intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

8
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì

  1. UBND HUYỆN BA VÌ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GD&ĐT CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: Hóa học Ngày thi: 21/12/2021 Thời gian làm bài: 150 phút không tính thời gian giao đề (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1 (3,5 điểm). a) Hãy đọc đoạn trích sau: “Miên Bắc đang trải qua những ngày giá rét nhất kể từ đầu năm mới 2021. Để đối phó với giá rét, nhiều gia đình đã dùng củi, bếp than tổ ong đốt trong phòng kín để sưởi ấm, dẫn đến tử vong …” (theo www.baodantoc.vn ngày 12/01/2021). Em hãy giải thích nguyên nhân trên. b) Hoàn thành các phản ứng hóa học theo sự chuyển hóa sau đây (mỗi mũi tên tương ứng với một phương trình hóa học): H2 S S SO2 SO3 H 2 SO4 FeSO4 Câu 2 (4,5 điểm). a) Nhúng một thanh sắt (dư) lần lượt vào dung dịch có chứa một trong các chất sau: HCl, CuSO4, ZnCl2, NaNO3, AgNO3. - Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có). Nêu hiện tượng xảy ra. - Sau một thời gian phản ứng, giả sử toàn bộ lượng kim loại thoát ra bám vào thanh sắt, dung dịch nào làm cho khối lượng thanh sắt tăng lên so với ban đầu? Tại sao? b) Cho các dung dịch: NaCl, NaOH, Na 2CO3, NaHSO4, Ba(OH)2. Không dùng thêm thuốc thử nào, hãy nhận biết các dung dịch trên. Câu 3 (4,5 điểm). Cho luồng khí CO đi từ từ qua ống sứ đựng 3,2 gam Fe 2O3 nung nóng thu được m gam chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho khí Y hấp thụ vào 5 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,005M thấy tạo thành 2,0 gam kết tủa. a) Viết các phương trình hóa học có thể xảy ra. b) Tính giá trị của m. Câu 4 (3,0 điểm). Cho 12,8 gam kim loại X hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí clo thu được muối Y. Hòa tan muối Y vào nước để được 500 ml dung dịch Z. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch Z, sau một thời gian thấy kim loại X bám vào thanh sắt. Thanh sắt sau khi sấy khô có khối lượng là 12,2 gam, nồng độ muối sắt trong dung dịch thu được là 0,25M. Tìm kim loại X. Câu 5 (3,0 điểm). Hỗn hợp chất rắn X gồm CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3 trong đó oxi chiếm 44,94% về khối lượng trong X. Lấy 71,2 gam hỗn hợp X hòa tan hoàn toàn trong nước, sau đó thêm dung dịch NaOH loãng cho đến dư. Phản ứng xong, lọc kết tủa đem nung ngoài không khí tới khi khối lượng chất rắn không thay đổi, được hỗn hợp Y. Dẫn khí CO dư đi chậm qua Y nung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, được m gam chất rắn. a) Viết tất cả các phương trình phản ứng đã xảy ra. b) Tính giá trị của m. Câu 6 (1,5 điểm). 1
  2. Cho một hỗn hợp bột gồm 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg vào 250 ml dung dịch CuSO4, khuấy nhẹ cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng kim loại thu được trong bình sau phản ứng là 1,88 gam. Tính nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 ban đầu. ---------------HẾT--------------- Cho: C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65 (Học sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài. Giám thị không giải thích gì thêm) 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2