intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT TP Cao Lãnh, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT TP Cao Lãnh, Đồng Tháp" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT TP Cao Lãnh, Đồng Tháp

  1. UBND THÀNH PHỐ CAO LÃNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP THÀNH PHỐ, NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Hóa Học Thời gian làm bài: 150 phút Đề chính thức (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có 03 trang) Ngày thi: 18/12/2022 • Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39, Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137. • Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Câu 1: (3,0 điểm) 1.1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi đốt than trong phòng kín? Nêu nguyên nhân chính gây ngộ độc khi đốt than trong phòng kín? Chỉ ra một số lưu ý khi đốt than để tránh gây ngộ độc? 1.2. Natri hidrocacbonat (NaHCO3) còn được gọi là Natri bicacbonat hay baking soda là một chất rắn màu trắng, ít tan trong nước. Biết rằng chất này sử dugj nhiều trong đời sống như: làm bột nở, bột nhừ, điều chế thuốc đau dạ dày, sản xuất một số chất diệt nấm, …. Dựa trên kiến thức hóa học em hãy giải thích vì sao Natri hidrocacbonat có những ứng dụng trên ? Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có. 1.3. Theo xu hướng tiếp cận với hóa học thế giới. Tên gọi của hợp chất hóa học cũng tiếp cận. Các em hãy cho biết tên gọi ( tiếng anh) của một số hợp chất có công thức sau: 1.3a) NaHCO3 1.3b) MgSO4 1.3c) SO2. 1.3d) Al(NO3)3 Câu 2: (4,0 điểm) 2.1. Hoàn thành chuỗi biến đổi các chất sau bằng cách viết các phương trình phản ứng xảy ra. FeS2  SO2  SO3  H2SO4  H2 (1)  (2)  (3)  (4)  H2  Cu  CuCl2  BaCl2  Ba(NO3)2 (5)  (6)  (7)  (8)  o 2.2. Để tăng nhiệt độ của 1 gam nước thêm 1 C cần tiêu tốn 4,18 J, biết rằng khi đốt cháy 1 mol cacbon tỏa ra 394 kJ. Tính khối lượng than chứa 75% cacbon cần đốt cháy để sinh ra lượng nhiệt đủ đun nóng 1 lít nước (D = 1 g/cm3) từ 25oC lên 100 oC, giả sử nhiệt lượng sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước và các tạp chất của than không cháy. 2.3. Muối Epsom (MgSO4.nH2O) có nhiều lợi ích cho sức khoẻ (dùng để pha chế thuốc nhuận tràng), được dùng làm phân bón cho cây hay dùng để khử khuẩn. Khi cho 10 gam MgO tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thu được 110 gam dung dịch (A). Khi làm lạnh 110 gam dung dịch (A) thì có 12,3 gam muối Epsom tách ra, phần dung dịch bão hoà có nồng độ 24,56%. 2.3a) Viết phản ứng hóa học xảy ra. 2.3b) Xác định công thức của muối Epsom. 2.4. Trong quá trình điều chế kim loại, có xảy ra các phản ứng hóa học. Hãy viết các phản ứng hóa học xảy ra trong các quá trình điều chế sau: 2.4a) Từ quặng bôxit ( thành phần chính là Al2O3) viết 4 phương trình phản ứng xảy ra khi điều chế kim loại Al. 2.4b) Từ dung dịch CuSO4 viết 1 phương trình phản ứng xảy ra khi điều chế Cu. 2.4c) Từ dung dịch FeCl2 viết 3 phương trình phản ứng xảy ra khi điều chế Fe. 1
  2. Câu 3: (4,0 điểm) 3.1. Có 4 dung dịch không màu: KHSO4, NaHCO3, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2. Đựng trong 4 lọ riêng biệt chứa các chất: X, Y, Z, M. Gọi là dung dịch X; dung dịch Y; dung dịch Z và dung dịch M. - Đun nóng 4 dung dịch. + Dung dịch X và dung dịch Y: xuất hiện kết tủa trắng và khí không màu thoát ra. + Dung dịch Z và dung dịch M không có dấu. - Dung dịch M tác dụng với dung dịch Y là chất tạo kết tủa trắng đồng thời có khí không màu thoát ra. - Dung dịch M tác dụng với dung dịch Z và dung dịch X đều có khí thoát ra. 3.1a) Xác định các chất X, Y, Z, M. 3.1b) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 3.2. Một hỗn hợp m gam rắn (A) gồm 2a mol Na2CO3; a mol BaCl2 và a mol MgCl2. Hòa tan hoàn toàn rắn (A) vào nước được dung dịch (B) và rắn (C). Điện phân dung dịch (B) có màng ngăn đến khi hết khí Cl 2 thì dừng lại thu được dung dịch (D) và V lít hỗn hợp khí (E). Nhiệt phân hoàn toàn rắn (C) trong bình kín được khí (F) và rắn (N). Hòa tan hoàn toàn (N) vào nước thu được dung dịch (M) và 4 gam rắn (H). Cho 0,1 mol P2O5 tác dụng hết với dung dịch (D). Sau phản ứng thu được x gam muối. 3.2a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 3.2b) Tính giá trị m; V và x. 3.3. Có hai dung dịch: Dung dịch (A) chứa 0,2 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3; dung dịch (B) chứa 0,5 mol HCl. Người ta tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Đổ rất từ từ dung dịch (B) vào dung dịch (A) cho đến hết. - Thí nghiệm 2: Đổ rất từ từ dung dịch (A) vào dung dịch (B) cho đến hết. 3.3a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 3.3b) Tính thể tích khí thoát ra trong hai thí nghiệm trên. Câu 4: (4,0 điểm) 4.1. Khử hoàn toàn một oxit sắt (X) ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO sau phản ứng thu được 0,84 gam sắt và 0,02 mol khí CO2. 4.1a)Tìm công thức của (X) và giá trị V. 4.1b) Hỗn hợp (Y) gồm X, FeO và Ag (trong đó nguyên tố oxi chiếm 19,2% theo khối lượng). Cho m gam (Y) tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch (Z) và còn lại 0,248m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch (Z) tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa (T). Đem nung (T) ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 100 gam chất rắn khan. - Viết các phương trình phản ứng xảy ra. - Tính m và phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp (Y) 4.2. Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam kim loại Al vào dung dịch loãng chứa 0,2 mol H2SO4 thu được khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X được kết quả sau: Thể tích dung dịch NaOH (ml) 140 240 Khối lượng kết tủa (gam) a gam b gam 4.2a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 4.2b) Tính giá trị của a và b. 2
  3. 4.3. Cho V lít CO2 vào dung dịch (X) chứa 0,12 mol Ba(OH)2 và 0,1 mol NaOH thu được kết tủa theo kết quả sau: V lít khí CO2 4,928 lít 5,376 lít Khối lượng kết tủa (gam) x gam y gam 4.3a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 4.3b) Tính giá trị của x và y. Câu 5. (1,0 điểm) Chỉ dùng thêm chỉ thị màu là dung dịch phenolphtalein. Nêu cách nhận biết biết 3 dung dịch: HCl 0,1M; NaOH 0,1M; NaCl 0,1M. Viết phương trinhg phản ứng ra nếu có.(Xem như dụng cụ thực hành đầy đủ) Câu 6: (4,0 điểm) 6.1. Cho các đơn chất có công thức hóa học như sau H, M và X2 . Biết rằng - H là kim loại được dùng làm dụng cụ nhà bếp, trang trí nội thất, trong công nghiệp H được điều chế từ quặng bôxit. - M là kim loại màu đỏ, nặng, có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, hợp kim của M được sử dụng làm lõi dây dẫn điện. - X2 là chất khí màu vàng lục, được dùng để khử trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng vài sợi, bột giấy. 6.1a) Xác định H, M và X2 6.1b) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: + Đốt H, M lần lượt trong khi X2 + Cho H, M lần lượt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng + Cho H, X2 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở điều kiện thường. 6:2. Hòa tan hết m gam hỗn hợp (X) gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa H2SO4 thu được 3,584 lít khí SO2 đo đktc (không còn sản phẩm khử nào khác) và dung dịch (Y) chứa muối và axit dư. Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa. Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 42,345 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 6.2a)Viết phản ứng hóa học xảy ra 6.2b) Tính giá trị m. Hết./. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2