Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Quang Trung
lượt xem 1
download
‘Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Quang Trung’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Quang Trung
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐT - TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II - KHỐI 3 NĂM HỌC 2022 – 2023 A. Đọc thành tiếng (4 điểm) B. Ma trận đề kiểm tra về đọc hiểu, sử dụng từ và câu (6 điểm) I. Phần đọc Số câu, Ghi Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng hiểu số điểm chú 1. Xác định TN TL T TL T TL TN TL thông tin hoặc N N chi tiết liên quan trong bài đọc Số 4 4 -Hiểu nghĩa từ câu ngữ, nghĩa của 1,2, Câu chi tiết trong bài 3,4 số đọc . Số 2 2 điểm 2. Rút ra bài học dựa trên Số 1 1 nội dung bài câu đọc. Câu 5 số Số 1 1,0 điểm 3. Liên hệ đơn giản chi tiết Số 1 1 trong bài với câu bản thân hoặc Câu 6 với thực tế cuộc số sống Số 1 1,0 điểm II. Phần sử dụng từ và câu Xác định được Số 1 1 2 bộ phận câu. câu Xác định được từ so sánh. Câu 7 8 số Số 0,5 0,5 1,0 điểm
- Viết được đoạn văn có từ 2-3 Số 1 1 câu trong đó có câu sử dụng hình Câu 9 ảnh so sánh. số Số 1 1,0 điểm Số 5 1 1 2 6 3 câu Tổng Số 2,5 0,5 1,0 2,0 3,0 3 điểm C. C. Ma trận đề kiểm tra viết (10 điểm) Số câu, số Tổng Kĩ năng viết Mức Mức 2 điểm 1 Viết chính tả Số câu 1 Số điểm 4 Viết đoạn văn theo Số câu 1 yêu cầu Số điểm 6 Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 4 6 10 Duyệt chuyên môn Duyệt tổ khối Người lập ma trận Bùi Thị Đậu Hà Thị Dung Lê Thị Sinh Phương
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II- LỚP 3 NĂM HỌC 2022- 2023. MÔN: TIẾNG VIỆT I. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm): Học sinh bốc thăm đọc một đoạn trong bài: “Vời vợi Ba Vì”, “Chiếc áo mới ngày xuân”, “Đôi cánh của ngựa trắng”. và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. VỜI VỢI BA VÌ Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. (Võ Văn Trực) CHIẾC ÁO MỚI NGÀY XUÂN Tôi nhớ mãi ngày mẹ mua cho tôi chiếc áo mới vào dịp Tết. Chiếc áo có những bông hoa vàng nhuỵ đỏ làm lòng tôi cứ rộn lên. Không biết những năm khó khăn ấy, bằng cách nào bố mẹ có thể mua cái áo đó cho tôi. Có thể là tiền từ mẻ sắn mẹ lên đồi vun trồng lúc mờ sớm. Cũng có thể là tiền từ con gà mái đang lên ổ đẻ mẹ chăm bẵm cả một năm. Và cũng có thể mẹ phải vay mượn tiền hàng xóm... Tết năm ấy với tôi cái gì cũng đẹp hơn, vui hơn gấp trăm lần. Tôi cứ chạy khắp nhà hát véo von đủ các bài, làm đủ mọi việc mà không phụng phịu, dỗi hờn như mọi năm. Thỉnh thoảng lại liếc mắt nhìn chiếc áo mới, dường như cái áo đang mỉm cười với mình, cùng hát với mình. (Theo Vũ Thị Huyền Trang) ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG Ngày xưa khi chưa trở về ở với người, ngựa họp thành đàn ở gần rừng. Trên những bãi cỏ xanh rờn, các chú ngựa non tha hồ chạy nhảy, ngày này qua ngày khác. Có một chú ngựa trắng, trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời thắm xanh, như bọt trắng xoá của các thác cao xối nước xuống chân núi. Tất nhiên là mẹ chú ta yêu chú nhất, và Ngựa mẹ cứ lo con lạc đàn. (Thi Ngọc)
- 2. Kiểm tra đọc hiểu, kiến thức Tiếng Việt (6 điểm). Đọc thầm bài : NGƯỜI BẠN MỚI Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo: - Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học… - Mời bác đưa em vào – Thầy Kốt-ski nói. Bà mẹ bước ra hành lang và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về phía cô bé nhỏ xíu - em bị gù. Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: “Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. Các trò ngoan của thầy đã hiểu, các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới. Thầy giáo giới thiệu: - Tên bạn mới của các em là Ô-li-a. - Thầy liếc nhìn tập hồ sơ bà mẹ đưa. - Bạn ấy từ tỉnh Tôm-ski của nước Nga chuyển đến trường chúng ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Các em đều thấy bạn bé nhỏ nhất lớp mà. Tất cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay: - Em nhường chỗ cho bạn… Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy. (Mạnh Hường dịch) * Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm các bài tập sau: Câu 1. (M1- 0,5 điểm) Người bạn mới đến lớp có tên là gì ? A. Va-li-a B. Ô-li -a C. Cô –li a D. Tôm-ski Câu 2: (M1- 0,5 điểm) Ngoại hình của người bạn mới đến lớp như thế nào? A. Cao lớn và khỏe mạnh. B. Nhỏ xíu và bị gù. C. Nhỏ bé và xinh xắn. D. Nhỏ bé và gầy yếu. Câu 3. (M1- 0,5 điểm) Các bạn học sinh trong lớp đã đối xử với người bạn mới như thế nào? A. Chê bai, chế giễu ngoại hình của bạn. B. Cười đùa, không thân thiện với bạn. C. Thân thiện, chủ động nhường chỗ ngồi cho bạn. D. Thường nói xấu bạn sau khi ra khỏi lớp. Câu 4. (M1- 0,5 điểm) Em thấy các bạn học sinh trong câu chuyện trên là người như thế nào? A. Không biết lẽ phải, luôn cho bản thân mình đúng. B. Ích kỉ, nhỏ nhen, không quan tâm đến bất cứ ai. C. Thờ ơ, không thông cảm với hoàn cảnh của bạn. D. Hiểu chuyện, cảm thông trước hoàn cảnh của bạn.
- Câu 5. (M2- 1 điểm) Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì? .................................................................................................................................... .. Câu 6. (M3- 1 điểm) Nếu em có một người bạn có ngoại hình đặc biệt như bạn Ô-li-a, em sẽ làm gì để bạn không cảm thấy tự ti về bản thân? ................................................................................................................................ Câu 7. (M1- 0,5 điểm) Từ so sánh được sử dụng trong câu sau là từ ngữ nào? Những chiếc lá sen to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. A. Như C. Xanh sẫm B. Như cái sàng D. To như Câu 8. (M2- 0,5 điểm) Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” trong câu sau: Chúng ta cần đọc sách để có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Câu 9. (M3- 1 điểm) Viết 2- 3 câu nói về một con vật trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh. I. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1.Nghe – viết: (4 điểm) Cảnh làng Dạ Những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng. (Ma Văn Kháng) 2. Luyện viết đoạn: (6 điểm) Đề: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu ) về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. Gợi ý: -Tên nhân vật - Tên câu chuyện kể về nhân vật - Những điều em thích ở nhân vật - Lí do em yêu thích nhân vật Duyệt chuyên môn Duyệt tổ khối Người ra đề Bùi Thị Đậu Hà Thị Dung Lê Thị Sinh Phương
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023 A- KIỂM TRA ĐỌC: I- Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm) GV ghi tên các bài tập đọc, đánh số trang vào phiếu để HS bốc thăm. HS đọc xong GV nêu câu hỏi gắn với nội dung bài đọc để HS trả lời. + HS đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ 70 đến 75 tiếng/ 1 phút: 1 điểm. + Đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 2 tiếng: 1 điểm. + Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ: 1 điểm. + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm) Câu 1 2 3 4 7 Đáp án B B C D A Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 5: (1 điểm) Trong cuộc sống, nhiều người không may mắn có được ngoại hình như mong muốn, chúng ta không nên phân biệt đối xử, chê bai và chế giễu họ. Câu 6: (1 điểm) Học sinh liên hệ bản thân. Ví dụ: Em sẽ quan tâm đến bạn, giúp đỡ bạn, chơi với bạn để bạn luôn vui vẻ,…. Câu 8: (M2- 0,5 điểm) Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” trong câu sau: Chúng ta cần đọc sách để có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Câu 9: (M3- 1 điểm) Viết 2- 3 câu nói về một con vật trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh. Ví dụ : Nhà em nuôi một chú mèo tam thể. Em thường gọi nó là Miu. Đôi mắt của Miu xanh như hai hòn bi ve trông rất đẹp. *Lưu ý: Học sinh viết được đoạn văn 2-3 câu, trong đó có câu có hình ảnh so sánh là được điểm tối đa (1 điểm), không có câu có hình ảnh so sánh được 0,5 điểm.
- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Viết: (Nghe - viết) (4 điểm) Bài viết: Cảnh làng Dạ -Viết đạt tốc độ : 1 điểm -Chữ viết rõ ràng, đúng mẫu chữ : 1 điểm -Viết đúng chính tả (không mắc quá 3 lỗi) : 1 điểm. -Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp : 1 điểm Tùy theo mức độ sai sót, có thể cho các mức điểm dưới 4. 2. Luyện viết đoạn: (6 điểm) Đề: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu ) về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. Đảm bảo các yêu cầu sau được 6 điểm: +Diễn đạt ý 3 điểm : -Viết được một đoạn văn gồm các ý theo yêu cầu của đề. +Kĩ năng 3 điểm : - Viết đúng chính tả : 1 điểm - Dùng từ viết câu đúng : 1 điểm - Viết sáng tạo : 1 điểm Tùy theo mức độ sai sót về cách diễn đạt ý, kĩ năng viết, có thể cho các mức điểm dưới 6. Duyệt chuyên môn Duyệt tổ khối Người ra đề Bùi Thị Đậu Hà Thị Dung Lê Thị Sinh Phương
- Trường Tiểu học Quang Trung Thứ …ngày … tháng ……năm 2023 Họ và tên: ……………………… Lớp: 3A…. BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT Điểm Lời nhận xét của cô giáo …………………………………………………………………………………………......... ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. I. Kiểm tra đọc: 1. Đọc thành tiếng: 2. Đọc hiểu, kiến thức Tiếng Việt: Đọc thầm bài : NGƯỜI BẠN MỚI Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo: - Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học… - Mời bác đưa em vào – Thầy Kốt-ski nói. Bà mẹ bước ra hành lang và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về phía cô bé nhỏ xíu – em bị gù. Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: “Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. Các trò ngoan của thầy đã hiểu, các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới. Thầy giáo giới thiệu: - Tên bạn mới của các em là Ô-li-a. – Thầy liếc nhìn tập hồ sơ bà mẹ đưa. - Bạn ấy từ tỉnh Tôm-ski của nước Nga chuyển đến trường chúng ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Các em đều thấy bạn bé nhỏ nhất lớp mà. Tất cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay: - Em nhường chỗ cho bạn… Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy. (Mạnh Hường dịch) * Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm các bài tập sau:
- Câu 1. Người bạn mới đến lớp có tên là gì ? A. Va-li-a B. Ô-li -a C. Cô –li a D. Tôm-ski Câu 2. Ngoại hình của người bạn mới đến lớp như thế nào? A. Cao lớn và khỏe mạnh. B. Nhỏ xíu và bị gù. C. Nhỏ bé và xinh xắn. D. Nhỏ bé và gầy yếu. Câu 3. Các bạn học sinh trong lớp đã đối xử với người bạn mới như thế nào? A. Chê bai, chế giễu ngoại hình của bạn. B. Cười đùa, không thân thiện với bạn. C. Thân thiện, chủ động nhường chỗ ngồi cho bạn. D. Thường nói xấu bạn sau khi ra khỏi lớp. Câu 4. Em thấy các bạn học sinh trong câu chuyện trên là người như thế nào? A. Không biết lẽ phải, luôn cho bản thân mình đúng. B. Ích kỉ, nhỏ nhen, không quan tâm đến bất cứ ai. C. Thờ ơ, không thông cảm với hoàn cảnh của bạn. D. Hiểu chuyện, cảm thông trước hoàn cảnh của bạn. Câu 5. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Câu 6. Nếu em có một người bạn có ngoại hình đặc biệt như bạn Ô-li-a, em sẽ làm gì để bạn không cảm thấy tự ti về bản thân? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Câu 7. Từ so sánh được sử dụng trong câu sau là từ ngữ nào? Những chiếc lá sen to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. A. Như B. Xanh sẫm C. Như cái sàng D . To như Câu 8. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” trong câu sau: Chúng ta cần đọc sách để có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Câu 9. Viết 2- 3 câu nói về một con vật trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn