intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

21
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học sinh giỏi, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

  1. TRƯỜNG THPT THỊ XÃ KỲ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 11 THPT QUẢNG TRỊ Khóa ngày 11 tháng 4 năm 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Đề có 01 trang Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1(3.0 điểm). Phân tích những tác động của quy luật giá trị đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa? Từ đó chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của quy luật giá trị. Câu 2(4.0 điểm). Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường, ba bạn Tâm, Nga và Huy có tranh luận: Tâm cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa. Nga lại khẳng định: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động. Huy thì lại cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động. a) Theo em, ai nói đúng? Vì sao? b) Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa. Câu 3(5.0 điểm). Tình huống: Hai doanh nghiệp D và G cùng sản xuất bột giặt để bán ra thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp D tiêu thụ rất tốt do được người tiêu dùng ưa chuộng. Để cạnh tranh với doanh nghiệp D, doanh nghiệp G đã thiết kế bao bì với tên sản phẩm, màu sắc, họa tiết rất dễ gây nhầm lẫn với sản phẩm của doanh nghiệp D. a) Theo em, hành vi của doanh nghiệp G thể hiện cạnh tranh như thế nào? Việc cạnh tranh như vậy dẫn đến hậu quả gì? b) Từ trường hợp trên, em hiểu như thế nào là cạnh tranh không lành mạnh? c) Theo em, cần phải làm gì để ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh? Câu 4(4.0 điểm). Việc nuôi cá đang ổn định nhưng thấy nhà hàng xóm nuôi ba ba bán cho các nhà hàng đặc sản ngoài phố có thu nhập tốt hơn, chị N có ý định bỏ nuôi cá để chuyển hướng sang nuôi ba ba. Dựa trên sự phân tích mối quan hệ cung - cầu về mặt hàng ba ba, em hãy đưa ra lời khuyên cho chị N. Câu 5(4.0 điểm).“Bạo lực học đường” là một vấn nạn trong môi trường học đường mà xã hội đang đặt nhiều sự quan tâm. Hãy cho biết suy nghĩ của em về vấn đề này. ---------HẾT--------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 11 – NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu Nội dung Điểm Phân tích những tác động của quy luật giá trị đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa? Từ đó chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của quy luật giá trị. *Phân tích tác động của quy luật giá trị. - Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa: Thông qua biến động của giá cả sẽ phân phối lại các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, phân phối hàng từ nơi này sang nơi khác để thu lợi nhuận nhiều hơn. 1 - Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên. 2.0 (3.0đ) Để thu được nhiều lợi nhuận họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật và nâng cao tay nghề, hợp lí hóa sản xuất. -Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. Người sản xuất giỏi sẽ thu nhiều lợi nhuận và trở nên giàu có, người sản xuất kém sẽ bị thua lỗ, phá sản và nghèo đi. *Tích cực: Thị trường mở rộng, hàng hóa đa dạng thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu 1.0 cầu của người tiêu dùng, kích thích sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. *Hạn chế: Phân hóa giàu nghèo làm ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, xã hội. Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường, ba bạn Tâm, Nga và Huy có tranh luận: Tâm cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa. Nga lại khẳng định: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động. Huy thì lại cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động. a) Theo em, ai nói đúng? Vì sao? b) Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa. a)Theo em, người nói đúng là Nga vì: hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán. Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ ba điều kiện: - Do lao động tạo ra. - Có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu của con người. 2.0 2 - Phải thông qua trao đổi mua – bán. (4.0đ) Như vậy, mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động. b) Hai thuộc tính của hàng hóa. *Giá trị sử dụng: Là công dụng của hàng hóa, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người. - Một hàng hóa có một hoặc nhiều công dụng. - Công dụng của hàng hóa ngày càng nhiều là nhờ sự phát triển của KHKT - Giá trị sử dụng của hàng hóa là một phạm trù vĩnh viễn. 2.0 *Giá trị của hàng hóa: Là giá trị của sức lao động kết tinh trong hàng hóa đó. - Giá trị trao đổi: Là tỉ lệ trao đổi giữa hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. - Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động. +Thời gian lao động cá biệt. +Thời gian lao động xã hội cần thiết. Tình huống: Hai doanh nghiệp D và G cùng sản xuất bột giặt để bán ra thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp D tiêu thụ rất tốt do được người tiêu dùng ưa chuộng. Để cạnh tranh với doanh nghiệp D, doanh nghiệp G đã thiết kế bao bì với tên sản phẩm, màu sắc, họa tiết rất dễ gây nhầm lẫn với sản phẩm của doanh nghiệp D. a) Theo em, hành vi của doanh nghiệp G thể hiện cạnh tranh như thế nào?
  3. Việc cạnh tranh như vậy dẫn đến hậu quả gì? b) Từ trường hợp trên, em hiểu như thế nào là cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh? c) Theo em, cần phải làm gì để ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh? a)Khái niệm cạnh tranh: là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế nhằm dành những điều kiện thuận lợi nhất để thu lợi nhuận. Hành vi của doanh nghiệp G thể hiện cạnh tranh không lành mạnh. Hậu quả: - Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp 1.5 của doanh nghiệp D. - Gây rối loạn thị trường. - Làm mất niềm tin giữa con người với con người. b)Cạnh tranh không lành mạnh là cạnh tranh vừa vi phạm phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức. Biểu hiện: 3 - Chạy theo lợi nhuận khai thác tài nguyên bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường. 1.5 (5.0đ) - Không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương. - Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. c)Biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh. *Đối với người sản xuất kinh doanh: phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng đạo đức doanh nghiệp. *Đối với người tiêu dùng: nói “không” với hàng hóa giá rẻ kém chất lượng, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Lên án, đấu tranh với những hành vi cạnh 2.0 tranh không lành mạnh. *Đối với nhà nước: Thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lí nghiêm mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh tế. Việc nuôi cá đang ổn định nhưng thấy nhà hàng xóm nuôi ba ba bán cho các nhà hàng đặc sản ngoài phố có thu nhập tốt hơn, chị N có ý định bỏ nuôi cá để chuyển hướng sang nuôi ba ba. Dựa trên sự phân tích mối quan hệ cung - cầu về mặt hàng ba ba, em hãy đưa ra lời khuyên cho chị N. Khuyên chị N không nên chuyển hướng sang nuôi ba ba vì: 1.0 - Bỏ nuôi cá lúc này sẽ rất lãng phí, chị đã tốn biết bao công sức và tiền của để 4 nuôi cá. (4.0đ) - Nuôi ba ba cần phải có một quá trình, chờ đến khi thu hoạch thì nhu cầu về ba ba có thể đã giảm xuống. - Khi chị nuôi ba ba thì số lượng cung ba ba sẽ tăng lên trong khi đó số lượng cầu ba ba giữ nguyên hoặc giảm xuống (nhà hàng đặc sản), đến lúc đó giá cả ba ba cũng sẽ giảm. 3.0 - Cá sẽ bán được cho không chỉ ở các nhà hàng mà còn có thể bán được ở chợ, đối tượng mua sẽ nhiều hơn vì vậy nuôi và bán cá vẫn đảm bảo thu được lợi nhuận cao. - Hết vụ cá này, nêu thấy nhu cầu về ba ba vẫn tăng, có thể thu nhiều lợi nhuận hơn, lúc đó chị N chuyển hướng sang nuôi ba ba vẫn chưa muộn. “Bạo lực học đường” là một vấn nạn trong môi trường học đường mà xã hội đang đặt nhiều sự quan tâm. Hãy cho biết suy nghĩ của em về vấn đề này. *Nêu được khái niệm “Bạo lực học đường” - Bạo lực học đường: là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành 0,5 động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo dục. *Thực trạng:
  4. -Trường học là môi trường lành mạnh, nơi đó có tình yêu thương giữa thầy cô, bạn 5 bè. Là nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp của tuổi thanh xuân trong sáng, vô tư, hồn (4.0đ) nhiên. 0,5 -Bên cạnh đó vẫn còn nhưng bồng bột của lứa tuổi đã gây ra những hành động không thể chấp nhận được, một trong số đó là “Bạo lực học đường”(lấy các ví dụ minh chứng) Đây là một vấn đề đáng báo động thể hiện sự suy đồi nghiêm trọng về đạo đức ở một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay. Hậu quả: 0,5 - Ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe thể chất đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm lí của cả người thực hiện hành vi lẫn nạn nhân của bạo lực học đường. - Ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của gia đình, nhà trường. - Gây hoang mang trong xã hội. Nguyên nhân: *Bản thân HS: -Thiếu suy nghĩ, bốc đồng, thích thể hiện. - Không biết chọn bạn mà chơi. *Gia đình: - Thiếu sự quan tâm. - Gia đình có xu hướng bạo lực. 1.0 *Nhà trường: - Mô hình giáo dục chưa đúng cách, ít tổ chức hoặc tổ chức mang tính hình thức các hoạt động ngoại khóa giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. - Chạy theo thành tích nên còn bao che dung túng cho các hành vi vi phạm của học sinh. *Xã hội: - Môi trường xã hội - Văn hóa bạo lực trong phim ảnh, game có xu hướng bạo lực…trên mạng xã hội. Giải pháp: *Về phía học sinh: - Rèn luyện đạo đức. - Chấp hành nội quy của nhà trường. - Tránh xa các nhân tố bạo lực. - Học cách kiềm chế cảm xúc. 1.0 - Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện. - Xây dựng những tình bạn đẹp. *Về phía gia đình: - Dành thời gian quan tâm đến con cái. - Xây dựng gia đình hạnh phúc. - Phối hợp chặt chẽ với nhà trường. *Về phía nhà trường: - Tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống trong các môn học. - Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa. - Nghiêm khắc xử lí những hành vi vi phạm của học sinh. - Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội *Liên hệ bản thân. 0.5 (Hướng dẫn chấm chỉ trình bày ý cơ bản, nên trong quá trình chấm, thí sinh trình bày những kiến thức không có trong đáp án nhưng kiến thức đó đúng, khoa học thì giám khảo vẫn cho điểm. Nhưng không được vượt quá thang điểm quy định trong đáp án)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0