hệ chị em của lễ giáo phong kiến.<br /> Nhưng lại trở thành hợp lí trong quan hệ giữa người ban ơn và kẻ chịu ơn, thể<br /> hiện sự tôn trọng trước những gì Thúy Vân sẽ làm cho mình.<br /> * Lí lẽ trao duyên của Kiều (10 câu còn lại)<br /> - Thúy Kiều đưa ra mâu thuẫn mà mình đang phải đối mặt, suy nghĩ.<br /> + Kiều đã hẹn thề với Kim Trọng:<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> Kể từ khi gặp chàng Kim<br /> <br /> Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề<br /> Nhưng nàng lại vi phạm lời thề là người bội ước khi bán mình để chuộc cha.<br /> + Kiều giải thích nguyên nhân bội ước: giữa đường đứt gánh tương tư; sóng<br /> gió bất kì. Nàng rất đau khổ khi phải lựa chọn giữa hiếu và tình.<br /> - Thúy Kiều đề xuất giải pháp để giải quyết mâu thuẫn:<br /> Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em<br /> + Keo loan là một loại keo được làm từ huyết con chim loan -> hy vọng Thúy<br /> Vân sẽ nối lại tình duyên với Kim Trọng một cách bền chặt.<br /> + Mối tơ thừa: với Thúy Kiều đó là mối duyên, nhưng đối với Thúy Vân đó<br /> là mảnh duyên do chị trao lại, là mối duyên không trọn vẹn -> ý thức sâu sắc<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> về sự thiệt thòi của Thúy Vân.<br /> + Mặc em: phó mặc, trông cậy vào vào em.<br /> - Lấy duyên chị buộc vào duyên em khiến Vân không thể chối từ vì:<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> Ngày xuân em hãy còn dài<br /> Xót tình máu mủ thay lời nước non<br /> + Ngày xuân: ẩn dụ cho tuổi xuân của người con gái. Vân vẫn còn trẻ, còn<br /> hạnh phúc, còn tương lai đầy hứa hẹn.<br /> + Tình máu mủ: tình chị em ruột thịt. Chị cũng vì gia đình nên mới lỡ dở và<br /> phải nhờ đến em, vậy em hãy vì tình cảm chị em ruột thịt mà thay chị gánh<br /> trách nhiệm nặng nề, thay mình trả nghĩa cho Kim trọng.<br /> - Kiều giãi bày tâm trạng của mình: Chị dù thịt nát xương mòn<br /> Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> Kiều luôn có dự cảm không lành, khi phải chia tay tình yêu có nghĩa là mình<br /> sẽ chết. Nhưng Kiều đã phó thác duyên cho Thúy Vân, vì vậy có thể ngậm<br /> cười nơi chín suối.<br />  Kiều khéo léo thuyết phục em, có lí có tình. Lập luận sắc sảo thể hiện<br /> 0,5<br /> sự thông minh của Thúy Kiều.<br /> b. Nghệ thuật<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> - Miêu tả diễn biến tâm lí.<br /> - Cách dùng từ, vận dụng thành ngữ, các biện pháp tu từ.<br /> - Cách ngắt nhịp, giọng điệu.<br /> 3<br /> <br /> Đánh giá chung<br /> <br /> - Đoạn trích đã cho ta thấy số phận bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn của nàng<br /> Kiều- một người con gái tài sắc hiếu nghĩa vẹn toàn.<br /> - Nguyễn Du thật sự là một bậc đại tài trong việc thấu hiểu từng khía cạnh<br /> tinh tế nhất của tâm lí con người. Chính sự thấu hiểu sâu sắc ấy cùng với nghệ<br /> thuật dùng từ điêu luyện, đã khiến tác phẩm của Nguyễn Du tồn tại như một<br /> giá trị vĩnh cửu vượt qua thử thách của thời gian, để lại ấn tượng mạnh mẽ<br /> trong lòng người đọc.<br /> …….…………………HẾT…………………………<br /> <br /> 0,5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2