intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Trần Đề

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Trần Đề” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Trần Đề

  1. PHÒNG GDĐT HUYỆN TRẦN ĐỀ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi này gồm 01 trang) Câu 1: (4,0 điểm) Tìm và phân tích hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim… (Từ ấy - Tố Hữu) Câu 2: (6,0 điểm) HAI BIỂN HỒ Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này... Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. (Trích "Bài học làm người" - Nhà xuất bản giáo dục) Qua câu chuyện Hai biển hồ trên, đã cho em bài học ý nghĩa nào trong cuộc sống? Câu 3: (10,0 điểm) Nói đến những thành công trong nghệ thuật truyện Kiều, sách giáo khoa đã viết: “có thể nói trong văn học cổ, không có một nhà thơ thứ hai nào thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật như Nguyễn Du, nhất là nội tâm của nhân vật Thúy Kiều”. Bằng những kiến thức đã học về truyện Kiều, em hãy phân tích và chứng minh nhận định trên qua một số đoạn trích tiêu biểu. -----Hết-----
  2. Họ và tên thí sinh: …………………………………………………. SBD: …………... PHÒNG GDĐT HUYỆN TRẦN ĐỀ HƯỚNG DẪN CHẤM HSG CẤP HUYỆN MÔN NGỮ VĂN Câu 1: (4 điểm) Yêu cầu về hình thức: HS viết thành đoạn văn có cấu trúc chặt chẽ (Đoạn diễn dịch, qui nạp hoặc T-P-H); (1 điểm) Yêu cầu về nội dung: Chỉ đúng các biện pháp tu từ (nói rõ được thực hiện ở các từ ngữ nào): (1 điểm) Phép ẩn dụ: Hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí để chỉ lí tưởng cộng sản. Phép so sánh: Tâm hồn giống như một vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim. Phân tích hiệu quả thẩm mỹ: (2 điểm) Phép ẩn dụ kết hợp với các động từ mạnh (bừng, chói), nhà thơ muốn khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng rực rỡ, chói lòa xua tan những u ám, tối tăm; làm bừng sáng tâm hồn người thanh niên trí thức tiểu tư sản giàu nhiệt huyết nhưng chưa tìm được đường đi đúng đắn, đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời. Cách nói thể hiện thái độ thành kính, ân tình của nhà thơ với Đảng. Phép so sánh: So sánh cái trừu tượng (tâm hồn) với cái cụ thể (khu vườn), kết hợp với phép đảo ngữ (rất đậm hương, rộn tiếng chim: một khu vườn tràn đầy màu sắc, hương thơm, âm thanh...), tác giả đã diễn tả niềm vui sương mãnh liệt khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản; ánh sáng của lí tưởng cộng sản có sức mạnh kì diệu đã làm bừng lên một sức sống mới mẻ trong tâm hồn nhà thơ. Niềm vui sống, sự sáng suốt, minh mẫn đến kì lạ của tinh thần trí tuệ khi được lí tưởng chiếu dọi làm tâm hồn nhà thơ trở nên sảng khoái, say mê, náo nức... Đây là giây phút đặc biệt thiêng liêng trong cuộc đời của Tố Hữu và nhà thơ đã ghi lại chân thành, cảm động. Câu 2 (6 điểm) Bài làm đáp ứng được những yêu cấu sau: A. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải triển khai các ý cơ bản sau: - Từ một câu chuyện (rút ra bài học từ cuộc sống) học sinh trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng đạo lý - mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống. Hạnh phúc không phải chỉ là nhận lấy mà còn là biết cho đi. Người hạnh phúc nhất ở trên đời là người biết đem đến cho người khác nhiều hạnh phúc nhất. Trong cuộc sống phải luôn biết chia sẻ với người khác. Nếu biết sống vì người khác thì cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều lần, cuộc đời sẽ có ý nghĩa thêm bội phần. Có người nói "người ta kính trọng bạn không phải những gì bạn nhận được. Sự kính trọng là phần thưởng dành cho những gì mà bạn cho
  3. đi". Với đề bài này HS trước hết cần giải thích – phân tích để làm rõ bài học giáo dục được gửi gắm trong câu này. B. Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Nghĩa đen theo nghĩa khoa học: Biển Chết là do vị trí hồ không thuận lợi xung quanh không có kênh rạch hay lối thoát nên nước từ thượng nguồn đổ về đây bị ứ đọng dần dần tích tụ lượng muối lớn, làm cho nồng độ muối trong nước quá cao. Nước quá mặn nên không sinh vật nào sống được nên dẫn đến hoang vu thiếu sự sống. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. C. Bài học rút ra từ câu chuyện. Câu chuyện đã đem đến bài học thật ý nghĩa trong cuộc sống: Trong cuộc sống hằng ngày, con người có những mối quan hệ, những giao tiếp, những sinh hoạt luôn "trao" và "nhận". Xã hội sẽ không tồn tại nếu thiếu quá trình này. Hãy biết chia sẻ để nó lan tỏa và biến thành niềm vui... Biển Chết: như một biểu tượng cho một loài người ích kỷ, thiếu đi lòng vị tha nhân hậu chỉ biết sống cho riêng mình. Biển Galile: sống vì người khác, mở rộng bàn tay cho và nhận (dẫn chứng từ thực tế cuộc sống ). Khẳng định cách nhìn, thái độ sống, chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ xung quanh (dẫn chứng- phân tích-so sánh, đối chiếu... ). Cuộc sống cần có sự đồng cảm (hãy dang rộng đôi tay với những nạn nhân bị chất độc màu da cam; đồng bao miền Trung đang bị thiên tai bão lụt......) * Bài học cho bản thân. Cách ứng xử và thái độ đối với những người xung quanh. Cách ứng xử, cho và nhận đối với cuộc đời. Biểu điểm: Điểm 5,5 - 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát. Điểm 3,5 - 5: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt. Điểm 1,5 - 3: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, lập luận chưa chặt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt. Điểm 0,5 - 1: Chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được 1/2 yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và diễn đạt. Điểm 0: Để giấy trắng Câu 3:
  4. Câu 3: Dàn bài: 1. Đặt vấn đề: Nguyễn Du là nghệ sĩ tài hoa bậc thầy của văn học trung đại nửa cuối TK XVIII. Với kiệt tác nổi tiếng Truyện Kiều, Nguyễn Du xứng đáng là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa.Truyện Kiều không những có nội dung sâu sắc, có sức chấn động lòng người mà nghệ thuật của nó còn đạt đến một trình độ tầm cỡ, một thành tựu rực rỡ của văn học dân tộc. Nói đến những thành công trong Truyện Kiều trước hết người ta nói đến những thành công của nhà thơ trong việc vận dụng Tiếng Việt và thể thơ lục bát của dân tộc. Trong truyện Kiều có sự kết hợp hết sức nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. TK là đỉnh cao của thơ ca dân tộc. Thể thơ lục bát trong TK cũng được nhà thơ khai thác triệt để khả năng biểu hiện của nó, tinh tế, giản dị mà có âm vang, có thể diễn đạt được nhiều sắc thái của cuộc sống và những nét tinh vi, tế nhị trong tình cảm của con người. Một thành công nữa cũng hết sức quan trọng trong truyên Kiều của NDu là NT dẫn truyện và NT miêu tả, bao gồm miêu tả con người lẫn miêu tả thiên nhiên, cảnh vật. Nhưng NT tuyệt diệu nhất của NT miêu tả trong TK là miêu tả nội tâm nhân vật: “có thể nói trong văn học cổ, không có một nhà thơ thứ hai nào thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật như nguyễn Du, nhất là nội tâm của nhân vật Thúy Kiều” 2. Giải quyết vấn đề: a) Trong văn học trung đại Vnam từ TK X đến TK XIX có nhiều tác phẩm nổi tiếng, nhưng những tp VH từ TK X đến XV là những áng văn bất hủ viết bằng chữ Hán chứa chan cảm hứng yêu nước như “Thơ thần” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Bình Ngô đại cáo” của nguyễn Trãi. Đến TK XVIII, xuất hiện nhiều tp viết bằng chữ Nôm trong đó, kiệt tác TK đạt đến trình độ là đỉnh cao của ngôn ngữ thơ ca dân tộc. Tp có tựa đề “Đoạn trường tân thanh” –Tiếng kêu đứt ruột mới. Cảm hứng chủ yếu của TK là cảm hứng nhân đạo. ND viết TK bằng tất cả tấm chân tình cảm thương đ/v những người phụ nữ “ hồng nhan mà bạc phận, tài hoa mà lận đận”. Có thể nói TK là một câu chuyện thê thảm về vận mệnh của một người con gái tài sắc, bản thân nó đã có sự xúc động lón. Nhưng với ngòi bút của ND câu chuyện thê thảm ấy lại không thuần túy là vận mệnh của một người con gái mà là vận mệnh của con người nói chung trong một XH bất công, tàn bạo đúng như lời thơ của Chế Lan Viên: “Chạnh thương cô kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên” Để lột tả nỗi đau khổ, sư bất hạnh của T/Kiều suốt 15 năm lưu lạc, ND đã đặt biệt chú ý đến NT m/tả nội tâm nhân vật. b) Trong TK của ND có rất nhiều đoạn thơ m/tả nội tâm nhân vật, ở mỗi đoạn, tác giả ND đều có những thành công nhất định trong việc khám phá p/tích, diễn tả thế giới nội tâm của nhân vật TK. - Đoạn trích trao duyên được coi là đoạn thơ tiêu biểu nhất, thần tình nhất là đoạn thơ trữ tình dài nhất trong TK lột tả thành công tâm trạng vật vã, đau đớn, tan nát cả cõi lòng của TK khi phải trao cái duyên đầu đời của mình cho em gái là Thúy Vân.Nhà thơ Tản Đà đã từng nhận xét: “trong cả TK văn tả tình không mấy đoạn dài hơn như đây. Đoạn này thật lâm ly, mà như thế mới hết tình sự” (HS p/tích và c/m) - Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn thơ m/tả nỗi cô đơn, nhớ nhà của TK khi nàng bị đẩy vào lầu xanh. TK rơi vào trạng thái bi đát, bế tắc, đơn côi .Kiều đã tụ tử nhưng không chết. Biết Kiều tính tình khẳng khái, cứng rắn, Tú bà đã cho
  5. kiều ở riêng trong lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu khác .Trong th/gian này, sức khỏe của Kiều mới hối phục trở lại nhưng t/c hết sức cô đơn, chết thì nàng không chết nữa vì sợ bị lụy cho cha mẹ, nhưng sống thì sẽ sống như thế nào, một thân một mình ở nơi hoàn toàn xa lạ, tứ cố vô thân? Đây là đoạn thơ hay nổi tiếng của Truyện Kiều, cực tả nỗi lòng cô đơn, buồn thảm bi đát đó của nàng Kiều. ND đã dùng NT tả cảnh ngụ tình bằng cách vẽ ra khung cảnh xung quanh theo con mắt của Kiều. Kiều buồn về cảnh một phần, một phần khác lại buồn hơn vì tình Đó là hai nỗi buồn chia sẻ tâm hồn nàng (sáu câu đầu) Ở lầu Ngưng Bích, nỗi nhớ nhung Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ là tâm trạng cồn cào, lo lắng (8 câu tiếp) Cuối cùng Kiều nhìn thấy cảnh trống trải, xa vắng mà nghĩ đến thân phận.Đây là những câu thơ réo rắt bậc nhất về nỗi buồn lưu lạc, bơ vơ.Mỗi câu như gợi lên một nỗi buồn thảm hãi hùng lắng sâu trong vô thức (8 câu cuối ) - Đoạn trích những nỗi lòng tê tái, đây là đoạn thơ m/tả tâm trạng đau đớn ê chề của TK sau khi buộc phải làm đĩ, tiếp khách ở lầu xanh. Cả một đoạn thơ tác giả không m/tả cảm xúc của TK trong một thời điểm nào một buổi nào mà m/tả một tâm trạng triền miên trong chuỗi ngày tiếp khách. Ngày tháng chỉ là một sự chồng chất và kéo dài. Nỗi lòng Kiều hiện lên những lúc vắng vẻ, khi xong việc tự đối diện với chính mình. Đó là nỗi đau thầm kín đằng sau các hoạt động tiếp khách. Tác giả m/tả kết hợp với thuật lại theo bút pháp tự tình (phân tích và ch/minh) 3. Kết luận: Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn mãi có sức sống lâu bền với th/gian là nhờ ở chiều sâu nhân bản của nội dung tư tưởng và một trình độ NT tuyệt vời của ngòi bút Nguyễn Du. Trong đó, phải kể đến NT m/tả nội tâm nhân vật, với tài năng đặc biệt này, ND xứng đáng là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa. IV. Biểu điểm: - Từ 8,5 – 10 điểm: Đảm bảo đầy đủ những yêu cầu trên - Từ 6,5 – 8 điểm: Bài viết thể hiện được 2/3 các ý đã nêu ở dàn bài.Văn viết trôi chảy, truyền cảm - Từ 5 – 6 điểm: Đáp ứng ½ các ý đã nêu ở dàn bài, văn phong trôi chảy, mạch lạc - Từ 0,5 – 4,5 điểm: Bài viết sơ sài, diễn đạt dài dòng, lủng củng, còn sai nhiều lỗi dùng từ, câu, - 0 điểm: Để giấy trắng Trên đây chỉ là những gợi ý để làm căn cứ chấm bài, cho điểm. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt vào bài làm của học sinh để chọn được những bài làm tốt, sáng tạo. Điểm bài thi là điểm của từng câu cộng lại, tính lẻ đến 0,5.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2