intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử THPT năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Tây Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

8
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử THPT năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Tây Ninh” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử THPT năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Tây Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2024-2025 Ngày thi: 25 tháng 9 năm 2024 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ------------------------------------------------------------------- ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 02 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi) Câu 1: (2,5 điểm) Tại sao nói các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại đã và đang đưa loài người chuyển sang nền văn minh mới? Thế hệ trẻ Việt Nam cần phải làm gì để đưa trình độ khoa học - kĩ thuật của đất nước ngày càng phát triển hơn? Câu 2: (2,5 điểm) Nét mới trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) là gì? Chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân đã gây ra những hệ quả gì cho các nước Đông Nam Á? Câu 3: (3,0 điểm) Với hiểu biết và kiến thức đã học về lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay, anh/chị hãy: a) Giải thích nguyên nhân Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại từ năm 1977. b) Làm rõ về nhân tố hàng đầu gây căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trong những năm 1979-1991. c) Xác định những thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Câu 4: (3,0 điểm) Đọc đoạn tư liệu sau: “Với ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên xâm lược, Quân và dân nhà Trần đã làm nên những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Thắng lợi đó là minh chứng hùng hồn, khẳng định sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của vương triều Trần cùng tinh thần tự lực, tự cường, ý chí cố kết cộng đồng và quyết tâm bảo vệ non sông, bờ cõi của quân, dân Đại Việt”. (Hà Thành, Sự chỉ đạo chiến lược - yếu tố quyết định thắng lợi trong ba cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, Tạp chí quốc phòng toàn dân ngày 30/11/2021) Từ tư liệu, hiểu biết về Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên của nhà Trần ở thế kỉ XIII cùng Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược (1945-1975) anh/chị hãy: a) Làm rõ “sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của vương triều Trần cùng tinh thần tự lực, tự cường, ý chí cố kết cộng đồng và quyết tâm bảo vệ non sông, bờ cõi của quân, dân Đại Việt” trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thế kỉ XIII. b) Bài học trên được thực hiện ra sao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945-1975)? c) Rút ra những đặc điểm của truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trang 1/2
  2. Câu 5: (3,0 điểm) Phân tích những ưu điểm, hạn chế trong nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ. Từ đó, rút ra nguyên nhân thất bại của cuộc cải cách. Cuộc cải cách này đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay? Câu 6: (3,0 điểm) Đọc đoạn thông tin sau: Ngày 21-7-1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được chính thức ký kết tại Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp. Đây là kết quả của quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt và phức tạp trên cả 2 mặt trận chính trị, quân sự đỉnh cao của nghệ thuật kết hợp "vừa đánh vừa đàm". Hiệp định là văn bản pháp lí đầu tiên công nhận các quyền dân tộc cơ bản của dân tộc Việt Nam. Nó đã chính thức khép lại cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho ngụy nhào”. a) Tìm các lỗi sai trong đoạn thông tin trên và sửa lại cho đúng. b) Rút ra và nhận xét quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp định Pari. c) Hiện nay, Việt Nam cần phải làm gì để bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản đó? Câu 7: (3,0 điểm) Đọc 2 đoạn tư liệu sau: Tư liệu 1: Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch, ngày 9 tháng 9 năm 1969 đã khẳng định: “…Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta…”. Tư liệu 2: Năm 1987, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết số 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghị quyết khẳng định Người là “một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội”, đồng thời “là hiện thân khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. Từ tư liệu và hiểu biết về cuộc đời và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh anh/chị hãy: a) Khái quát những công lao to lớn của Người đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. b) Rút ra những phẩm chất tiêu biểu của anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh. c) Nêu hành động cụ thể mà anh/chị có thể thực hiện để tiếp tục “…làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta…”. ---HẾT--- Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2