intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thuận Thành số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thuận Thành số 1” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thuận Thành số 1

  1. SỞ GDĐT BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPTTHUẬNTHÀNH I NĂM HỌC 2022 – 2023 ( Đề gồm  có 02 trang) Môn thi: Ngữ văn  – Lớp 11 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:       Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo, mặt nào cũng tốt, khi nào cũng tốt và ai   đó là hoàn toàn ngược lại, không có gì đáng giá cả, cuộc đời họ là một màu đen   tuyền.      Ngay cả người được coi là xấu nhất, nếu chịu khó nhìn kỹ, theo dõi kỹ, ta vẫn   cảm nhận được không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn mà chưa chắc   người bình thường đã có. Còn người tốt thì cũng đừng có nghĩ rằng không có lúc   nào họ xấu hoặc có những mặt những tính chất khác người khó chịu, làm nhiều   người phiền muộn.      Vấn đề  ta thường thấy  ở  đây là có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu   nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là   xấu.     Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: "Ai cũng có một   vầng trăng và một đám mây đen". Câu nói đó có ý nghĩa tích cực là khuyên răn   con người hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ  và xóa   dần màu xám xịt của đám mây đen. Người tốt cũng đừng chủ  quan là mình sẽ   không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tự tu   dưỡng điều chỉnh mình được.      Đời người là một sự phấn đấu không ngừng, một sự điều chỉnh bổ sung liên   tục. (Trích Phong cách sống của người đời, Nhà báo Trường Giang,  https://www.chungta.com) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, vấn đề ta thường thấy là những gì? Câu 3. Theo anh/chị việc xóa dần màu xám xịt của đám mây đen có tác dụng gì?  Câu 4. Lời khuyên về người tốt và người xấu của tác giả gợi anh/chị suy nghĩ gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
  2. Câu 1. (2,0 điểm) Từ   nội   dung   đoạn   trich ́   ở   phần   Đọc   hiểu,   anh/   chị   hãy   viết   một   đoạn   văn  (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về  ý nghĩa của sự  phấn đấu không ngừng   của con người trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Trong tác phẩm Tùy Viên thi thoại, nhà phê bình văn học Viên Mai (Trung Quốc)  viết: “Làm người thì không nên có cái tôi nhưng làm thơ  thì không thể không có   cái tôi”.  Anh (chị) hiểu ý kiến trên như  thế  nào? Hãy làm sáng tỏ  cái tôi của một số  nhà   thơ trong phong trào Thơ mới lãng mạn Việt Nam (1932 ­ 1945). ____________Hết_____________ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Phầ Câu/ Nội dung Điểm n Ý I Đọc hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0.75 2   Theo tác  giả, vấn  đề  ta  thường thấy là:  có người tốt   0.75 nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc   người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu. Hướng dẫn chấm:  ­ Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. ­ Học sinh trả lời 2 đến 3 ý: 0,5 điểm. ­ Học sinh trả lời 1 ý: 0,25 điểm. 3  Việc xóa dần màu xám xịt của đám mây đen có tác dụng:  1,0 ­ Giúp con người tìm thấy điểm yếu của bản thân và cải  thiện chúng nhằm đem lại cho mình sức mạnh thay đổi   nhiều khía cạnh của cuộc sống; giải quyết các vấn đề  một cách dễ  dàng hơn và con người sẽ  nhận ra rằng, dù   khó khăn thế nào thì vẫn sẽ có cách để thành công. ­ Giúp con người vượt ra khỏi vùng an toàn của bản thân  để làm những điều chưa bao giờ dám nghĩ. Thay vì luôn e  sợ  và quẩn quanh với những điều quen thuộc thì giờ  đây,  con người có thể suy nghĩ đến những cảnh tượng mới mẻ  hơn và tốt đẹp hơn. Hướng dẫn chấm: 
  4. ­ Học sinh trả lời như đáp án: 1,0  điểm. ­ Học sinh trả lời được 01 ý: 0,5 điểm. Lưu ý: HS có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. 4 Lời khuyên về người tốt và người xấu của tác giả gợi suy  0,5 nghĩ: ­ Học sinh tóm lược lại lời khuyên về  người tốt và người   xấu của tác giả thể hiện trong văn bản: Người tốt cũng có  lúc mắc sai lầm biến thành người xấu; còn người xấu nếu  tìm   hiểu   kĩ,   họ   vẫn   có  không   ít   điều   hay   lẽ   phải   với   những nét hấp dẫn; ­ Nêu suy nghĩ bản thân: Khi đã thành người tốt, càng phải  giữ vững và phát huy những điều tốt đẹp, không rơi vào tự  cao, tự mãn. Khi lỡ làm điều sai lầm, rơi vào cái xấu, cần  phải tìm cách sửa chữa cái sai kịp thời, đừng nên tự  ti,   mặc cảm tội lỗi. Hướng dẫn chấm:  ­ Học sinh nêu  được đầy đủ như đáp án:0,5  điểm. ­ Học sinh trả lời thiếu 01  ý  trừ: 0,25 điểm. II Làm văn 1    Từ  nội dung đoạn trich  ́ ở  phần Đọc hiểu, anh/ chị  hãy  2,0 viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý   nghĩacủa sự  phấn đấu không ngừng của con người trong  cuộc sống. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận : 0,25           Học sinh có thể  trình bày đoạn văn theo cách diễn  dịch, quy nạp, tổng – phân­hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã  0,25 hội: ý nghĩacủa sự phấn đấu không ngừng của con người  trong cuộc sống. c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển   1,0 khai vấn đề nghị  luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ  ý nghĩacủa sự phấn đấu không ngừng của con người trong 
  5. cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau: ­ Giải thích: sự  phấn đấu không ngừng nghỉ  là sự  nỗ  lực  liên tục của mỗi người trong cuộc sống nói chung, trong   công việc và học tập nói riêng. ­  Ý nghĩacủa  sự  phấn đấu không ngừng  của con người  trong cuộc sống: + Tạo cho con người tính bền bỉ, gắng sức nhằm đạt tới   mục đích cao đẹp. +  Giúp con người trở  nên năng nổ, cần cù, không chỉ  có  được thành tựu mà còn tạo nhiều cơ  hội cho con người   trong cuộc sống. + Tạo nên sức mạnh tinh thần để chiến thắng chính mình,  xoá tan đám mây đen để hiện ra vầng trăng sáng ngời, thay   cái xấu thành cái tốt. ­ Bài học nhận thức và hành động. + Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn để thấy rằng sự  phấn đấu không ngừng là rất cần thiết, nhằm khẳng định  vị trí, vai trò của mình trong xã hội. + Mỗi người cần có hành động đúng đắn: sống là hành  động, phấn đấu không ngưng nghỉ  để  biến  ước mơ, hoài  bão thành hiện thực. Lưu ý: HS só thể  triển khai theo nhiều cách nhưng phải   làm   rõ   ý   nghĩacủa   sự   phấn   đấu   không   ngừng   của   con   người trong cuộc sống; có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm   riêng   nhưng   phải   phù   hợp   với   chuẩn   mực   đạo   đức   và   pháp luật. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả,  0,25 dùng từ, đặt câu Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 05 lỗi chính  tả, ngữ pháp.. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ  0,25 sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 
  6. Hướng dẫn chấm:Học sinh huy động được kiến thức và   trải nghiệm của bảnthân khi bàn luận về  sự  phấn đấu   không ngừng nghỉ; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề   nghị  luận; có sáng tạo trong viếtcâu, dựng đoạn, lời văn   có giọng điệu, hình ảnh. 2 Trong tác phẩm Tùy Viên thi thoại, nhà phê bình văn học  5,0 Viên Mai (Trung Quốc) viết: “Làm người thì không nên có   cái tôi nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”.  Anh (chị) hiểu ý kiến trên như  thế  nào? Hãy làm sáng tỏ  cái tôi của một số  nhà thơ  trong phong trào Thơ  mới lãng  mạn Việt Nam (1932 ­ 1945). 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị  luận về  một ý kiến bàn   0,25 về văn học:           Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu  được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết  luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Bàn về vai trò của cái tôi trong thơ ca và cái tôi trong sáng   tác của một số  nhà thơ  trong phong trào Thơ  mới lãng   mạn Việt Nam (1932 ­ 1945).  Hướng dẫn chấm: ­ Học sinh xác định đúng vấn đề  cần nghị  luận: 0,5 điểm ­ Học sinh xác định chưa đầy đủ  vấn đề  nghị  luận: 0,25   điểm 3. Triển khai vấn đề  nghị  luận thành các luận điểm;   thể  hiện cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao   tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.  Cụ thể: 0,5 a. Giải thích nhận định: ­ “Cái tôi”: nét riêng, đặc điểm riêng mang tính cá nhân  của một người nào đó. ­ “Làm người không nên có cái tôi”:  cái tôi  ở  đây được  hiểu là tư tưởng cá nhân, ích kỉ, nhỏ bé, tầm thường đáng  lên án. ­ “Làm thơ không thể không có cái tôi”: cái tôi trong thơ là  cái tôi xúc cảm, là cá tính sáng tạo của nhà thơ. ­ Ý kiến của Viên Mai nhấn mạnh đến cái tôi trong thơ. 
  7. Người làm thơ phải thể  hiện được phong cách trong sáng  tạo nghệ thuật. Nhà thơ phải khẳng định được dấu ấn cá   0,5 nhân chủ quan của mình trong thơ.  b. Bàn luận vấn đề: Ý kiến này xuất phát từ đặc trưng của thơ và yêu cầu của  hoạt động sáng tạo nghệ thuật. ­ Thơ chính là sự thể hiện mình một cách trực tiếp và chân  thành nhất. Thơ  chính là tiếng lòng của nhà thơ. Khi có  những xúc cảm trào dâng mãnh liệt, nhà thơ  lại tìm đến  thơ để giãi bày, sẻ chia. ­ Xúc cảm trong thơ không phải là của ai khác mà chính là   những băn khoăn, trăn trở, những tình cảm, suy nghĩ của  chính nhà thơ trước cuộc đời. Cho nên làm thơ  không thể  không có cái tôi. ­Khi làm thơ, nhà thơ  cần có phong cách riêng, độc đáo ­  “cái tôi” thể  hiện trong sáng tác của mình. Thơ  ca chỉ  có  giá trị  khi in đậm cá tính sáng tạo cái tôi xúc cảm của   chính nhà thơ. ­ Cái tôi trong thơ  thể  hiện  ở  các phương diện của nội  2,0 dung và hình thức trong tác phẩm. c. Phân tích và chứng minh: * Phong trào Thơ mới là sự trỗi dậy và khẳng định của cái  tôi trong thơ  lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945.   Điểm qua các gương mặt của phong trào Thơ  mới: Thế  Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử,  Chế lan Viên... (trích dẫn nhận định của Hoài Thanh: trong  dàn đồng ca của Thơ mới...). *  Biểu hiện cái tôi của một số  nhà thơ  trong phong trào   Thơ mới: ­Cái tôi Xuân Diệutrong bài thơ Vội vàng: + Nội dung: Cái tôi xúc cảm đắm say, yêu đời yêu cuộc  sống cuồng nhiệt khát khao giao cảm với đời; cái tôi lo sợ  và ám  ảnh trước bước đi, trôi chảy của thời gian; cái tôi  đam mê, khát khao sống tận hiến, tận hưởng từng giây  từng phút của cuộc đời, đặc biệt là những tháng năm tuổi  trẻ... + Hình thức nghệ thuật: những câu thơ tự do ngắn dài linh  
  8. hoạt; điệp từ, điệp cấu trúc; hình  ảnh tươi mới; so sánh  táo bạo... khẳng định xúc cảm mãnh liệt của cái tôi Xuân  Diệu. ­ Cái tôi Huy Cận trong bài thơ Tràng giang: + Nội dung: Cái tôi ám ảnh trước không gian mênh mông,  mang mối sầu vạn kỉ; cái tôi nhỏ  bé, đơn côi, lênh đênh  trôi dạt giữa dòng đời; cái tôi khát khao giao cảm với đời;  cái tôi với lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha... + Hình thức nghệ thuật: Cái tôi với lối diễn đạt mang màu  sắc cổ điển nhưng gửi gắm nồi niềm cái tôi mang hơi thờ  thời đại. ­ Cái tôi Hàn Mặc Tửtrong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ: + Nội dung:Cái tôi khát khao sống, khát khao yêu, khát  khao hạnh phúc nhưng lúc nào cũng gắn liền với nỗi đau,  nỗi ám  ảnh chia lìa, mặc cảm vì bệnh tật, quỹ  thời gian  sống còn quá ngắn ngủi. + Hình thức nghệ  thuật:nhà thơ  phân thân để  hỏi chính  mình; mạch thơ đứt nối bất ngờ, vận động theo chiều hư  ảo   khó   nắm   bắt;   hình   ảnh   thơ   khi   tươi   sáng,   lúc   mờ  nhòa... *Nhận xét: ­ Cái tôi của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử là những  cái tôi tiêu biểu nhất trong phong trào Thơ  mới lãng mạn   Việt Nam 1932 – 1945. ­ Cái tôi của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử    không  chỉ  khẳng định vị  trí của từng tác giả  trong văn học lãng  mạn Việt Nam mà còn có  ảnh hưởng đến các nhà thơ  khác. Lưu ý:  Trong quá trình làm bài thí sinh cần bám sát văn   bản phân tích chỉ rõ cái tôi biêu hiện trên hai phương diện   nội dung và nghệ  thuật để  thấy được gương mặt riêng  của các nhà thơ. Hướng dẫn chấm: Phân tích đầy đủ, sâu sắc (3,0 điểm); phân tích chưa đầy   đủ  hoặc chưa sâu (1,5 điểm – 2,0 điểm); phân tích chung   chung chưa rõ các ý (1,0 điểm); phân tích sơ  lược, không   rõ các ý (0,25 điểm – 0,5 điểm)
  9. d. Bàn luận mở rộng: 0,5 ­ Bài học đối với người sáng tác: người nghệ  sĩ phải tạo  được dấu  ấn phong cách riêng trên con đường sáng tạo  nghệ thuật. ­ Bài học đối với bạn đọc: khi tiếp nhận một tác phẩm  văn học cần chú ý đến cái tôi cá nhân – dấu ấn phong cách   của tác giả, coi đó là tiêu chuẩn đánh giá tài năng và sự  sáng tạo của người nghệ sĩ.  Hướng   dẫn   chấm:HS   bàn   luận   được   mỗi   ý   đạt   0,25   điểm. e.Sáng tạo 0,5             Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu   sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm:Học sinh biết vận dụng lí luận văn   học trong quá trình phântích, đánh giá; biết so sánh với   các tác phẩm khác; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực   tiễnđời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. g.Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25        Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng   Việt. Hướng dẫn chấm:Không cho điểm nếu bài làm mắc từ   05 lỗi chính tả, ngữ pháp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2