intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT TP. Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

37
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT TP. Kon Tum’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học sinh giỏi, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT TP. Kon Tum

  1. UBND THÀNH PHỐ KONTUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2022-2023 - Môn: HOÁ HỌC – LỚP 9 ĐỀ THI CHÍNH THỨC - Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) - Ngày thi: 10/01/2023 (Đề thi gồm 9 câu, 02 trang) Câu 1: (2,0 điểm) 1/ Viết phương trình hoá học (nếu có) trong các thí nghiệm sau: a) Thí nghiệm 1: Cho mẩu Ba vào dung dịch CuSO4. b) Thí nghiệm 2: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong. c) Thí nghiệm 3: Cho mẩu Na vào dung dịch AlCl3. d) Thí nghiệm 4: Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch FeCl2. Câu 2: (1,5 điểm) Viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa dưới đây và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có). FeS ⎯⎯ H2S ⎯⎯ SO2 ⎯⎯ SO3 ⎯⎯ H2SO4 (1) → (2) → (3) → (4) → (5) (6) Câu 3: (1,5 điểm) Chỉ dùng dung dịch NaOH hãy nhận biết 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Viết các phương trình phản ứng minh họa. Câu 4: (1,0 điểm) Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ ở hình vẽ bên có thể dùng để điều chế, thu những chất khí nào trong số các khí sau: Cl2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4? Giải thích. Ứng với mỗi khí điều chế được, hãy chọn một cặp chất A và B thích hợp để viết phương trình phản ứng điều chế chất khí đó. Câu 5: (3,0 điểm) Cho hỗn hợp kim loại Mg, Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp muối Cu(NO 3)2, AgNO3. Phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch chứa 2 muối. Trình bày phương pháp tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp A mà không làm thay đổi lượng của chúng có trong A. Viết các phương trình hóa học đã xảy ra. Câu 6: (2,0 điểm) Hai nguyên tử A và B có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 177, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt mang điện của A là 8. a) Xác định hai nguyên tố A và B. Trang 1/2
  2. b) Cho 18,6 gam hỗn hợp A và B tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X có chứa 39,9 gam muối. Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được m gam kết tủa. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính giá trị m. Câu 7: (2,0 điểm) Nung 16,8 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và CaCO3 đến khối lượng không đổi. Dẫn toàn bộ khí thu được vào 180ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 33,49 gam kết tủa. Hãy viết phương trình phản ứng và tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp X. Câu 8: (3,0 điểm) Hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Lấy 3,31 gam X cho vào dung dịch HCl dư, thu được 0,784 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu lấy 0,12 mol X tác dụng với khí clo dư, đun nóng thu được 17,27 gam hỗn hợp chất rắn Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng của các chất trong 3,31 gam X. Câu 9: (4,0 điểm) 2/ Hỗn hợp bột A gồm Fe, RO, R (trong đó R là kim loại có hóa trị cao nhất là II, hiđroxit của R không lưỡng tính). Chia 57,6 gam hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp A nung nóng để khử hoàn toàn oxit thành kim loại thu được hỗn hợp khí B, chất rắn C. Dẫn B qua dung dịch nước vôi trong thu được 6 gam kết tủa và dung dịch D. Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch D để được lượng kết tủa lớn nhất thì lượng dung dịch NaOH cần dùng ít nhất là 20 ml. Hòa tan chất rắn C trong dung dịch H2SO4 loãng dư còn lại 16 gam chất rắn không tan. Phần 2: Hòa tan trong dung dịch HCl. Sau một thời gian thu được dung dịch E, khí G và chất rắn F gồm hai kim loại. Cho dung dịch E tác dụng với dung dịch KOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 17,1gam một kết tủa duy nhất. Hòa tan chất rắn F vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 5,936 lít khí SO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại R? (Biết: Mg = 24; Fe = 56; Cu = 64; Zn =65; Ag = 108 ; Ca = 40; Ba = 137 ; Al = 27; H = 1; Na = 23; K = 39 ; O = 16; Cl = 35,5; N= 14; C = 12; S = 32). ----------------Hết--------------- Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Giám thị không được giải thích gì thêm. Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2