intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phụng Thượng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

49
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phụng Thượng” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phụng Thượng

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚC THỌ ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS PHỤNG THƯỢNG CUỐI KỲ II - LỚP 9 NĂM HỌC 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (6,0 điểm) Trong bài thơ “Sang thu” Hữu Thỉnh viết: “Hình như thu đã về” Và ngay sau đó, nhà thơ nhận thấy: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu.” (Trích Ngữ vãn 9, tập hai) Câu 1:(1,0đ) “Sang thu” được sáng tác năm nào? Từ thời điểm sáng tác ấy kết hợp với nội dung của tác phẩm, em nhận thấy bài thơ có những ý nghĩa gì? Câu 2: (1,5đ) Thu đã sang với “hương ổi, gió se” và “trong chùng chình” nhưng tại sao tác giả vẫn tự hỏi mình “Hình như thu đã về”? Thành phần biệt lập nào đựợc sử dụng trong câu thơ? Câu 3: (3,5đ) Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận diễn dịch để thấy được câm nhận tinh tế của nhà thơ trước những chuyển biến của cảnh sác thiên nhiên lúc giao mùa. Trong đó có sử dụng câu nghi vấn và một thành phần biệt lập (gạch dưới câu nghi vấn và những từ ngữ làm thành phần biệt lập). PHẦN II (4,0 điểm).Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Ngày đó mẹ hỏi con: “Tương lai con muốn làm nghề gì?” Mẹ đã để ý thấy con rất xem thường việc trả lời vấn đề này, cho nên đã nói hỗn với mẹ một trận. Là bởi vì ở thế hệ này của các con, thường quá tự tin về tương lai, cho nên cảm thấy không cần phải giống như thế hệ mẹ lúc còn trẻ, nghiên cứu một cách kỹ càng, cẩn thận, hay là kỳ thực, các con không tự tin với tương lai, cho nên mới cố tình giả bộ để tạo ra một thái độ giễu cợt và ngạo mạn, nhằm né tránh trả lời câu hỏi của mẹ? Mẹ yêu cầu con học tập chăm chỉ không phải chỉ mong muốn con sẽ thành công hơn những người khác, mà vì hy vọng con có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai, tìm được công việc ý nghĩa, đúng với ước mơ mà không cần phải bắt buộc làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm. Nếu con giỏi thì con sẽ có nhiều cơ hội, nắm quyền quyết định điều con muốn. Ngược lại, con không đủ khả năng thì hãy chấp nhận cuộc đời mình bị người khác điều khiển số phận. Con muốn sở hữu thứ mà người khác không chạm tới, thì phải chấp nhận trả giá cho những nỗ lực mà người khác không thể, không có mục tiêu con sẽ không bao giờ có được hạnh phúc.” (Trích Andreas thân yêu - thư gửi con trai của nhà văn Đài Loan Long Ứng Đài)
  2. Câu 1:(1 điểm): Trong đoạn trích trên, tại sao người mẹ lại yêu cầu con học tập chăm chỉ? Câu 2: (1 điểm): Theo em, điều mà người mẹ muốn gửi gắm với con trai trong đoạn trên là gì? Câu 3: (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích trên, kết hợp với hiểu biết xã hội và trải nghiệm cá nhân của em, em hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 1/2 trang giấy thi) về tầm quan trọng của việc học tập. PHẦN I Đáp án Biểu điểm Câu 1 Năm sáng tác và những ý nghĩa cùa bài thơ: 0,5 (1 điểm) - Bài thơ sáng tác: Năm 1977 - Bài thơ có nhiều lớp nghĩa: Thiên nhiên sang thu, con người sang thu 0,5 và đất nước cũng đã bước sang một thời kì mới, thời kì hòa bình. Câu 2 Câu thơ “Hình như thu dã về”: ( 1,5điể - Tác giả xao xuyến như tự hỏi: “Hinh như thu đã về" m) + Vì những tín hiệu đầu tiên của phút giao mùa còn rất mơ hồ, chưa rõ 0,5 nét. + Câu thơ còn thể hiện những cảm xúc xao xuyến, ngỡ ngàng của con 0,5 người khi thiên nhiên sang thu. 0,5 - Thành phần biệt lập tình thái: Hình như Câu 3 * Hình thức: (3,5 - Đảm bảo dung lượng, trình bày trôi chảy, mạch lạc, rõ ý, không mắc lỗi 0,5 điểm) - Đúng kiểu đoạn văn diến dịch - Sử dụng 1 thành phần biệt lập và câu nghi vấn, gạch chân và chú thích 0,5 rõ * Nội dung: Đảm bảo các ý sau: Viết đoạn văn để thấy được cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những chuyến biến của cảnh sắc thỉên nhỉên lúc giao mùa: - Cảm nhận tỉnh tế của nhà thơ trước những chuyển biến của cảnh sắc thiên nhiên lúc giao mùa. 0,5 - Những vận động trái chiều của dòng sông và cánh chim trong không gian mùa thu thật đẹp. Sang thu, “sông được lúc dềnh dàng” nghỉ ngơi 0,5
  3. sau những ngày hè thác lũ còn cánh chim vội vã “bắt đầu” những nhịp cánh đầu tiên bay đi tránh rét. - Hình ảnh đám mây đang chuyển mình sang thu đẹp lãng mạn và thi vị, khắc họa rõ nét hình ảnh thiên nhiên đang chuyển mình sang thu. 0,5 - Tạo vật chớm sang thu và tất cả bắt đầu định hình trở nên rõ nét hơn. 0,25 - Nhà thơ say sưa để lòng mình giao cảm với thiên nhiên. 0,25 - Những biện pháp tư từ: Phép đối, nhân hóa, ẩn dụ, hình ảnh giàu tính 0,5 biểu cảm, ngôn ngữ trong sáng giàu sức gợi cảm. Phần II(4điểm) Câu 1 - Người mẹ yêu cầu con học tập chăm chỉ vì: (1điểm) + Mong muốn con sẽ thành công hơn những người khác + Hy vọng con có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai, tìm được 1 điểm công việc ý nghĩa, đúng với ước mơ mà không cần phải bắt buộc làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm. - Điều mẹ muốn gửi gắm với con trai: Nhận ra được tầm quan 1 điểm Câu 2 trọng của việc học để có một cuộc sống hạnh phúc, làm chủ số (1 điểm) phận, có quyền quyết định về cuộc đời mình. Câu 3 Đoạn văn: (2 điểm) *Về hình thức: Đúng hình thức đoạn văn khoảng 2/3 trang. 0.5 điểm + Diễn đạt lưu /loát, không sai chính tả… *Về nội dung: Đây là đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí  Học sinh có những suy nghĩ, cách diễn đạt khác nhau song cần: * Nội dung: - Giải thích khái niệm: Học là quá trình tiếp thu trau dồi những 0.25 kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị và nhận thức mới mẻ để điểm phát triển bản thân B Biểu hiện: Học tập có nhiều hình thức, học qua sách báo, học 0.25 qua đời sống hàng ngày. Người có học thường biết cách ứng xử, giao tiếp, đối nhân xử thế nhã nhặn, được lòng mọi người. điểm Người có học là người luôn luôn sống bao dung, nhân hậu, giúp đỡ mọi người… kVai trò: - - Học tập đem lại cho chúng ta tri thức, kĩ năng, bồi dưỡng 0.5 điểm những phẩm chất tốt đẹp có ích cho bản thân và xã hội - - Học tập giúp chúng ta hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với
  4. xã hội, giúp công việc đạt được hiệu quả, thành tích cao - Học tập giúp ta có nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống, tìm được ý nghĩa của cuộc đời mình, làm chủ cuộc sống, không lệ thuộc vào bất kì ai - Xã hội sẽ phát triển nếu số lượng người có học thức chiếm tỉ lệ cao, nhất là trong thời đại hội nhập, nền kinh tế, các giá trị, khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, thì xã hội càng cần những người có học có tài. Dẫn chứng: Nêu dẫn chứng về những người có học thực đã đạt được thành công, giúp ích cho xã hội: Ngô Bảo Châu, Jack Ma, Mark Zuckerberg, Elon Musk,… Phản đề: Nếu không có học thức, không chịu trau dồi tri thức 0.25 thì cuộc đời sẽ dễ bị chi phối, gặp nhiều khó khăn, trắc trở, dễ điểm nản lòng, bỏ cuộc  Phê phán những kẻ bỏ bê coi thường học hành. Bài học nhận thức và liên hệ bản thân: Mỗi người cần phải xác 0.25 định mục tiêu học tập cho bản thân, đặt kế hoạch và phấn đấu điểm không ngừng để đạt được mục tiêu ấy... * Chú ý: Học sinh có thể có những ý khác nhưng phải hợp lý; Cần kết hợp trình bày các ý với một/một vài dẫn chứng phù hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2