intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Khuyến (Khoa học xã hội)

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Khuyến (Khoa học xã hội)” là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12 nhằm giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho kì kiểm tra học kì 2 sắp diễn ra. Cùng tham khảo, luyện tập với đề thi để nâng cao khả năng giải đề thi nhanh và chính xác nhé! Chúc các bạn kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Khuyến (Khoa học xã hội)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN THI: SINH HỌC KHỐI 12 (KHXH) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút; Không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:........................................... (40 câu trắc nghiệm) Số báo danh: ……………… Lớp: …….….. Mã đề thi: 169 Câu 1: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu hoặc khác khu vực địa lí. II. Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. III. Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ NST song nhị bội. IV. Quá trình hình thành loài mới có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 2: Ruột thừa, răng nanh và răng khôn, xương cùng, mi mắt thứ ba ở người.. là những ví dụ về bằng chứng A. cơ quan thoái hóa. B. cơ quan tương đồng. C. cơ quan tương tự. D. cơ quan cùng chức phận. Câu 3: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp ong ở rừng Trường Sơn. B. Tập hợp cá cóc ở rừng Tam Đảo. C. Tập hợp cá ở sông Đà. D. Tập hợp chim ở Vườn Quốc gia Tràm chim. Câu 4: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là A. Giải thích thành công đặc điểm thích nghi. B. Khẳng định sự thống nhất trong đa dạng ở sinh giới. C. Phát hiện nội dung và vai trò chọn lọc tự nhiên. D. Đưa ra khái niệm biến dị cá thể và tính chất của nó. Câu 5: Ở một quần thể hươu, do tác động của một cơn lũ quét làm cho đa số cá thể khỏe mạnh bị chết. Số ít cá thể còn lại có sức khỏe kém hơn sống sót, tồn tại và phát triển thành một quần thể mới có tần số alen và thành phần kiểu gen khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của nhân tố tiến hóa nào đến quần thể hươu? A. các yếu tố ngẫu nhiên. B. di - nhập gen. C. đột biến. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 6: Sử dụng chuỗi thức ăn sau: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Hãy xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất? A. 0,920%. B. 0,570%. C. 45,50% D. 0,0052%. Câu 7: Cho chuỗi thức ăn sau: cà rốt  thỏ  cáo  hổ. Hãy cho biết trong chuỗi này, sinh vật nào thuộc nhóm sinh vật dinh dưỡng bậc 3? A. Cà rốt. B. Cáo. C. Hổ. D. Thỏ. Câu 8: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất? A. H2. B. O2. C. N2. D. NH3. Câu 9: Phát biểu sau đây là ĐÚNG về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. D. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Câu 10: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây? A. Giao phối không ngẫu nhiên. Trang 1/4 - Mã đề thi 169
  2. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 11: Vào mùa sinh sản, các cá thể hươu đực sẽ húc nhau để tìm ra con mạnh nhất giao phối với con cái. Đây là ví dụ về mối quan hệ: A. hỗ trợ cùng loài. B. cạnh tranh cùng loài. C. ức chế cảm nhiễm. D. cạnh tranh khác loài. Câu 12: Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: Thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Phát biểu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này? A. Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau. B. Có 5 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. C. Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 5 mắt xích. D. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3. Câu 13: Theo Đacuyn, sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể trong quá trình sinh sản được gọi là A. thường biến. B. biến dị cá thể. C. đột biến. D. biến dị đồng loạt. Câu 14: Trình tự các kỉ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là A. Cambri  Silua  Đêvôn  Pecmi  Cacbon  Ocđôvic. B. Cambri  Silua  Cacbon  Đêvôn  Pecmi  Ocđôvic. C. Cambri  Silua  Pecmi  Cacbon  Đêvôn  Ocđôvic. D. Cambri  Ocđôvic  Silua  Đêvôn  Cacbon  Pecmi. Câu 15: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho cách li A. mùa vụ. B. sau hợp tử. C. tập tính. D. trước hợp tử. Câu 16: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Ánh sáng. B. Chim sâu. C. Sâu ăn lá. D. Cây lúa. Câu 17: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %? A. 70% B. 50% C. 90% D. 10%. Câu 18: Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài? A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Ký sinh. D. Hợp tác. Câu 19: Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình dưới đây I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 bậc dinh dưỡng. II. Quan hệ giữa rắn và cú mèo là qun hệ cạnh tranh III. Rắn là loài duy nhất khống chế số lượng chuột. IV. Chim gõ kiến là SVTT bậc 3 Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 20: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài? A. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ. B. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. C. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng. D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. Trang 2/4 - Mã đề thi 169
  3. Câu 21: Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây? A. Mật độ cá thể. B. Loài ưu thế. C. Loài đặc trưng. D. Thành phần loài. Câu 22: Theo quan niệm hiện đại, các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất lần lượt là A. tiến hoá hoá học  tiến hoá sinh học  tiến hoá tiền sinh học. B. tiến hoá hoá học  tiến hóa tiền sinh học  tiến hoá sinh học. C. tiến hoá tiền sinh học  tiến hoá hoá học  tiến hoá sinh học. D. tiến hoá hoá học  tiến hoá tiền sinh học  tiến hóa hữu cơ. Câu 23: Trong chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 4. B. cấp 2. C. cấp 1. D. cấp 3. Câu 24: Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virut Corona (Covid – 19) gây ra? 1. Đeo khẩu trang đúng cách. 2. Thực hiện khai báo y tế khi sốt, ho. 3. Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi và miệng. 4. Rửa tay thường xuyên và đùng cách. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 25: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là KHÔNG ĐÚNG? A. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit. B. Phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình. C. Sinh vật sản xuất sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho sinh vật tiêu thụ. D. Thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ. Câu 26: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Di – nhập gen. C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 27: Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là A. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. B. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể. C. đấu tranh sinh tồn giữa các cá thể sinh vật. D. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên. Câu 28: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh sự tiến hoá A. theo hướng phân li tính trạng. B. được bắt đầu từ một hành tinh khác. C. theo hướng đồng quy tính trạng. D. từ một nguồn gốc chung. Câu 29: Trong 1 ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. Kỹ thuật nuôi ghép này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây? 1. Tận dụng diện tích ao nuôi. 2. Có thể tiết kiệm chi phí sản xuất. 3. Tận dụng nguồn sống của môi trường. 4. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cá trong ao. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 30: Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? I. Hạn chế sử dụng và xả thải túi nilong ra môi trường. II. Tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên không tái sinh. III. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên. IV. Chống xói mòn và chống xâm nhập mặn cho đất. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 31: Kết quả của quá trình tiến hoá nhỏ là A. quần thể mới xuất hiện. B. hình thành các nhóm phân loại. C. loài mới xuất hiện. D. hình thành các kiểu gen thích nghi. Câu 32: Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá Trang 3/4 - Mã đề thi 169
  4. có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên? A. Cách li tập tính. B. Cách li địa lí. C. Cách li sinh thái. D. Cách li cơ học. Câu 33: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ? A. Vi khuẩn hoại sinh. B. Thực vật. C. Nấm hoại sinh. D. Động vật ăn thực vật. Câu 34: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng A. thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa. B. thực vật phát tán mạnh. C. động vật ít di chuyển. D. thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển. Câu 35: Trong các hình thức hình thành loài mới, hình thành loài khác khu vực địa lý A. không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. B. luôn gắn liền với quá trình hình thành loài mới. C. gặp ở những loài phát tán mạnh, phân bố rộng. D. thường diễn ra nhanh chóng dưới tác động của yếu tố ngẫu nhiên. Câu 36: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, côn trùng phát sinh ở đại A. Nguyên sinh. B. Tân sinh. C. Cổ sinh. D. Trung sinh. Câu 37: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây định hướng quá trình tiến hóa? A. Đột biến. B. Di nhập gen. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 38: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện: A. biến động tuần trăng. B. biến động theo mùa C. biến động nhiều năm. D. biến động không theo chu kì Câu 39: Bằng chứng nào sau đây được coi là bằng chứng tiến hóa trực tiếp? A. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh. B. Tất cả các sinh vật trên trái đất đều cấu tạo từ tế bào. C. Các axit amin trong chuỗi β-hemoglobin của người và tinh tinh giống nhau. D. Chi trước của mèo và cánh của của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau. Câu 40: Giới hạn sinh thái là: A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. ----------- HẾT ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề thi 169
  5. SỞ GD VÀ ĐT AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC 12_XÃ HỘI CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn Mã đề Câu Đáp án Mã đề Câu Đáp án Mã đề Câu Đáp án Mã đề Câu Đáp án SINH XH 169 1 C 245 1 D 326 1 A 493 1 D SINH XH 169 2 A 245 2 B 326 2 C 493 2 B SINH XH 169 3 D 245 3 A 326 3 C 493 3 A SINH XH 169 4 C 245 4 A 326 4 D 493 4 B SINH XH 169 5 A 245 5 C 326 5 C 493 5 A SINH XH 169 6 B 245 6 D 326 6 A 493 6 A SINH XH 169 7 B 245 7 D 326 7 B 493 7 C SINH XH 169 8 B 245 8 B 326 8 D 493 8 A SINH XH 169 9 C 245 9 B 326 9 A 493 9 D SINH XH 169 10 D 245 10 B 326 10 C 493 10 D SINH XH 169 11 B 245 11 A 326 11 D 493 11 D SINH XH 169 12 A 245 12 C 326 12 C 493 12 D SINH XH 169 13 B 245 13 C 326 13 C 493 13 C SINH XH 169 14 D 245 14 D 326 14 D 493 14 D SINH XH 169 15 B 245 15 A 326 15 A 493 15 B SINH XH 169 16 A 245 16 D 326 16 A 493 16 B SINH XH 169 17 D 245 17 A 326 17 A 493 17 C SINH XH 169 18 C 245 18 B 326 18 B 493 18 C SINH XH 169 19 D 245 19 D 326 19 B 493 19 D SINH XH 169 20 C 245 20 C 326 20 D 493 20 C SINH XH 169 21 A 245 21 B 326 21 D 493 21 D SINH XH 169 22 B 245 22 B 326 22 D 493 22 C SINH XH 169 23 B 245 23 D 326 23 D 493 23 A SINH XH 169 24 D 245 24 A 326 24 B 493 24 D SINH XH 169 25 B 245 25 B 326 25 A 493 25 A SINH XH 169 26 A 245 26 C 326 26 B 493 26 A SINH XH 169 27 C 245 27 C 326 27 B 493 27 B SINH XH 169 28 A 245 28 A 326 28 D 493 28 D SINH XH 169 29 B 245 29 D 326 29 C 493 29 C SINH XH 169 30 D 245 30 D 326 30 B 493 30 B SINH XH 169 31 C 245 31 D 326 31 A 493 31 A SINH XH 169 32 A 245 32 C 326 32 A 493 32 B SINH XH 169 33 D 245 33 A 326 33 B 493 33 C SINH XH 169 34 D 245 34 C 326 34 C 493 34 C SINH XH 169 35 C 245 35 C 326 35 C 493 35 A SINH XH 169 36 C 245 36 A 326 36 A 493 36 B SINH XH 169 37 C 245 37 B 326 37 C 493 37 C SINH XH 169 38 D 245 38 C 326 38 B 493 38 B SINH XH 169 39 A 245 39 B 326 39 D 493 39 A SINH XH 169 40 A 245 40 A 326 40 B 493 40 B TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0