intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 12 cấp trường năm 2018-2019 có đáp án - Trường THPT Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên

Chia sẻ: Agatha25 Agatha25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi chọn HSG sắp tới cũng như giúp các em củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc giải Đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 12 cấp trường năm 2018-2019 có đáp án - Trường THPT Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên dưới đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 12 cấp trường năm 2018-2019 có đáp án - Trường THPT Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 12 TRƯỜNG THPT LƯU NHÂN CHÚ NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề. ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 04 câu trong 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm) Pháp luật là gì? Hãy trình bày và lấy ví dụ về các đặc trưng cơ bản của pháp luật? Pháp luật có vai trò gì đối với Nhà nước, xã hội và công dân? Câu 2 (6,0 điểm ) Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật? Em hãy cho biết việc rèn luyện đạo đức và ý thức thực hiện pháp luật của học sinh trong nhà trường nơi em đang học tập? Cho ví dụ minh họa? Câu 3 (6,0 điểm) Tình huống: A (22 tuổi) đi xe máy vượt đèn đỏ ở một ngã tư đường phố và đã đâm vào xe máy của B đang đi đến từ phía đường tín hiệu báo đèn xanh. Xe máy của B bị hỏng nặng còn B chỉ bị xây xát nhẹ, A và B đã thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc trên. A đã nhận lỗi thuộc về mình và đền bù thiệt hại cho B một số tiền mà B yêu cầu. Thế nhưng, sau khi 2 bên cùng nhau giải quyết bồi thường thiệt hại thì A còn bị cảnh sát giao thông phạt tiền vì hành vi vượt đèn đỏ. A cho rằng, mình đã bồi thường cho B là được rồi, còn việc cảnh sát giao thông phạt tiền là không đúng pháp luật. a.Theo em, trong trường hợp này A có vi phạm pháp luật không?Vi phạm pháp luật gì? Tại sao? b.Trong trường hợp A đã bồi thường cho B, cảnh sát giao thông có quyền phạt A nữa không? Vì sao? Khi đó A phải chịu trách nhiệm gì? Câu 4 (4,0 điểm) Hãy chứng mình rằng: Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp lại vừa mang bản chất xã hội. Nêu ví dụ minh họa? ========Hết======= Họ và tên thí sinh....................................................SBD....................
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG MÔN GDCD 12 - NH 2018- 2019 Khái niệm PL 1. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và 0,75đ được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. 2. Các đặc trưng cơ bản của pháp luật: - Tính quy phạm phổ biến: vì PL là khuôn mẫu chung, là quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của 0,25đ pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng pahri xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định. + VD: Khi tham gia giao thông qua các ngã 3 ngã 4, ta nhìn thấy cột đèn xanh đèn đỏ. Đến đấy ai cũng biết đèn xanh đi tiếp, đèn đỏ dừng lại, đèn 0,25đ vàng chạy chậm. Nếu ai không làm theo là vi phạm pháp luật. Câu 1 – Tính quyền lực, bắt buộc chung: Pháp luật do nhà nước ban hành và 0,25đ được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước, là quy định bắt buộc với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật, nếu không sẽ bị áp dụng những biện pháp cần thiết, kể cả cưỡng chế để buộc họ tuân theo hoặc để khắc phục những hậu quả do việc làm trái pháp luật của họ gây nên. + VD: pháp luật cấm vận chuyển, cấm sử dụng , buôn bán chất ma túy, nếu 0,25đ bất cứ ai vận chuyển, sử dụng , buôn bán ma túy bị công an bắt được quả tang , có chứng cứ, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. – Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chưa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm 0,25đ quyền ban hành, gọi là các văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản này đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một mặt nghĩa để ai đọc cũng hiểu đúng và thực hiện chính xác các quy định; cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
  3. + VD: Luật HN và GĐ là hệ thống các quy phạm PL quy định chế độ Hôn 0,25đ nhân – GĐ –Trách nhiệm công dân. Nội dung này phù hợp với quy định về HN và GĐ trong HP.. 3. Vai trò của pháp luật...: * Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội 0,25đ - Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. - Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm 0,25đ tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ. - Quản lý xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ, công bằng, phù hợp 0,25đ với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. - Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một 0,25đ cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh của quyền lực Nhà nước nên hiệu lực thi hành cao. - Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên phạm vi 0,25đ toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội. * Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình - Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định rõ công dân được phép làm gì. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình. - Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, khiếu nại và tố cáo, hình 0,5đ sự, tố tụng quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Căn cứ vào quy định này, công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. * Sự giống nhau:
  4. - Đạo đức và pháp luật đều góp phần điều chỉnh hành vi con người sao cho 0,5đ phù hợp với lợi ích,yêu cầu chung của xã hội, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội. * Sự khác nhau: Đạo Đức Luật Pháp - Nguồn gốc ra đời từ đời sống XH - Pháp luật ra đời khi có sự phân chia giai cấp(các quy tắc xử sự trong đs được ghi nhận thành QPPL) - Nội dung: Chuẩn mực, quan - Các quy tắc xử sự( những việc được niệm thuộc đời sống tinh thần của làm, phải làm, không được làm) con người(thiện, ác, lương tâm..) 2,5đ - Việc thực thi mang tính tự giác, - Mang tính bắt buộc, cưỡng chế, tất tự nguyện, ... yếu. - Hình thức thể hiện: nhận thức, - VBQPPL tình cảm của con người - Phương thức tác động: dư luận - Bắt buộc, cưỡng chế bằng sức mạnh Câu 2 XH, lương tâm Nhà nước. *Liên hệ: Liên hệ được với việc rèn luyện đạo đức và ý thức thực hiện pháp luật của học sinh trong nhà trường nơi em đang học tập tốt hay không. Để có được kết quả như trên, nhà trường đã thực hiện các biện pháp sau: - Quán triệt hs nắm vững và thực hiện tốt nội quy nhà trường, quy định của PL. Yêu cầu viết cam kết có xác nhận của gia đình hs. - Nhà trường đổi mới các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nội dung và hình thức tổ chức trong nhà trường thực hiện qua giảng dạy chính khóa các môn Giáo dục công dân; qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác; qua các Hoạt 2,5đ động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động ngoại khóa, có sự phối hợp với cha mẹ học sinh và các đoàn thể, tổ chức xã hội.
  5. - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: các hoạt động về nguồn, nói chuyện truyền thống, viếng nghĩa trang liệt sĩ, thắp nến tri ân, tuyên truyền ATGT.. - Gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho con em mình, luôn quan tâm tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành pháp luật, thực hiện lối sống văn hóa, kiên quyết ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức, bạo lực diễn ra ngoài xã hội; quản lý tốt các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, công nghệ thông tin; xây dựng môi trường nhà trường lành mạnh, an toàn. - Tổ chức nhiều buổi ngoại khóa, tuyên truyền để nâng cao nhận thức. - Đề ra nhiều biện pháp để giáo dục, răn đe - Kiên quyết xử lý những hs vi phạm đạo đức và PL - VD:HS nêu VD 0,5đ 1. Trong tình huống này, A đã vi phạm pháp luật hành chính vì đã vượt đèn 1,0đ đỏ, trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ. - Hành vi của A có đủ cả 3 dấu hiệu của vi phạm pháp luật: trái pháp luật giao thông; do A là người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện; A đã Câu 3 3,0đ cố ý đi xe máy vượt đèn đỏ, tức là A có lỗi cố ý trong trường hợp này. 2. Mặc dù A đã bồi thường cho B nhưng Cảnh sát giao thông vẫn có quyền phạt tiền A, vì A vượt đèn đỏ là vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, 2,0đ A phải chịu trách nhiệm hành chính. Câu 4 * Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp lại vừa mang bản chất xã hội, giải thích được vì: - Pháp luật mang bản chất giai cấp vì: + Pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với 1,0đ ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. + Pháp luật do nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu,
  6. lợi ích của đa số nhân dân lao động. - Pháp luật mang bản chất xã hội vì : + Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp khác nhau trong xã hội, là quy tắc xử sự chung 1,0đ của toàn xã hội. + Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội do tất cả các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. - Một đạo luật chỉ phát huy được hiệu lực hiệu quả khi nó được kết hợp hài 1,0đ hòa bản chất xã hội và bản chất giai cấp.... * Nêu được ví dụ: Đáp án mở để học sinh lựa chọn. Dưới đây là 1 ví dụ: Tự do kinh doanh là một nhu cầu, lợi ích chung của công dân, thuộc các giai cấp, các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Nhà nước quy định trong các văn 1,0đ bản quy phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân là nhằm phản ánh nhu cầu và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau và vì sự phát triển kinh tế của đất nước. HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2